'Vương quốc bầy đàn' bán hàng đa cấp: Gái trẻ phải cấp cứu vì bệnh "thèm" đàn ông.
(VTC News) - Ăn chung, ngủ chung và chứng kiến nhiều cảnh “nóng” giữa các cặp đôi đã khiến cho nhiều cô gái trẻ phải cấp cứu vì bệnh "thèm" đàn ông.
(2) 'Bầy đàn' bán hàng đa cấp: 'Yêu' như thời nguyên thủy.
(1) Đời sống 'bầy đàn' của dân buôn hàng đa cấp
Rời khỏi vương quốc đa cấp, nhưng những hình ảnh ăn chung, ở chung và ngủ chung giữa nam và nữ với nhau như thời nguyên thủy đã ám ảnh chúng tôi. (1) Đời sống 'bầy đàn' của dân buôn hàng đa cấp
Hầu hết những cô gái trong thế giới đa cấp mà chúng tôi gặp đều còn rất trẻ, chủ yếu trong độ tuổi từ 18 đến 24 tuổi. Đa phần là người từ Thanh Hóa và Nghệ An, gia đình họ cũng đều rất nghèo.
Nhiều thành viên Lô Hội phải cấp cứu vì bệnh thiếu đàn ông
Vì làm quen với cách làm việc của bán hàng đa cấp, nên họ đều rất kín tiếng, ít khi nói về đời tư của mình. Ngay cả cụ thể quê họ ở thôn nào, xã nào, huyện nào họ cũng đều giữ kín. Vì vậy, để nghe được những tâm sự từ các cô gái này là rất khó khăn.Mặt khác, tôi với tư cách là một “con mồi” nên sự thật về đời tư của họ càng khó tiết lộ. Trước mắt tôi chỉ là những cô gái trẻ trung, dễ thương, nhanh nhẹn và lúc nào cũng yêu đời.
Vì vậy, để tìm hiểu tâm sự thật của những con người trẻ đáng thương này chúng tôi đành phải bắt đầu từ chính những người dân trong thôn và các chủ nhà trọ, hàng ngày được chứng kiến cuộc sống họ.
Bác Tuấn, một lái xe ôm tốt bụng và cũng là chủ một phòng trọ hiện đang cho khoảng hơn 20 người của Công ty TNHH TM Lô Hội (chúng tôi gọi ngắn gọn theo lời những người dân và nhân viên công ty là Lô Hội) thuê tiết lộ với tôi: “Có những ngày bác phải chở 12 cô đi phá thai!”. Câu chuyện có lẽ chưa “choáng” bằng những gì tôi được chứng kiến tại bệnh viện đa khoa huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
Vừa bước qua cánh cổng bệnh viện, tôi liền bắt gặp ngay một cảnh tượng một nhóm bạn trẻ đang vội vã khênh 2 cô gái còn rất trẻ đi vào khoa hồi sức cấp cứu. Một cô đang lên cơn co giật, mắt vẫn mở to nhưng đờ đẫn, vô hồn, miệng gào thét, kêu khóc. Còn cô kia thì đã ngất lịm đi.
Tôi chú ý đến ca cấp cứu này bởi lẽ ấn tượng về bộ quần áo chỉn chu, màu sắc của những người đưa 2 cô gái vào. Không khó để nhận ra đó là những thành viên của công ty Lô Hội. Vì vậy, tôi cũng nhanh chóng chạy theo sau để xem 2 cô gái này bị bệnh gì.
Trong khi tôi đang rất lo lắng thì được một bác sỹ khoa hồi sức cấp cứu cho biết: “Chuyện bình thường, ngày nào chả có vài ca như thế này nhập viện. Ăn ở chung với nhau như vậy, không bị thế này mới là lạ”.
Bởi cuộc sống quần thể, hàng ngày phải chứng kiến những cảnh tự nhiên của các đôi lứa khác, nên nhiều cô gái đã mắc phải căn bệnh quái gở
Thú thật nghe bác sỹ nói vậy, tôi cũng không thể hiểu nổi đó là bệnh gì và có nguy hiểm không. Bước sang khoa phụ sản, tôi được giới thiệu gặp bác sỹ tên Mai, người nắm nhiều nhất các thông tin về tình trạng nạo phá thai của bệnh nhân đến bệnh viện.
Theo bác sỹ Mai, thực tế bệnh viện không xử lý trường hợp nạo phá thai nào, nhưng các bệnh nhân là người ở Lô Hội đến thì rất nhiều, chủ yếu là các cô gái trẻ đến khám thai hoặc mua thuốc tránh thai.
“Có thai thì nhiều lắm, kể không hết được, nhưng bệnh viện thì không xử lý phá thai trường hợp nào. Đa số họ chỉ đến khám rồi tự đi ra các phòng khám tư nhân để phá”, bác sỹ Mai cho biết.
Nói nôm na cho dễ hiểu là khi trai gái ở gần nhau lâu ngày, có cảm xúc về tình dục, nhưng không được đáp ứng, dẫn đến ức chế và phát bệnh
Bác sĩ khoa sản tên Mai
Tuy nhiên, các trường hợp của Lô Hội phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng co giật, mắt lờ đờ, nói năng lung tung, gào thét, ngất xỉu thì rất nhiều. Bác sỹ Mai cho biết đó là triệu chứng của căn bệnh hysteria - “bệnh cà hước”, hay nói nôm na là... bệnh thiếu đàn ông.
“Tối nào cũng có vài ca người của Lô Hội vào hồi sức cấp cứu. Có những ca phải cho uống thuốc, nhưng cũng có ca chỉ cần vài thủ thuật nhỏ là có thể bình thường trở lại”, bác sỹ Mai cho biết.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh hysteria là do tăng cảm xúc, ám thị ở những người yếu tâm lý. Ở những người này, vỏ não suy yếu, hệ thống dưới vỏ não thoát ly nên khi bị kích thích thì không thể kiềm chế được, tăng ức chế vỏ não.
Cuối cùng là sự tăng hoạt động dưới vỏ mà biểu hiện trên lâm sàng là nhiều triệu chứng đa dạng, tùy theo vùng não bị kích thích tập trung.
Chính từ đặc điểm này mà bệnh có thể xuất hiện và giảm bớt bằng cách ám thị. Cảm ứng thành cao trào khi có sang chấn tạo phản ứng dây chuyền trong cộng đồng (có cùng hoàn cảnh), làm gây bệnh tập thể, một lúc có thể lên đến cả trăm người.
Ở trường hợp kinh doanh đa cấp sống theo kiểu "bầy đàn", theo bác sỹ Mai, do việc ăn chung, ngủ chung và chứng kiến nhiều cảnh “nhạy cảm” quá thường xuyên, trong khi đa số bệnh nhân đều đang ở trong độ tuổi có nhiều biến động về tâm sinh lý nên nhiều người bị ức chế, dẫn đến mắc căn bệnh này.
“Nói nôm na cho dễ hiểu là khi trai gái ở gần nhau lâu ngày, có cảm xúc về tình dục, nhưng không được đáp ứng, dẫn đến ức chế và phát bệnh”, bác sỹ Mai giải thích.
Cũng theo bác sỹ Mai, nhiều bệnh nhân là người ở công ty Lô Hội sau khi được cấp cứu do không có tiền, nên thường xuyên trốn viện đi về.
Chôn trộm thai nhi ở nghĩa trang
Đem câu chuyện buồn vừa được chứng kiến ở trong bệnh viện kể lại với bác xe ôm tên Tuấn, bác liền bảo tôi: “Thế đã là gì, nhiều cô còn phải nạo phá thai, bỏ đi đứa con của chính mình. Mà không phải phá 1 lần, có cô còn vài ba lần”.
Nhiều cô gái trẻ không chỉ trót lầm lỡ 1 lần mà vài ba lần
Trong vai một cô gái trẻ muốn đi nạo phá thai, tôi ghé vào một phòng khám tư nhân, nơi bác Tuấn từng đưa nhiều cô gái tới đây để "xử lý".
Từ ngày có người của Lô Hội về nghĩa trang trong làng xuất hiện thêm rất nhiều những ngôi mộ không tên, chôn cất các hài nhi.
Bác Nguyễn Văn Thưởng, trưởng thôn Minh Quàn, xã Minh Quang, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình
Vừa thấy tôi, anh bác sỹ tên Khoa liền hỏi: “Mấy tuần rồi? Người Lô Hội à?”.
Tôi ậm ừ rồi ngồi xuống chiếc ghế trước mặt anh. Tôi vờ tỏ ra lo lắng: “Phá thai thì sau này em còn có con được nữa không”.
Anh Khoa liền bật cười: “Sợ thì sao để bị "dính"? Nhưng yên tâm, trường hợp không sinh được nữa cũng có nhưng ít. Nếu không muốn giữ thì anh sẽ xử lý giúp em. Em cứ suy nghĩ kỹ”.
Thấy tôi mặt mũi xa xẩm, lo lắng, anh này tiếp: “Có gì mà căng thẳng quá thế em. Nhiều bạn ở Lô Hội cũng ra đây anh xử lý rồi. Không may lỡ rồi, không nuôi được, thì phải bỏ thôi”.
Lấy lý do muốn suy nghĩ thêm, tôi rời phòng khám của anh để đến nhà bác Nguyễn Văn Thưởng, trưởng thôn Minh Quàn, xã Minh Quang, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Đây là thôn có dân số 600 người, nhưng cho tới 1.000 người Lô Hội thuê nhà trọ.
Theo bác Thưởng, từ ngày có người của Lô Hội về nghĩa trang trong làng xuất hiện thêm rất nhiều những ngôi mộ không tên, chôn cất các hài nhi.
“Có lần tôi ra nghĩa trang bắt gặp có người ra chôn trộm một hài nhi. Tôi là trưởng thôn nên biết rõ lắm. Toàn người lạ ra chôn các thai nhi. Họ ăn ngủ tập thể với nhau suốt ngày suốt đêm như thế, không có những chuyện như vậy xảy ra mới là lạ”, ông Thưởng nói.
Kỳ tới: Từ khi Lô Hội về, làng sạch bóng... chuột
Đa số những người tham gia công ty đa cấp đều rất trẻ, họ đến từ các vùng quê nghèo quanh năm lam lũ với ước mơ sẽ đổi đời từ công việc bán hàng đa cấp. Cuộc sống "bầy đàn" nơi đất khách, quê người khiến những người con trai, con gái tuổi đôi mươi ấy phải gạt nước mắt, sĩ diện để từng đêm "đi khách"... Mời bạn đọc theo dõi kì tiếp vào sáng 2/5.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét