Một trong những “hobby” của Người Sàigòn chính là... ngồi vỉa hè uống cà phê. Nói tóm lại, không uống cà phê vỉa hè thì không phải là... người Sàigòn.“Sáng cà phê, tối đi nhậu”, có vẻ như đã là một câu nói cửa miệng khi nói về Người Sàigòn.Cho nên, với Người Sàigòn, sau “nhậu” là cà phê, mà phải là cà phê vỉa hè mới đáng nói chứ! Bởi cà phê vỉa hè Sàigòn có cái phong thái riêng không nơi nào trên thế giới có được. Người Sàigòn vốn năng động, không phải... là tà tà thì đúng hơn... nên cà phê vỉa hè được khai sinh từ lâu và phát triển rầm rộ trong một thời gian. Nếu như quán nhậu bắt đầu rộn rịp vào buổi chiều tối, thì cà phê vỉa hè lại nhộn nhịp vào buổi sáng, có khi kéo dài cho đến tận trưa trờ trưa trật.
Còn gọi là “quán cóc”, cà phê vỉa hè từ lâu đã là nét quen thuộc trong đời sống sinh hoạt của dân Sàigòn. Cho dù bây giờ có cái chuyện gọi là nâng cao ý thức vệ sinh an toàn thực phẩm cộng đồng gì đó, nhiều “cà phê hè phố cao cấp” (cái gì cũng được dùng tới những thậm từ nghe kêu rổn rảng như vậy đó – đừng ngạc nhiên) xuất hiện, dù có thu hút rất đông khách nhưng vẫn không thể nào thay thế được vài chục chiếc “ghế cóc” nhỏ nhắn của một quán cà phê vỉa hè.
Tín đồ của quán cóc rất đa dạng, nghệ sĩ, sinh viên, giới lao động bình dân... thời gian gần đây thì có thêm cả nhân viên công ty gia nhập vào hàng ngũ“fans” của cà phê vỉa hè. Một trưởng phòng kinh doanh công ty cho biết:“Ghiền cà phê vỉa hè từ thời sinh viên, riết rồi thành thói quen luôn. Lâu lâu mà không được vừa cà phê vừa nhìn ngắm phố phường xung quanh là không chịu nổi. Cà phê vỉa hè mà vẫn được đảm bảo đầy đủ các dịch vụ cao cấp như trong nhà hàng thì còn gì bằng”.
Sáng tinh mơ khoảng 5, 6 giờ, từ các con hẻm nhỏ đến những đại lộ thênh thang, các quán cà phê vỉa hè của người Sàigòn đã mở. Người ta bắt đầu một ngày mới bằng việc ngồi nhâm nhi ly cà phê, nhìn ngắm phố phường rộn ràng và chờ bạn bè đến ngồi chung vui để đấu láo hay bình luận các vấn đề thời sự, bóng đá. Nhất là “mùa bóng đá” thì vui vô số kể.
Tôi có một kỷ niệm khó quên với quán cà phê vỉa hè, đó là mùa World Cup 1986 tổ chức tại Mexico, do phát hình trực tiếp vào ban đêm nên quán cóc dời ghế vào trong nhà cho khách uống cà phê thức khuya xem. Tôi cũng“ham dzui” coi ké được một màn độc nhất vô nhị... khi danh thủ Maradona sút bóng vào lưới bằng tay rồi tuyên bố đó là: “Bàn tay của Chúa”.
Theo giới chuyên môn, trận tứ kết mà Argentina thắng 2-1 ở sân Azteca đó đã trở thành một trận đấu kinh điển của mọi thời. Với “Bàn tay của Chúa”,Maradona qua mặt trọng tài gọn ghẽ, dùng tay đập bóng vào lưới Peter Shilton khi thủ thành cao to hơn anh rất nhiều băng ra trong một pha bóng bổng. Tuy nhiên, bàn thắng thứ hai, chỉ 3 phút sau đó, thực sự là của một tuyệt tác. Nhận bóng từ sân nhà, Maradona đi bóng một mạch qua 5 cầu thủ Anh, bao gồm cả Shilton, trước khi sút tung lưới đội bóng áo trắng.
Không đâu vui bằng ở những quán cà phê vỉa hè mỗi “mùa bóng đá”, bạn chỉ cần nghe các tín đồ bóng đá “bàn loạn” là đủ vui như Tết rồi. Ở khu phố Tây Ba Lô thì không phân biệt sáng tối, 24 trên 24 giờ đồng hồ là cà phê quán bar tấp nập. Có lần tôi ngồi uống cà phê ở một quán cóc tại khu phố này, cô bán quán nhìn tôi hỏi:
“Chị là Việt kiều hả?”
“Phải”.
“Ở đâu về?”
“Mỹ”.
“Sao ở Mỹ mà ốm quá vậy?”
Tôi “đứng hình” luôn không biết trả lời sao... Bộ ở Mỹ không được ốm hay sao chứ? Thiệt tình. Cà... khịa như thế này thì mất... phê. Giá cả một ly cà phê sữa đá ở khu Tây Ba Lô nào có rẻ gì cho cam, cũng gần bằng một ly cà phê sữa đá ở Bolsa đấy!
Không tốn nhiều tiền để đầu tư nhưng lại khá đông khách nên quán cà phê vỉa hè có lúc đã mọc lên như nấm. Nghe nói bây giờ thì qui định nghiêm ngặt khó khăn hơn bởi cà phê vỉa hè bị cho là kém an toàn vệ sinh thực phẩm, lấn chiếm lề đường khiến kẹt đường, ùn tắc xe cộ. Chỉ là cái cớ thôi chứ không có các quán cà phê vỉa hè thì đường phố Sàigòn ngày nay vẫn cứ bị kẹt xe như thường. Khi chính quyền đưa cà phê vỉa hè vào “diện giải tỏa”, nhiều “tín đồ quán cóc” cảm thấy tiếc. một nhân viên bưu chính viễn thông phát biểu:“Đồng ý rằng việc giải tỏa là cần thiết, nhưng cái thú nhâm nhi cà phê ở các quán cóc đơn giản, cởi mở như thế này đã trở thành một phần cuộc sống phố thị rồi, mất đi thì tiếc lắm”.
Bị làm khó làm dễ, vài năm qua Sàigòn xuất hiện những quán cà phê vỉa hè được đầu tư kỹ lưỡng hơn, có sự kết hợp giữa vẻ đẹp hiện đại và giá trị truyền thống, với một không gian hiện đại, sang trọng, gần gũi theo hình thức của các quán cóc bình dân, được gọi là “cà phê phong cách”. Cạnh những công ty, văn phòng, siêu thị, các tòa cao ốc hiện đại, kiểu quán này là khá phổ biến. Qui mô nhỏ thì khoảng vài bộ bàn ghế như quán The Coffee Bean trước khu phức hợp mua sắm Kumho Asiana Plaza, nhìn ra một trong những con đường đẹp nhất thành phố. Hay ở trước tòa nhà Sunwah, nhìn ra đường hoa Nguyễn Huệ thơ mộng, tấp nập du khách.
Qui mô lớn hơn thì có cà phê Highlands trước trung tâm thương mại Diamond Plaza, cạnh Nhà Thờ Đức Bà và công viên rợp bóng cây xanh, hoặc quán trước tòa nhà Metropolitan, đối diện tượng Đức Mẹ. Trước cao ốc Saigon Trade Center đường Lê Lợi cũng luôn có đến vài chục bộ bàn ghế. Cách bài trí các quán này khá đơn sơ nhưng lịch thiệp, bàn kính ghế cây dưới những chiếc dù xinh xinh.
Nhưng không cách gì có thể thay thế được những quán cóc “truyền thống”,bởi vì những quán cà phê kiểu trên ít nhiều lai căng các quán Tây phương. Thời buổi kinh tế thị trường, uống cà phê cũng sinh ra lắm trò để phục vụ“thượng đế”, cà phê vỉa hè biến tướng ra thành “cà phê bệt”, cà phê “Take away”. Cà phê “take away” là cà phê mang đi với nhiều hương vị khác nhau. Take away là nói theo kiểu Anh, còn kiểu Mỹ là “To go” tức “Cà phê to go”.Khách hàng chính của take away là giới tuổi teen. Món cà phê phong cách châu Âu này (cà phê kem, cà phê đá xay) du nhập vào Sài Gòn từ năm 2004, nay có thêm nhiều thương hiệu hấp dẫn: Passio café, Effoc, Urban station, Sidewalk, Cactus, Comix... Cà phê Take away được cho là vừa túi tiền 15-25 ngàn đồng/ly (khoảng 1 Mỹ kim).
Còn “Cà phê bệt” được hiểu là cà phê công viên giá rẻ, được giới học sinh, sinh viên nhiệt liệt hưởng ứng bởi giá “cực sốc”: 5 ngàn đồng/ly cà phê đen đá, 10 ngàn đồng cà phê sữa đá, 10 ngàn đồng trà xanh không độ... (chỉ khoảng 50 cent Mỹ). Vào công viên uống cà phê, nếu ghế đá còn chỗ trống thì ngồi, bằng không thì cứ tự nhiên ngồi bệt xuống thảm cỏ, cho nên mới được gọi là cà phê bệt. Cà phê bệt được chiếu cố nhiều nhất thuộc về công viên trước dinh Độc Lập cũ. Đủ mọi lứa tuổi tha hồ đến đây để “bệt” với cà phê.
Sàigòn bây giờ khó mà tìm được một khoản vỉa hè rộng với một thùng xốp đựng đá, trên thùng xếp dăm ba chai nước ngọt. Xa hơn một chút là chồng ghế nhựa đủ màu loại thấp. Đó còn thuộc loại “vỉa hè sang”, có cà phê vỉa hè được hiểu bằng chai nước ngọt treo trên một cột đèn nào đó. Sau khi kêu thức uống, bạn sẽ được chủ quán xếp cho một chiếc ghế kê sát tường rào để ngồi. Đó là hình ảnh đặc trưng của cà phê vỉa hè.
Ở Sàigòn ngày nay người ta có thể uống cà phê từ sáng đến tối, từ cà phê công viên đến những quán sang trọng mà giá đến cả 5 Mỹ kim một ly. Nay lại có thêm ông khổng lồ Starbucks bước vào thị trường VN để cạnh tranh với Trung Nguyên. Khó mà còn tìm được những quán cà phê nhỏ gọn, khoáng đạt nơi vỉa hè bấy lâu nay đã từng hấp dẫn dân Sài thành và đã trở thành thương hiệu “quán cóc vỉa hè”. Giờ đây nếu còn những quán cóc cà phê như thế thì bạn phải chấp nhận “chạy” cùng chủ quán khi công an dẹp lề đường.
Chợt nhớ đến câu thơ năm nào tôi đã viết:
Em hãy ghé những gánh hàng rong bên đại lộ
những quán cà phê trống một chỗ ngồi
nói với mọi người
có một cánh lục bình nổi trôi
chẳng đem lòng bội bạc.
Ngô Tịnh Yên
Còn gọi là “quán cóc”, cà phê vỉa hè từ lâu đã là nét quen thuộc trong đời sống sinh hoạt của dân Sàigòn. Cho dù bây giờ có cái chuyện gọi là nâng cao ý thức vệ sinh an toàn thực phẩm cộng đồng gì đó, nhiều “cà phê hè phố cao cấp” (cái gì cũng được dùng tới những thậm từ nghe kêu rổn rảng như vậy đó – đừng ngạc nhiên) xuất hiện, dù có thu hút rất đông khách nhưng vẫn không thể nào thay thế được vài chục chiếc “ghế cóc” nhỏ nhắn của một quán cà phê vỉa hè.
Tín đồ của quán cóc rất đa dạng, nghệ sĩ, sinh viên, giới lao động bình dân... thời gian gần đây thì có thêm cả nhân viên công ty gia nhập vào hàng ngũ“fans” của cà phê vỉa hè. Một trưởng phòng kinh doanh công ty cho biết:“Ghiền cà phê vỉa hè từ thời sinh viên, riết rồi thành thói quen luôn. Lâu lâu mà không được vừa cà phê vừa nhìn ngắm phố phường xung quanh là không chịu nổi. Cà phê vỉa hè mà vẫn được đảm bảo đầy đủ các dịch vụ cao cấp như trong nhà hàng thì còn gì bằng”.
Sáng tinh mơ khoảng 5, 6 giờ, từ các con hẻm nhỏ đến những đại lộ thênh thang, các quán cà phê vỉa hè của người Sàigòn đã mở. Người ta bắt đầu một ngày mới bằng việc ngồi nhâm nhi ly cà phê, nhìn ngắm phố phường rộn ràng và chờ bạn bè đến ngồi chung vui để đấu láo hay bình luận các vấn đề thời sự, bóng đá. Nhất là “mùa bóng đá” thì vui vô số kể.
Tôi có một kỷ niệm khó quên với quán cà phê vỉa hè, đó là mùa World Cup 1986 tổ chức tại Mexico, do phát hình trực tiếp vào ban đêm nên quán cóc dời ghế vào trong nhà cho khách uống cà phê thức khuya xem. Tôi cũng“ham dzui” coi ké được một màn độc nhất vô nhị... khi danh thủ Maradona sút bóng vào lưới bằng tay rồi tuyên bố đó là: “Bàn tay của Chúa”.
Theo giới chuyên môn, trận tứ kết mà Argentina thắng 2-1 ở sân Azteca đó đã trở thành một trận đấu kinh điển của mọi thời. Với “Bàn tay của Chúa”,Maradona qua mặt trọng tài gọn ghẽ, dùng tay đập bóng vào lưới Peter Shilton khi thủ thành cao to hơn anh rất nhiều băng ra trong một pha bóng bổng. Tuy nhiên, bàn thắng thứ hai, chỉ 3 phút sau đó, thực sự là của một tuyệt tác. Nhận bóng từ sân nhà, Maradona đi bóng một mạch qua 5 cầu thủ Anh, bao gồm cả Shilton, trước khi sút tung lưới đội bóng áo trắng.
Không đâu vui bằng ở những quán cà phê vỉa hè mỗi “mùa bóng đá”, bạn chỉ cần nghe các tín đồ bóng đá “bàn loạn” là đủ vui như Tết rồi. Ở khu phố Tây Ba Lô thì không phân biệt sáng tối, 24 trên 24 giờ đồng hồ là cà phê quán bar tấp nập. Có lần tôi ngồi uống cà phê ở một quán cóc tại khu phố này, cô bán quán nhìn tôi hỏi:
“Chị là Việt kiều hả?”
“Phải”.
“Ở đâu về?”
“Mỹ”.
“Sao ở Mỹ mà ốm quá vậy?”
Tôi “đứng hình” luôn không biết trả lời sao... Bộ ở Mỹ không được ốm hay sao chứ? Thiệt tình. Cà... khịa như thế này thì mất... phê. Giá cả một ly cà phê sữa đá ở khu Tây Ba Lô nào có rẻ gì cho cam, cũng gần bằng một ly cà phê sữa đá ở Bolsa đấy!
Không tốn nhiều tiền để đầu tư nhưng lại khá đông khách nên quán cà phê vỉa hè có lúc đã mọc lên như nấm. Nghe nói bây giờ thì qui định nghiêm ngặt khó khăn hơn bởi cà phê vỉa hè bị cho là kém an toàn vệ sinh thực phẩm, lấn chiếm lề đường khiến kẹt đường, ùn tắc xe cộ. Chỉ là cái cớ thôi chứ không có các quán cà phê vỉa hè thì đường phố Sàigòn ngày nay vẫn cứ bị kẹt xe như thường. Khi chính quyền đưa cà phê vỉa hè vào “diện giải tỏa”, nhiều “tín đồ quán cóc” cảm thấy tiếc. một nhân viên bưu chính viễn thông phát biểu:“Đồng ý rằng việc giải tỏa là cần thiết, nhưng cái thú nhâm nhi cà phê ở các quán cóc đơn giản, cởi mở như thế này đã trở thành một phần cuộc sống phố thị rồi, mất đi thì tiếc lắm”.
Bị làm khó làm dễ, vài năm qua Sàigòn xuất hiện những quán cà phê vỉa hè được đầu tư kỹ lưỡng hơn, có sự kết hợp giữa vẻ đẹp hiện đại và giá trị truyền thống, với một không gian hiện đại, sang trọng, gần gũi theo hình thức của các quán cóc bình dân, được gọi là “cà phê phong cách”. Cạnh những công ty, văn phòng, siêu thị, các tòa cao ốc hiện đại, kiểu quán này là khá phổ biến. Qui mô nhỏ thì khoảng vài bộ bàn ghế như quán The Coffee Bean trước khu phức hợp mua sắm Kumho Asiana Plaza, nhìn ra một trong những con đường đẹp nhất thành phố. Hay ở trước tòa nhà Sunwah, nhìn ra đường hoa Nguyễn Huệ thơ mộng, tấp nập du khách.
Qui mô lớn hơn thì có cà phê Highlands trước trung tâm thương mại Diamond Plaza, cạnh Nhà Thờ Đức Bà và công viên rợp bóng cây xanh, hoặc quán trước tòa nhà Metropolitan, đối diện tượng Đức Mẹ. Trước cao ốc Saigon Trade Center đường Lê Lợi cũng luôn có đến vài chục bộ bàn ghế. Cách bài trí các quán này khá đơn sơ nhưng lịch thiệp, bàn kính ghế cây dưới những chiếc dù xinh xinh.
Nhưng không cách gì có thể thay thế được những quán cóc “truyền thống”,bởi vì những quán cà phê kiểu trên ít nhiều lai căng các quán Tây phương. Thời buổi kinh tế thị trường, uống cà phê cũng sinh ra lắm trò để phục vụ“thượng đế”, cà phê vỉa hè biến tướng ra thành “cà phê bệt”, cà phê “Take away”. Cà phê “take away” là cà phê mang đi với nhiều hương vị khác nhau. Take away là nói theo kiểu Anh, còn kiểu Mỹ là “To go” tức “Cà phê to go”.Khách hàng chính của take away là giới tuổi teen. Món cà phê phong cách châu Âu này (cà phê kem, cà phê đá xay) du nhập vào Sài Gòn từ năm 2004, nay có thêm nhiều thương hiệu hấp dẫn: Passio café, Effoc, Urban station, Sidewalk, Cactus, Comix... Cà phê Take away được cho là vừa túi tiền 15-25 ngàn đồng/ly (khoảng 1 Mỹ kim).
Còn “Cà phê bệt” được hiểu là cà phê công viên giá rẻ, được giới học sinh, sinh viên nhiệt liệt hưởng ứng bởi giá “cực sốc”: 5 ngàn đồng/ly cà phê đen đá, 10 ngàn đồng cà phê sữa đá, 10 ngàn đồng trà xanh không độ... (chỉ khoảng 50 cent Mỹ). Vào công viên uống cà phê, nếu ghế đá còn chỗ trống thì ngồi, bằng không thì cứ tự nhiên ngồi bệt xuống thảm cỏ, cho nên mới được gọi là cà phê bệt. Cà phê bệt được chiếu cố nhiều nhất thuộc về công viên trước dinh Độc Lập cũ. Đủ mọi lứa tuổi tha hồ đến đây để “bệt” với cà phê.
Sàigòn bây giờ khó mà tìm được một khoản vỉa hè rộng với một thùng xốp đựng đá, trên thùng xếp dăm ba chai nước ngọt. Xa hơn một chút là chồng ghế nhựa đủ màu loại thấp. Đó còn thuộc loại “vỉa hè sang”, có cà phê vỉa hè được hiểu bằng chai nước ngọt treo trên một cột đèn nào đó. Sau khi kêu thức uống, bạn sẽ được chủ quán xếp cho một chiếc ghế kê sát tường rào để ngồi. Đó là hình ảnh đặc trưng của cà phê vỉa hè.
Ở Sàigòn ngày nay người ta có thể uống cà phê từ sáng đến tối, từ cà phê công viên đến những quán sang trọng mà giá đến cả 5 Mỹ kim một ly. Nay lại có thêm ông khổng lồ Starbucks bước vào thị trường VN để cạnh tranh với Trung Nguyên. Khó mà còn tìm được những quán cà phê nhỏ gọn, khoáng đạt nơi vỉa hè bấy lâu nay đã từng hấp dẫn dân Sài thành và đã trở thành thương hiệu “quán cóc vỉa hè”. Giờ đây nếu còn những quán cóc cà phê như thế thì bạn phải chấp nhận “chạy” cùng chủ quán khi công an dẹp lề đường.
Chợt nhớ đến câu thơ năm nào tôi đã viết:
Em hãy ghé những gánh hàng rong bên đại lộ
những quán cà phê trống một chỗ ngồi
nói với mọi người
có một cánh lục bình nổi trôi
chẳng đem lòng bội bạc.
Ngô Tịnh Yên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét