Hoạt động của Hội Vilacaed:
Tọa đàm “Myanmar - thị trường mới nổi”
Với mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội đầu tư vào thị trường Myanmar, thị trường đang có tiềm năng phát triển mạnh, ngày 24/4/2013, tại Hội trường Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia đã phối hợp với Hội Doanh nghiệp Trẻ Việt Nam tổ chức chương trình tọa đàm: “Myanmar - thị trường mới nổi”.
Đoàn Chủ tọa điều hành Tọa đàm
Tham dự và chủ trì tọa đàm có Ông Chu Công Phùng, Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Myanmar, ông Bùi Văn Quân, Phó Chủ tịch Hội DNT Việt Nam, ông Bùi Tường Lân, Phó Chủ tịch thường trực Hội phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam – Lào – Campuchia. Ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Chủ tịch thường trực Hội DNT Việt Nam, ông Nguyễn Doãn Thắng, Tổng thư ký Hội DNT Việt Nam đại diện lãnh đạo Hội DNT Việt Nam tham dự Chương trình. Tại Hội thảo, các đại biểu còn được nghe tham luận của các Diễn giả như ông Hoàng Thịnh Lâm - Nguyên Tham tán Thương mại ĐSQ Việt Nam tại Myanmar, Vụ phó Vụ Kế hoạch Bộ Công thương, ông Vũ Văn Chung, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KHĐT, ông Soe Thet Naung, Tham tán Đại sứ quán Myanmar tại Việt Nam.
Anh Bùi Văn Quân, Phó Chủ tịch Hội DNT Việt Nam phát biểu tại Hội thảo
Số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài cho hay, tính đến thời điểm này, Việt Nam đã cấp phép cho 7 dự án đầu tư sang Myanmar với tổng vốn đăng ký 460 triệu USD, đứng thứ 6 trong số 60 quốc gia, vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam. Mục tiêu đến 2015, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam và Myanmar tăng lên 500 triệu USD và đầu tư giữa hai nước đạt 1 tỷ USD.
Tuy nhiên, khó khăn khi thâm nhập vào thị trường Myanmar cũng không phải nhỏ. Ông Hoàng Thịnh Lâm, nguyên Tham tán thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar nêu rõ, thông tin về thị trường Myanmar không nhiều, hệ thống viễn thông quốc tế tại đây còn lạc hậu. Môt đặc điểm là do chuyển đổi từ chính phủ quân sự sang chế độ dân chủ tự do, nên tư duy quản lý phần nào vẫn bị quân sự hóa. Một khó khăn lớn đối với các doanh nghiệp nước ngoài tại Myanmar là do chưa có ngân hàng nước ngoài nào hoạt dộng, cùng với sự thiếu ngoại tệ trầm trọng nên việc thanh toán, chuyển tiền ra vào Myanmar gặp nhiều khó khăn. Cơ chế quản lý xuất-nhập khẩu ở Myanmar còn nhiều thủ tục hành chính. Thủ tục đầu tư nước ngoài, mở Văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Myanmar chậm và phiền phức. Luật Đầu tư do mới ban hành nên quá trình thực hiện bước đầu sẽ cũng vấp phải những khó khăn chưa lường hết.
Sau khi nghe các diễn giả phân tích thuận lợi và khó khăn, thực tiễn đầu tư doanh nghiệp của Việt Nam tại thị trường Myanmar, các doanh nghiệp tham gia đã sôi nổi đặt câu hỏi về các vấn đề doanh nghiệp quan tâm khi tham gia thị trường Myanmar như biểu thuế, thị trường bảo hiểm tại Myanmar, thủ tục đầu tư tại Myanmar,… Các doanh nghiệp đã và đang hoạt động tại Myanmar như Citicom, Bee Logistics… cũng có những chia sẻ sát thực về kinh nghiệm của mình, những khó khăn khi thâm nhập thị trường Myanmar như: Myanmar chưa có ngân hàng nước ngoài hoạt động khiến chi phí dịch vụ tăng cao khi chuyển tiền. Lao động của Myanmar cũng kém chăm chỉ hơn so với Việt Nam…
Mặc dù doanh nghiệp Việt Nam có nhiều lợi thế thị trường Myanmar nhưng họ cũng gặp không ít khó khăn, các diễn giả cho rằng doanh nghiệp không nên quá bi quan hay quá lạc quan mà cần đánh giá khách quan và tổng thế, dùng thế mạnh của mình để thâm nhập và tạo chỗ đứng đến “mảnh đất màu mỡ cuối cùng của châu Á” này.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm
Kết thúc buổi tọa đàm, anh Bùi Văn Quân, Phó Chủ tịch Hội DNT Việt Nam phát biểu tổng kết và nhấn mạnh: “Với mục tiêu là nhịp cầu kết nối, xúc tiến góp phần vào quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam cũng như hợp tác kinh tế Việt Nam – Myanmar, Hội DNT Việt Nam sẽ đồng hành trên tiến trình đưa các doanh nghiệp Việt Nam gia nhập thị trường Myanmar”. Cụ thể, Hội DNT Việt Nam sẽ phối hợp với Hội hợp tác phát triển kinh tế Việt Nam – Lào Campuchia sẽ tổ chức Chương trình đầu tiên khảo sát về cơ hội đầu tư tại Myanmar, dự kiến từ 4-7/6/2013. Sau chuyến đi này, Hội DNT Việt Nam sẽ trực tiếp nghiên cứu thị trường và xây dựng lộ trình tiếp cận thị trường Myanmar giai đoạn từ nay đến hết 2015 và cùng Doanh nghiệp tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, kết nối chuyên sâu theo lĩnh vực ngành hàng và đối tượng doanh nghiệp cụ thể.
CTG
http://www.thanhgiong.vn/Home/To-Quoc/NewsDetail.aspx?id=22724
Tọa đàm “Myanmar - thị trường mới nổi”Sáng ngày 24/4/2013, tại Hà Nội, Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia (VILACAED) đã phối hợp cùng Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức Tọa đàm “Myanma - thị trường mới nổi”.
Phó chủ tịch thường trực Hội VILACAED – Ông Bùi Tường Lân chủ trì Tọa đàm.Chủ trì và tham dự Tọa đàm có các ông: Chu Công Phùng - nguyên Đại sứ Việt Nam tại Myanmar; Bùi Tường Lân - Phó chủ tịch thường trực Hội VILACAED; Hoàng Thịnh Lâm- Nguyên Tham tán Thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar, Vụ phó Vụ Kế hoạch Bộ Công Thương; Soe Thet Naung - Tham tán đại sứ quán Myanmar tại Việt Nam, hơn 30 doanh nghiệp cùng nhiều phóng viên báo, đài truyền hình.
Ông Chu Công Phùng, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Myanmar phát biểu tại buổi tọa đàm
Tại buổi Tọa đàm, ông Chu Công Phùng đánh giá cao mức độ và tốc độ phát triển kinh tế của Myamar, ông cho rằng các mặt hàng nông nghiệp, thủy sản, chăn nuôi, khai khoáng, chế biến thực phẩm của Việt Nam có thế mạnh và khả năng phát triển thị trường xuất khẩu tại nước này. Những năm qua, đã có nhiều doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào thị trường Myanmar, nhưng hiện tại có 3 doanh nghiệp nổi bật: Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai; Simco Sông Đà và tập đoàn ASV Holding. Buổi Tọa đàm đã cung cấp được nhiều thông tin về tình hình kinh tế, xã hội, các chính sách đầu tư, những thuận lợi khó khăn cũng như các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp.
Số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài cho hay, tính đến thời điểm này, Việt Nam đã cấp phép cho 7 dự án đầu tư sang Myanmar với tổng vốn đăng ký 460 triệu USD, đứng thứ 6 trong số 60 quốc gia, vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam. Mục tiêu đến 2015, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam và Myanmar tăng lên 500 triệu USD và đầu tư giữa hai nước đạt 1 tỷ USD.
Tuy nhiên, khó khăn khi thâm nhập vào thị trường Myanmar cũng không phải nhỏ. Ông Hoàng Thịnh Lâm, nguyên Tham tán thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar nêu rõ, thông tin về thị trường Myanmar không nhiều, hệ thống viễn thông quốc tế tại đây còn lạc hậu. Môt đặc điểm là do chuyển đổi từ chính phủ quân sự sang chế độ dân chủ tự do, nên tư duy quản lý phần nào vẫn bị quân sự hóa. Một khó khăn lớn đối với các doanh nghiệp nước ngoài tại Myanmar là do chưa có ngân hàng nước ngoài nào hoạt dộng, cùng với sự thiếu ngoại tệ trầm trọng nên việc thanh toán, chuyển tiền ra vào Myanmar gặp nhiều khó khăn. Cơ chế quản lý xuất-nhập khẩu ở Myanmar còn nhiều thủ tục hành chính. Thủ tục đầu tư nước ngoài, mở Văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Myanmar chậm và phiền phức. Luật Đầu tư do mới ban hành nên quá trình thực hiện bước đầu sẽ cũng vấp phải những khó khăn chưa lường hết.
Mặc dù còn nhiều khó khăn tại thị trường mới này, nhưng doanh nghiệp cũng không nên quá bi quan mà cần đánh giá khách quan và tổng thế, dùng thế mạnh của mình để thâm nhập và tạo chỗ đứng đến “mảnh đất vàng” này.
Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét