Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2011

Tỷ giá nhìn từ lương

Tỷ giá nhìn từ lương

Trước hết xin nói qua về chuyện tưởng chừng không liên quan đến đề tài tỷ giá.

Đó là câu “thu nhập thực tế của dân cư vào năm 2015 gấp 2- 2,5 lần năm 2010” như một trong những chỉ tiêu trong Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội 2011-2015 mà Quốc hội vừa mới thông qua ngày 8-11. Đối chiếu với chỉ tiêu GDP tăng khoảng 6,5 - 7%, nhiều người cho rằng tăng gấp đôi thu nhập người dân là chuyện không khả thi, bởi lúc đó tăng trưởng GDP phải lên đến 15-20%, chưa kể đến mức tăng dân số hàng năm.

Thật ra, thu nhập của người dân tính theo GDP danh nghĩa nên nếu mức tăng GDP danh nghĩa cao như mấy năm qua (vì lạm phát) thì chuyện “thu nhập thực tế của dân cư vào năm 2015 gấp 2- 2,5 lần năm 2010” cũng có khả năng xảy ra. Chẳng hạn nếu GDP hàng năm tăng chừng 7%, cộng thêm lạm phát hàng năm chừng 7% thì GDP danh nghĩa đến năm 2015 sẽ tăng chừng gấp đôi, còn nếu tính cả yếu tố tăng dân số thì thu nhập của người dân cũng tăng khoảng 1,85 lần.

Nhưng để đạt mức tăng 2,5 lần, lạm phát hàng năm phải đâu khoảng chừng 13-14% hay cao hơn trong mấy năm đầu. Lạ một điều là các văn bản khác đều nói ưu tiên kiềm chế lạm phát, thậm chí Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 xác định “chỉ số tiêu dùng tăng dưới 10%” và Nghị quyết trích dẫn đầu bài nói “chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng 5- 7% vào năm 2015”.

Dù sao cứ tạm thời tin rằng trong năm năm tới thu nhập của mỗi một chúng ta sẽ tăng gấp 2 đến 2,5 lần, để chuyển qua nói chuyện chính là tỷ giá.

Trang Trại Súc Vật

Lưu để đọc lúc rảnh:

Trang Trại Súc Vật

George Orwell
Trại súc vật
Phạm Minh Ngọc dịch và giới thiệu
Trại Súc Vật được in ở Anh ngày 17 tháng 8 năm 1945 và một năm sau thì được in ở Mĩ. Trước đó George Orwell đã cho xuất bản 9 đầu sách với tổng số bản in cả ở Anh và Mĩ là 195 500 cuốn. Sau chiến tranh thế giới thứ II do thiếu giấy nên số lượng bản in hạn chế, tuy vậy cho đến khi Orwell mất vào tháng giêng năm 1950 đã có tất cả 25 500 cuốn Trại Súc Vật được in ở Anh và 590 000 cuốn được in ở Mĩ. Điều đó nói lên thành công to lớn và ngay lập tức của tác phẩm. Sinh thời Orwell tác phẩm này đã được dịch ra tất cả các ngôn ngữ chính của châu Âu cũng như các thứ tiếng như Telugu (một dân tộc thuộc bắc Ấn Độ), Ba Tư, Aixlen và Ukraine. Sau hơn 50 năm kể từ lần xuất bản đầu tiên, tác phẩm đã được dịch ra 68 thứ tiếng trên thế giới và thuờng xuyên được tái bản. Trong lần bình chọn 100 tác phẩm hay nhất trong thế kỉ XX do nhà sách Random House tiến hành, Trại Súc Vật được xếp thứ 31.
(Phạm Minh Ngọc dịch và giới thiệu)
Nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh của George Orwell chúng tôi xin giới thiệu Trại Súc Vật, một trong hai tác phẩm nổi tiếng nhất của ông với lời tựa cho lần xuất bản bằng tiếng Ukraine do chính Orwell viết. Lời tựa này được Orwell viết bằng tiếng Anh (bản gốc đã bị thất lạc), theo đề nghị của người tổ chức dịch thuật và phân phối tác phẩm này cho những người Ukraine chạy trốn chế độ Xô viết và sống trong các trại tạm cư do quân đội Anh và Mĩ thiết lập trên đất Đức. Lời tựa được dịch sang tiếng Ukraine dành cho lần xuất bản đầu tiên vào năm 1947, nhà sách Penguin Classic trong lần xuất bản năm 2000 đã cho dịch lại và in kèm với lời giới thiệu của Malcolm Bradbury.
Sau tác phẩm Trại Súc Vật, George Orwell còn viết một tác phẩm nổi tiếng 1984. Tác phẩm này nằm ở vị trí 13 trong bảng tổng sắp của nhà sách Randomhouse đã nói ở trên. Tin rằng một ngày gần đây tác phẩm bất hủ này cũng sẽ ra mắt độc giả tiếng Việt.
Phạm Minh Ngọc

Bài ca thằng bờm

Giáo sư Việt Nam (tất nhiên là về các 
GS bằng thật học dởm hay bằng dởm):

Bài ca thằng bờm



 
Thằng bờm có một cái ô
Phú ông xin đổi một cô nàng hầu
Bờm rằng bờm chẳng lấy hầu
Phú ông xin đổi một chầu vũ tru
Bờm rằng bờm chẳng lấy tru
Phú ông xin đổi một khu nhà tầng
Bờm rằng bờm chẳng lấy tầng
Phú ông xin đổi trăm cân vàng mười
Bờm rằng bờm chẳng lấy mười
Phú ông xin đổi 9 đồi Lương Sơn
Bờm rằng bờm chẳng lấy sơn
Phú ông xin đổi ngàn cơn đứ đừ
Bờm rằng bờm chẳng lấy đừ

Tô pô là gì ?

Đọc để nhớ lại những ngày tháng ở trường đại học:

Tô pô là gì ?

Đi nghỉ hè về ít lâu rồi, nay lại viết một chút cho vui. Sắp tới tôi sẽ dạy con tôi về tô pô (topology). Câu hỏi đầu tiên là tô pô là gì, để làm gì ?
Tôi nhớ, hồi học đại học, tôi theo học chuyên ngành tô pô – hình học, nhưng cũng chưa bao giờ được thầy nào đề cập đến câu hỏi “tô pô là gì”. Cứ học một đống khái niệm về tô pô, và nghiễm nhiên chấp nhận rằng tô pô là môn học về những khái niệm trừu tượng đó (đóng, mở, compact, liên thông, đồng luân, đồng điều, v.v.). Cũng là kiểu “học gạo” thôi, nhồi đi nhồi lại vào đầu lâu ngày thành quen. Nhưng có lẽ phải mất rất lâu sau mới tự hiểu ra tô pô là gì, và giá như khi còn đi học được thày giải thích ngọn nguồn cho biết tô pô là gì và vì sao lại cần học tô pô, thì có lẽ tốt hơn.
Đối với phần lớn mọi người, thì từ “tô pô” là một từ khá xa lạ. Tôi còn nhớ, có lần có một cậu bạn trẻ hơn tôi một ít hỏi tôi học gì, tôi bảo học tô pô, cậu này liền nói là “anh bịa, làm gì có môn gì gọi là tô pô”. Trong quan điểm của “người thường”, toán học chỉ gồm có số học, rồi đến đại số, hình học, giải tích, còn “tô pô” là “bịa” rồi. Ngay các sinh viên hay nghiên cứu sinh ngành toán ở VN, nếu không theo học chuyên ngành hình học thì chắc cũng ít ai biết về tô pô.
Vậy thì tô pô là gì ?
Nói một cách đơn giản, tô pô (topology) chẳng qua là giải tích định tính (qualitative analysis). Cụm từ qualitative analysis chắc dễ hình dung hơn nhiều so với từ topology, bởi vì phần lớn mọi người (nếu đã qua đại học) có biết ít nhiều về giải tích là gì.

Toàn văn hai bài phát biểu của ông Hoàng Hữu Phước và ông Dương Trung Quốc

Đất nước mình ! Đau xót ! Sau nghị Hồng thì lại đến nghị Phước.
Lưu để nhớ hình ảnh tiểu biểu của các nghị sĩ VN đương đại.
Thế mà trước kia xuân thu nhị kỳ hàng năm mình đều có mặt
tại các cuộc họp QH đấy. 

Toàn văn hai bài phát biểu của
ông Hoàng Hữu Phước và ông Dương Trung Quốc


Tháng Mười Một 18, 2011
Hoàng Hữu Phước – (đại biểu) TP Hồ Chí Minh
          Kính thưa Quốc hội.
          Tôi kính đề nghị Quốc hội loại bỏ Luật lập hội và Luật biểu tình khỏi danh sách dự án luật suốt nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII này vì những lý do như sau:
          Thứ nhất, về Luật lập hội, ở Việt Nam Mặt trận Tổ quốc được thành lập năm 1977 trên cơ sở thống nhất ba tổ chức: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam – Việt Nam và Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ, hòa bình Việt Nam.
          Hiện nay Mặt trận Tổ quốc có 44 tổ chức thành viên, nếu xếp theo các loại hình tổ chức như đoàn thể chính trị, tôn giáo, từ thiện, xã hội và nghề nghiệp thì có đến 22 hội đoàn trong nhóm nghề nghiệp: từ Hội luật gia, Hội nhà báo đến Hiệp hội sản xuất kinh doanh của người tàn tật, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập v.v… Nếu như vẫn còn thiếu các hội nghề nghiệp khác mới xuất hiện do sự phát triển của xã hội thì có thể thành lập mới cùng trong quy mô rộng khắp của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
          Nếu Luật lập hội là để tạo nên các đối thủ bên ngoài hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, vô hiệu hóa, tiến đến xóa sổ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, vậy Luật lập hội có cần không?
          Nếu Luật lập hội là để tạo nên các hội mới nằm bên trong hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam như 44 thành viên hiện hữu để làm phong phú hơn tổ chức hùng mạnh của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, vậy Luật lập hội có cần không?

Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2011

Kinh doanh nhiễm ngôn ngữ 'Sát thủ đầu mưng mủ'

Đúng như trường hợp thơ Bút Tre, càng cấm Sát thủ... 
thì ngôn ngữ của Sát thủ càng phát triển:

Kinh doanh nhiễm ngôn ngữ 'Sát thủ đầu mưng mủ'

"Bán lô sim rẻ bèo như con mèo", "hàng cực độc, quý và cổ như thuốc bổ", "hàng tuyển, chân dài, sim 9X, thích thì nhúc nhích, giá cực hạt dẻ"... Ngôn ngữ của "Sát thủ đầu mưng mủ" đang đi vào một bộ phận dân kinh doanh như thứ mốt thời thượng.
10 ý tưởng kinh doanh kỳ quặc nhất thế giới

"Sát thủ đầu mưng mủ" đang gây nhiều tranh cãi trong dư luận về tính chuẩn mực của câu từ. Cuốn sách này đã bị thu hồi.

Chị Hoa ở phố Mã Mây, Hà Nội bật cười khi đọc lời rao bán của đại lý sim số trên mạng: "Hàng tuyển chân dài, sánh vai hoa hậu, đại gia nào có nhu cầu cứ ới cho em". Ngỡ rằng ai đó rao bán món hàng nào tế nhị, chị click chuột vào xem. Nào ngờ, người bán đang xả hàng một lô sim di động đầu 097 và 098. Dải số mà người bán gọi là "hàng tuyển chân dài, sánh vai hoa hậu" là một chiếc sim lục cửu - 999999 có giá 300 triệu đồng.

Mong cho đến ngày Bộ Trưởng khuyến khích cán bộ dưới quyền đi đánh gôn.

Mong cho đến ngày Bộ Trưởng khuyến khích cán bộ dưới quyền đi đánh gôn.

Lê Vũ Khánh
Chuyện gần đây rất nóng, báo chí cũng tốn nhiều giấy, mực là chuyện Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng ra quyết định, cấm cán bộ dưới quyền đi đánh gôn trong ngày nghỉ. Sau khi có quyết định này của Bộ trưởng Thăng, dư luận ồn ào, ý kiến khen chê đều nhiều, nhưng chủ yếu là khen và ủng hộ.

Tôi lại muốn nhìn chuyện quyết định này của ông Đinh La Thăng dưới một góc độ khác.

Việc ông Thăng cấm cán bộ đi đánh gôn trong ngày nghỉ của họ có đúng không ? Không đúng về mặt pháp luật, thậm chí phạm luật.

Nếu họ không đi đánh gôn mà chơi thứ khác, ví dụ như tennis, cầu long, ngồi đánh bài hay đi hát karaoke chẳng hạn, trong ngày nghỉ của họ thì ông Thăng có cấm không và có cấm được không ?, chưa nói đến chuyện là ông có quyền cấm họ không ?


Vậy thì tại sao một quyết định trái luật như vậy của Bộ trưởng lại được nhiều ý kiến ủng hộ đến thế ?.

MỸ CHUYỂN TRỌNG TÂM CHIẾN LƯỢC SANG CHÂU Á VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI PHÓ CỦA TRUNG QUỐC

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ Năm, ngày 17/11/2011

MỸ CHUYỂN TRỌNG TÂM CHIẾN LƯỢC SANG CHÂU Á VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI PHÓ CỦA TRUNG QUỐC

TTXVN (Bắc Kinh 11/11)
Ngày 4/11, trang “China.com” đăng bài viết “Mỹ chuyển trọng tâm chiến lược sang châu Á và chính sách đối phó của Trung Quốc” của tác giả Trương Tử Đồng, nội dung như sau:
Từ mùa Hè năm 2010, Ngoại trưởng Mỹ H. Clinton đã công khai tuyên bố Mỹ sẽ quay trở lại châu Á nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia của mình tại khu vực này. Về chiến lược quân sự, Mỹ bắt đầu chuyển dịch từng bước 2/3 binh lực và trang bị vũ khí đến các khu vực yếu điểm địa chiến lược tại châu Á, trong đó lấy Haoai và đảo Guam làm trung tâm. Về chính trị, ngoại giao, kinh tế và thương mại, Mỹ cũng phối hợp toàn diện, chặt chẽ các lĩnh vực này nhằm thực hiện kế hoạch chiến lược toàn cầu mới của mình.
Mục tiêu duy nhất khiến Mỹ chuyển trọng tâm chiến lược toàn cầu sang châu Á là muốn bao vây, kiềm chế, thậm chí làm Trung Quốc sụp đổ. Hơn một năm trở lại đây, toàn thế giới đều rõ, Mỹ hầu như liên tục tìm kiếm liên minh quân sự tại châu Á, trước cửa ngõ duyên hải phía Đông Nam của Trung Quốc, Mỹ nhiều lần tổ chức diễn tập quân sự trên biển, bất chấp những hiệp định, thông cáo đã đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai nước trên vấn đề biển, Mỹ không chỉ tiếp tục bán vũ khí tiên tiến cho hòn đảo này, mà còn ngày càng táo tợn hơn, bán vũ khí mang tính tấn công huỷ diệt cho hòn đảo này, nhiều lần thêu dệt và thổi phồng thuyết về mối đe doạ từ Trung Quốc.
Về chính trị ngoại giao, Mỹ âm thầm ủng hộ Việt Nam, Philippin, Malaixia, Brunây chiếm đoạt lãnh thổ Nam Hải (Biển Đông) của Trung Quốc; ủng hộ Nhật Bản cưỡng chiếm quần đảo Điều Ngư vốn thuộc Trung Quốc; khuyến khích Hàn Quốc tiếp tục chiếm đóng các đảo của Trung Quốc; ra sức ủng hộ lập trường của Ấn Độ trương cuộc tranh chấp biên giới Trung-Ấn; âm thầm kích động thế lực Đài Loan, Tân Cương, Tây Tạng tiến tới độc lập. Về kinh tế, không ngừng gây sức ép đòi tăng giá đồng NDT.

Thứ Năm, 17 tháng 11, 2011

Một ngân hàng trả 210 triệu USD mua nợ Vinashin

Một ngân hàng trả 210 triệu USD mua nợ Vinashin


“Chúng tôi sẵn sàng mua lại toàn bộ khoản nợ của Vinashin với giá bằng 35% mệnh giá, tức 210 triệu đô la Mỹ so với gốc 600 triệu đô la Mỹ và trả tiền ngay” - chủ tịch hội đồng quản trị một ngân hàng lớn của Việt Nam cho biết.
Không chỉ ngân hàng, một số tổ chức tài chính khác và quỹ đầu tư nước ngoài cũng quan tâm mua số nợ này. Vấn đề chỉ là giá bao nhiêu. Suốt 13 tháng qua giá nợ của Vinashin dao động rất mạnh trên thị trường quốc tế tùy thời điểm và tùy người mua, người bán.


Khoản nợ của Vinashin ngoài sức tưởng tượng với nhiều người
 
Tháng 9-2010, trái phiếu nợ của tập đoàn được chào mua - chào bán xung quanh 60% mệnh giá. Nó nhảy lên gần 70% mệnh giá vào tháng 10 và khi ấy một quỹ đầu tư nước ngoài tại TPHCM đã tận dụng thời cơ bán ra 50 triệu đô la Mỹ (giá trị gốc). Sau đó giá rớt dần và gần như đứng ở mức 50% mệnh giá suốt thời gian Vinashin và các chủ nợ thương lượng, tìm một lối ra khả thi.

Đầu tháng 11 này, Elliott Vin (Hà Lan), một quỹ đầu tư mạo hiểm và là một trong những chủ nợ nước ngoài, đã đệ đơn kiện tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy và 21 công ty con lên Tòa Thượng thẩm London nhằm đòi nợ, thì giá nợ có lúc chỉ còn giao dịch ở mức bằng 40% mệnh giá. Liệu sự việc sẽ đi đến đâu sau gần một năm đàm phán chưa mang lại kết quả giữa các bên?

LỢI ÍCH CỦA ẤN ĐỘ Ở BIỂN ĐÔNG

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

LỢI ÍCH CỦA ẤN ĐỘ Ở BIỂN ĐÔNG

Tài liệu tham luận tại Hội thảo Khoa học Quốc tế lần thứ ba, chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực”, do Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 4-5 tháng 11 năm 2011
Vijay Sakhuja
Giám đốc (Nghiên cứu) tại Hội đồng Các vấn đề Thế giới, New Delhi, Ấn Độ
Có một sự thật là cán cân quyền lực khu vực hiện nay nghiêng nhiều về phía Trung Quốc và sức mạnh kinh tế của nước này đã bao trùm lên nhiều quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương khác, bao gồm Nhật Bản, Ấn Độ và Hàn Quốc. Trung Quốc đang tận dụng tiềm lực sức mạnh của họ, và văn phong và ngôn từ trong những tuyên bố, diễn giải, cũng như các hành động liên quan đến tranh cãi chủ quyền và tranh chấp lãnh thổ, cùng thói quen đe doạ các nước láng giềng của Trung Quốc gần đây đã gửi đi những tín hiệu gây bất an trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Trớ trêu là, sự ủng hộ tích cực của Trung Quốc trong việc thiết lập hoà bình và ổn định ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã chạm tới đáy, thay vào đó Trung Quốc làm tăng thêm những mập mờ có khả năng phá hoại ổn định của khu vực.
Trong thời gian gần đây, Biển Đông đã trở thành vũ đài trung tâm của những tranh cãi và diễn ngôn an ninh về khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ Biển Đông. Nước này đã thể hiện sự quyết đoán trên biển, phản đối các hoạt động khai thác ngoài khơi nằm trong vùng EEZ của các quốc gia yêu sách khác, đã thách thức sự tự do đi lại trên vùng biển quốc tế mà đã được chấp nhận trên bình diện quốc tế, và thỉnh thoảng thể hiện xu hướng đe doạ. Đáng chú ý, Trung Quốc đã bác bỏ và cảnh báo các cường quốc bên ngoài như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ không can dự vào tranh chấp Biển Đông. Quan điểm phổ biến của các quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương về Trung Quốc là nghi ngờ, không tin tưởng và lo ngại, bởi cách hành xử và mục đích trong việc xử lý các mối quan hệ quốc tế của nước này rõ ràng đang đẩy “mối đe doạ Trung Quốc” lên mức độ mới.

Người mua thông minh?

Posted by basamnews on 17/11/2011

Người mua thông minh?


 Nguyễn Quang A



Dư luận ồn ào về việc Vịnh Hạ Long đã tạm thời đạt danh hiệu (một trong 7) kỳ quan thiên nhiên thế giới do một tổ chức tư nhân (NOW) đứng ra tổ chức. “Tạm thời” là đúng chữ của nhà tổ chức, chưa được xác nhận đâu (chắc phải trả đủ tiền thì mới được xác nhận)!

Nhiều người vui mừng, không ít người coi là trò tào lao.

Người thì cho nhà tổ chức không là một tổ chức quốc tế nên kết quả bình chọn không có gram giá trị nào! Tổ chức tư nhân cũng có các giải thưởng, các cuộc bình chọn rất có giá trị. Thử nghĩ về các loại giải thưởng của một số tổ chức tư nhân và nhà nước ở ta mà xem! Vấn đề không phải là chuyện tổ chức tư nhân hay quốc tế, mà là tổ chức ấy làm gì, vì mục đích gì.

NOW hoạt động hoàn toàn hợp pháp theo luật Thụy Sỹ. Nó có một ý tưởng để bán: cho địa danh của các quý vị cái danh “kỳ quan thiên nhiên thế giới” với sự bầu chọn của quý vị (mà quý vị có thể bầu bao nhiêu lần tùy ý với một khoản “phí bản quyền” (300 đồng) cho mỗi tin nhắn chia cho NOW), với mọi công sức và chi phí (630 đồng/tin nhắn) của quý vị và các loại phí khác mà quý vị phải trả cho NOW theo thỏa thuận! Các địa danh nổi tiếng muốn được đưa vào danh sách bình chọn, phải trả tiền (nghe nói 5 ngàn USD/tháng) và các tổ chức muốn sử dụng hình ảnh của địa danh của các quý vị phải trả phí cho NOW, các quý vị nếu muốn nối vào trang web new7wonders của NOW để hô hào người dân bình chọn cũng phải trả cho NOW không ít tiền (theo ông Ngô Văn Hùng là 25000 USD/tháng!) Quý vị là những người mua. Càng nhiều người mua ông chủ NOW càng kiếm bộn.

TẢN MẠN VỀ HANG ĐỘNG

TẢN MẠN VỀ HANG ĐỘNG

Nhân nhìn thấy những bức ảnh đẹp đến nao lòng của các nhà khoa học Anh chụp được khi khám phá lòng hang Sơn Đoòng
 
Một đoạn hang lớn với những cột nhũ đá khổng lồ. Bên dưới là một nhà thám hiểm đang bơi trong hồ nước sâu bên trong Hang Kén - một trong số 20 hang động mới được phát hiện tại Việt Nam trong năm 2010.

Chỉ có ở Ấn Độ - Only in India

Chỉ có ở Ấn Độ - Only in India

Những hình ảnh vui Made in India
 

Nông dân được trả tiền để…không trồng gì cả

Môi trường rất đáng báo động, thế hệ tương
lai không biết có nước mà dùng không:

Chuyện ly kỳ chỉ có ở California:
nông dân được trả tiền để…không trồng gì cả

Cali Today News - Gia đình ông Al Kalin từ 3 thế hệ nay đã trồng trọt 2,000 mẫu để sản xuất cà rốt, củ cải đường, lúa mì và cỏ linh lăng trong Imperial Valley, một vùng khô khan của nam California.
Vùng này không trồng trọt gì được vì quá khô và nóng, nhưng vào năm 1901, khi nước sông Colorado River đổ về đây thì nó biến thành khu vực nông nghiệp.
Bây giờ anh em ông Kalin có được một lựa chọn mà cha mẹ ông không sao có được, đó là họ có thể ngưng canh tác mà vẫn lãnh được 500 đô la cho mỗi mẫu, tức là còn nhiều hơn nếu như họ trồng cỏ linh lăng!.
Tức là họ được yêu cầu không xử dụng nước cho đồng áng và sẽ được bồi thường. Sở dĩ có chuyện kỳ lạ đến như thế là vì số nước dùng cho đồng ruộng sẽ được mang đến cho các “thành phố chết khát” như San Diego, Los Angeles và Palm Springs cho dân chúng xài.
Nước càng lúc càng quý hiếm cho vùng phía Tây Hoa Kỳ nên có nhiều nông gia đang được “chào  mời hãy bán số nước họ được cấp tưới ruộng cho các thành phố thiếu nước”, khỏi cầy cấy gì hết mà vẫn có tiền.

Dự đoán đáng kinh ngạc về nước Mỹ

Dự đoán đáng kinh ngạc về nước Mỹ

image
George Friedman, người sáng lập và là Chủ tịch Công ty Dự báo chiến
lược STRATFOR, một think-tank phi chính phủ hàng đầu thế giới từng dự báo chính xác một số sự kiện chiến lược. Cuốn sách 100 năm tới của ông đưa ra những dự đoán đáng kinh ngạc về nước Mỹ.
image
Friedman dự báo trong thế kỷ XXI nước Mỹ vẫn dẫn đầu thế giới, thậm chí ông nói bây giờ nước Mỹ hãy còn là đứa trẻ (?), thập niên 50 thế kỷ này mới trở thành siêu cường đích thực và thập niên 60 mới là thời đại vàng của Mỹ.

Khó cải cách doanh nghiệp nhà nước?

Khó cải cách doanh nghiệp nhà nước?

Trước tình hình kinh tế Việt Nam khốn đốn như hiện nay, Đảng cộng sản và chính phủ Việt Nam đã tuyên bố thực hiện điều họ gọi là các cải cách quan trọng đối với nền kinh tế. Tại hội nghị trung ương lần thứ ba hồi đầu tháng 10, Đảng cộng sản đã thông qua chủ trương về ba cải cách lớn: cải cách đầu tư công, cải cách doanh nghiệp nhà nước và cải cách hệ thống ngân hàng trong vòng năm năm.
Trong phiên khai mạc kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa 13 vào ngày 20/10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nhấn mạnh quyết tâm của chính phủ thực hiện các cải cách này.
Tuy nhiên trong bài Bấm diễn văn dài, người ta không thấy Thủ tướng Dũng đề cập một từ nào tới Bấm Vinashin, tập đoàn nhà nước lớn thứ hai, có nguy cơ phá sản và đang lún sâu vì nợ hơn 90.000 tỷ đồng.
Trong bản tin phát đi ngày 14/11, hãng Reuters tỏ ý nghi ngờ liệu Việt Nam có thực hiện được việc cải cách doanh nghiệp nhà nước hay không.

Thật sự muốn cải cách?

Việc các sáng kiến cải cách có đem lại kết quả gì hay không còn tùy thuộc vào giới lãnh đạo Việt Nam đoàn kết như thế nào cũng như việc các doanh nghiệp nhà nước bị ảnh hưởng sẽ thọc gậy bánh xe như thế nào, Reuters nhận định.

Biển với người Việt

Biển với người Việt

PGS.TS Nguyễn Văn Kim 
Phó Tổng thư ký Hội khoa học lịch sử Việt Nam

Lính Hải Quân Việt Nam trên một hòn đảo thuộc Quần Đảo Trường Sa. Ảnh chụp ngày 16/04/2010
1. Là một quốc gia có dải bờ biển trải dọc theo bờ Tây Thái Bình Dương, tự bao đời, biển đã là môi trường sống, môi trường tiếp giao văn hóa của người Việt. Cùng với các không gian núi rừng và châu thổ, biển đã góp phần hợp thành, định diện truyền thống, bản sắc văn hóa, cơ sở kinh tế, tư duy… của nhiều cộng đồng cư dân Việt Nam.
Trong tâm thức của người Việt, Đông Hải – Biển Đông là không gian thiêng gắn với thời lập quốc. Bao thế hệ người Việt đã hoài niệm về Cha rồng – Mẹ tiên, về công lao sinh thành, mở cõi của các bậc Thủy tổ. Từ biển, Lạc Long Quân đã về với đất liền, hiển linh như một Nhân thần, diệt trừ yêu quái, giáo hóa dân chúng, dạy cho dân biết cấy lúa, làm nghề thủ công.
Trong không gian biển rộng lớn của người Việt, dường như ngay từ điểm khởi nguyên, do tác động của những điều kiện Địa – Văn hóa, Địa – Kinh tế đã sớm hình thành một sự phân lập mềm giữa các không gian văn hóa trên cơ sở địa vực. Theo đó, nếu như vùng biển Đông Bắc sớm có nhiều mối liên hệ với khu vực Đông Bắc Á đặc biệt là trung tâm văn hóa Hoa Nam thì ở phương Nam, chủ nhân các nền văn hóa Sa Huỳnh, Champa, Óc Eo – Phù Nam cũng có nhiều mối giao lưu mật thiết với vùng hải đảo Đông Nam Á cũng như Tây Nam Á. Môi trường văn hóa, kinh tế biển đã tạo nên những động lực mạnh mẽ cho sự hưng khởi của nhiều nền văn hóa, nhiều quốc gia khu vực.

Thứ Tư, 16 tháng 11, 2011

Gian dối ở tầm quốc gia mới thực sự lo ngại.

Tôi cũng may mắn có dịp được gặp chúa đào Tuần Châu, được nói chuyện, được chiêu đãi. Quả thực tôi quý cái tình của chúa đảo đối với khách, song cũng không thích cách xu nịnh hoặc dựa uy lãnh đạo cấp cao của chúa đảo.

Gian dối ở tầm quốc gia mới thực sự lo ngại.


Nhà nghỉ của chúa đảo Tuần Châu (người đã chi 70 triệu đồng cho 110.000 tin nhắn
bầu vịnh Hạ Long) dành cho các đồng chí lãnh đạo và gia đình đến nghỉ hè năm 2010.

Hiệu Minh
Báo Lao động đưa tin:””Ông Đào Hồng Tuyển – Chủ tịch tập đoàn Tuần Châu đã tự tay nhắn hơn 110.000 tin nhắn bình chọn vịnh Hạ Long là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới.” Thật đáng biểu dương vì ông Tuyển là người Quảng Ninh, yêu Hạ long hơn những người khác. Khâm phục.

Câu hỏi ở đây là ông Tuyển cần bao nhiêu thời gian để thực hiện 110.000 tin nhắn? Đây là tính toán của chuyên gia Kinh tế hàng đầu DTVI của một tổ chức quốc tế: Giả sử rằng, một tin nhắn hết khoảng 4 phút, bao gồm 3.3 phút là quãng nghỉ để nhắn tin tiếp theo (theo quy định của nhà mạng) và 0.7 phút bấm nội dung và phải nhắn tin trên mobile, không dùng các phần mềm tự động trên internet.