Thứ Bảy, 12 tháng 11, 2011

Chấm dứt đàm phán về việc Nga gia nhập WTO

Tiếp tục chúc mừng nước Nga, tin vui lại rơi đúng vào ngày sinh nhật tôi: Ngày 10/11


Chấm dứt đàm phán về việc Nga gia nhập WTO



Trưởng Nhóm công tác Stephan Johanson Stefan Johannesson (trái), Trưởng đoàn đàm phán Nga Maxim Medvedkov (phải) và Tổng Giám đốc WTO Pascal Lamy với chiếc áo mang dòng chữ "Nhiệm vụ đã hoàn thành" (Nguồn: Getty Images)
 
Ngày 10/11, toàn bộ gói văn kiện về việc Nga gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã được thông qua tại phiên họp chính thức của WTO ở Geneve, Thụy Sĩ, chấm dứt quá trình đàm phán của Nga nhằm gia nhập WTO.

Đây được coi là một bước tiến lớn trong nỗ lực gia nhập "sân chơi" thương mại lớn nhất thế giới này của Nga trong suốt 18 năm qua.


Gói văn kiện bao gồm báo cáo cuối cùng của Nhóm công tác về việc Nga gia nhập WTO, Nghị định thư gia nhập, các cam kết của Nga về tiếp cận thị trường hàng hóa và dịch vụ, các thỏa thuận đã đạt được cùng dự thảo quyết định của Đại hội đồng WTO.

Tại phiên họp, Trưởng Nhóm công tác Stephan Johanson thông báo gói văn kiện về việc Nga gia nhập WTO đã được thông qua và đề xuất kết nạp Nga vào WTO đã được chuyển lên Hội nghị cấp bộ trưởng của WTO, dự kiến diễn ra tại thành phố Geneve ngày 15-17/12 tới để được thông qua lần cuối.

Các cháu chỉ muốn đi học

Một bài viết cảm động của nhà báo Nicholas D. Kristof, báo The New York Times, về gương phấn đấu học của mấy chị em nhà nghèo ở Thủ Thừa. 
  
Các cháu chỉ muốn đi học

Nicholas D. Kristof
Phụng (giữa) với em trai Tiến, và em gái Hương. Ảnh của Nicholas D. Kristof/The New York Times

Đôi khi ta hiểu đất nước ta rõ hơn khi nhìn từ phương xa. Tôi chợt nghĩ vậy khi ghé thăm một căn chòi nhỏ ở vùng hẻo lánh thuộc Đồng bằng sông Cứu Long ở Việt Nam.
Những ngày trong tuần, gia đình nghèo khó này có chủ hộ là Đào Ngọc Phụng, một cô bé 14 tuổi thiếu ăn. Cô bé người nhỏ thó, chỉ cao 1,5 mét và nặng 44 kg.
Thế nhưng, nếu Phụng yếu ớt đến đau lòng, cháu lại mạnh mẽ đến đáng phục. Ta sẽ hiểu rõ những thách thức mà nước Mỹ đang đối mặt về khả năng cạnh tranh toàn cầu khi ta biết rằng Phụng ám ảnh về chuyện học hành đến độ mỗi ngày cháu để đồng hồ báo thức dậy lúc 3 giờ sáng.
Cháu khẽ khàng thức dậy để tránh làm mất giấc ngủ của em trai và em gái cùng ngủ chung giường, rồi cháu vừa nấu cơm bữa sáng vừa ôn bài.
Má cháu mất vì ung thư một năm trước, để lại cho gia đình món nợ tương đương 1.500 đô. Ba cháu, Đào Văn Hiệp, là thợ mộc, thương con và quyết tâm bằng mọi giá cho con đi học, nhưng ông lên thành phố đi làm để có thể trả nợ. Bởi vậy, trong tuần, Phụng như một bà mẹ độc thân chỉ mới học lớp chín.
Phụng đánh thức hai em, rồi sau khi ăn sáng cả ba chị em gò lưng đạp xe tới trường. Với Phụng, như vậy nghĩa là 90 phút đạp xe mỗi lượt. Cháu tới trường sớm 20 phút để khỏi bị trễ.

Of emperors and kings - China’s state-owned enterprises are on the march

State capitalism in China

Of emperors and kings - China’s state-owned enterprises are on the march



WHEN China joined the World Trade Organisation (WTO) in December 2001, many people hoped that this would curb the power of its state-owned enterprises. Ten years on, they seem stronger than ever. President Hu Jintao can expect to hear about this at the Asia Pacific Economic Co-operation summit this weekend. Hillary Clinton, America’s secretary of state, has warned stridently of the dangers of state capitalism. A Congressional report released on October 26th railed against the unfair advantages enjoyed by state-owned firms and lamented that China is giving them “a more prominent role”.

What do you do when you reach the top?

South Korea’s economy

What do you do when you reach the top?

To outsiders, South Korea’s heroic economic ascent is a template for success. But now it has almost caught up with the developed world it must change its approach



IT IS a crisp autumn morning in Seoul, and a hopeful fisherman sits dreaming by the Cheonggyecheon stream as the world bustles happily by. Glass skyscrapers rise behind him housing the capital’s new financial district. The shopfronts at their base are among the swankiest in Asia. Office workers, families and schoolchildren amble past. Busking fills the air. The water tumbles past plum trees and willows.
Twenty years ago, this background would itself have seemed a dream for anyone foolish enough to be trying to fish the Cheonggyecheon. Its waters, dirty and hidden, were trapped beneath a roaring highway; its surroundings were a slum of sweatshops, metal bashing and poverty. The reclamation of the Cheonggyecheon, one of the great urban-regeneration projects of the world, has about it the air of a dream achieved. So, to a large extent, has the Korea through which the stream flows.
In 1960, in the aftermath of a devastating war, the exhausted south was one of the poorest countries in the world, with an income per head on a par with the poorest parts of Africa. By the end of 2011 it will be richer than the European Union average, with a gross domestic product per person of $31,750, calculated on a basis of purchasing-power parity (PPP), compared with $31,550 for the EU. South Korea is the only country that has so far managed to go from being the recipient of a lot of development aid to being rich within a working life.
For most poor countries, South Korea is a model of growth, a better exemplar than China, which is too vast to copy, and better, too, than Taiwan, Singapore or Hong Kong. All three are richer than Korea but all are, in different ways, exceptions: Singapore and Hong Kong are city states, while Taiwan’s disputed sovereignty makes it sui generis.
South Korea has not merely grown fast. It has combined growth with democracy. Though its spurt began under a military dictator, Park Chung-hee, for the past 25 years the country has had a vibrant parliamentary system. Korea scores the same as Japan in the democracy tally kept by Freedom House, a think-tank in Washington, DC. No other Asian country does as well. At the same time Korea has combined growth with equity. Between 1980 and 1997, its Gini coefficient, a measure of income inequality, fell from 0.33 to an exceptionally low 0.28, before rising back up during the 1997-98 Asian crisis. In 2010, the level was 0.31, a bit worse than Scandinavian countries, a bit better than Canada.
A model that worked

Mấy lời bàn về mô hình Trung Quốc: Thư ngỏ gửi GS Francis Fukuyama

  Mấy lời bàn về mô hình Trung Quốc:
Thư ngỏ gửi GS Francis Fukuyama
Phạm Gia Minh
Hà Nội, Việt Nam
Thưa Giáo sư,
1. Cuộc đối thoại mang tính luận chiến về mô hình Trung quốc đề cập tới nhiều lĩnh vực như lịch sử, chính trị, văn hóa, kinh tế, tôn giáo và minh triết giữa Giáo sư và ngài Trương Duy Vi (Giáo sư Đại học Ngoại giao Geneva, đại học Phúc Đán, Thượng Hải) được đăng tải trên tạp chí New Perspective Quarterly, số mùa Thu 2011, quả thực đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của công chúng tại Việt nam và có lẽ trên toàn thế giới.
Không quan tâm sao được khi Trung Quốc đang trỗi dậy như một thế lực toàn cầu còn Mỹ và Châu Âu thì đang phải chật vật để vượt qua cơn khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế. Đó đây đã có những giọng nói bi quan về mô hình tổ chức xã hội đặt nền móng trên nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường, xã hội dân sự mà Phương Tây vẫn hằng theo đuổi và quảng bá. Đồng thời, mô hình Trung Quốc với nhiều đặc trưng khác biệt với những giá trị Phương Tây đang được một số quốc gia thế giới thứ ba tìm hiểu như một định hướng phát triển thay thế.
Gíao sư đã công bằng khi nhận xét rằng “ở Phương Tây người ta quen mô tả sự phát triển của các thể chế theo những chuẩn mực của thực tiễn Châu Âu…”. Và ngay cả Karl Marx - người sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản, do chưa có nhiều dữ kiện về các nước Phương Đông nên trong tác phẩm “Tư bản luận của mình vẫn còn phải để ngỏ một hướng tìm tòi quan trọng liên quan đến “phương thức sản xuất kiểu Châu Á (một số nhà nghiên cứu còn đặt tên là “phương thức sản xuất nhà nước”).
Hình thái xã hội này đã từng hiện hữu trên phần lớn lãnh thổ của hành tinh chúng ta, nó trải dài từ Mỹ latinh (Inca, Aztec, Maya), Bắc Phi (Ai Cập, Algerie), Trung Đông, Trung Á, Ấn Độ, Trung Hoa và các quốc gia cận kề. Hình thái nêu trên có những đặc điểm sau:

Sự kết thúc của Phố Người Hoa

Sự kết thúc của Phố Người Hoa

Bonnie Tsui, Tháng 9/2011
Có phải sự trỗi dậy của Trung Quốc đồng nghĩa với sự kết thúc của một trong những cộng đồng đã được ghi nhận nhiều nhất ở nước Mỹ?


 

Là một nhà quản lý của một trung tâm việc làm Phố Người Hoa trên đường Kearny ở San Francisco, Winnie Yu đã chứng kiến những khách hàng thuộc tầng lớp lao động đến và đi. Hầu hết họ đều có những yếu tố làm nên câu chuyện thành công của một người nhập cư Mỹ gốc Hoa, chẳng hạn như Shen Ming Fa. Shen, năm nay 39 tuổi, đã chuyển tới San Francisco cùng với gia đình anh vào mùa thu năm ngoái, với ý nghĩ cô con gái 9 tuổi của anh sẽ có được tương lai nói tiếng Anh. Điểm dừng chân đầu tiên của Shen là Phố Người Hoa, nơi anh tìm thấy một cộng đồng, với sự giúp đỡ về công việc và các vấn đề nhập cư. Nhưng gần đây, Yu đã thấy có sự thay đổi; thay vì kéo đến, các khách hàng của anh lại ra đi, để theo đuổi điều mà có thể được gọi là giấc mơ Trung Quốc.

“Giờ đây, Giấc mơ Mỹ đã vỡ tan”, Shen kể với tôi vào một buổi tối ở trung tâm việc làm, trong khi các ngón tay anh gõ liên hồi xuống mặt bàn. Shen nói chủ yếu bằng tiếng quan thoại, và Yu giúp tôi thông dịch. Shen gần như bị thất nghiệp, anh làm bất cứ công việc bán thời gian nào có thể tìm được. Hồi còn ở Trung Quốc, anh hành nghề bác sĩ thú y và làm tại một ngôi trường về văn hóa Trung Hoa truyền thống. ”Ở Trung Quốc, mọi người sống dễ chịu hơn: trong một ngôi nhà lớn, có một công việc tốt. Cuộc sống ở đó rõ ràng là tốt hơn“. Shen giơ ngón tay điểm một số trường hợp mà anh biết đã trở về nước kể từ khi anh tới Mỹ. Khi tôi hỏi anh có nghĩ đến việc trở về Trung Quốc hay không, Shen liếc nhìn con gái đang ngồi gần, sau đó nhìn thẳng vào mắt tôi. Anh nói, một cách thận trọng: “Con gái tôi đang phát triển tốt. Nhưng ngày nào tôi cũng nghĩ về điều đó“.

Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2011

Dấu ấn 100 ngày hoạt động của Chính phủ mới

Trong khi nền KT đang khủng hoảng thì vnexpress tổng kết:

Dấu ấn 100 ngày hoạt động của Chính phủ mới

Thủ tướng tuyên thệ nhậm chức với cam kết "làm công bộc của dân", nhiều tân bộ trưởng đã có hành động quyết liệt, cá tính. Sau 100 ngày đầu hoạt động, Chính phủ khóa mới đã để lại nhiều dấu ấn.

> Phát ngôn đáng nhớ của các thành viên Chính phủ
> 'Nhiều bộ trưởng đã dám cam kết'
> 5 thách thức đặt ra với Chính phủ mới

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thị sát vùng lũ ở tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Gia Bảo.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thị sát vùng lũ ở tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Gia Bảo.