Bài văn lạ của học trò nghèo gây “sốc” với giáo viên trường Ams
(Dân trí) - “Trời ơi là trời ! Anh ăn đi cho tôi nhờ, đừng có nhịn ăn sáng nữa. Đừng có dở hơi đi tiết kiệm mấy đồng bạc lẻ thế, anh tưởng rằng thiếu tiền như thế thì tôi chết à ?”.
Đó là những “điệp khúc” mẹ cất lên hàng ngày dạo gần đây vì con quyết định nhịn ăn sáng đi học để tiết kiệm chút tiền cho mẹ, cho gia đình. Có lúc mẹ còn gắt lên, hỏi con “Sao cứ phải đắn đo khổ sở về tiền đến thế nhỉ ?” .
Bài văn lạ của học trò nghèo gây “sốc” với GV trường Ams (THPT Hà Nội - Amsterdam)
Trên đây là bài văn của học trò Nguyễn Trung Hiếu, hiện là học sinh lớp 11 chuyên lý, trường trường Ams (THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam). Bài văn “lạ” trước hết bởi đề bài văn nghị luận cô giao là “Nêu quan điểm của anh (chị) về vai trò của đồng tiền trong cuộc sống”, thay vì trình bày chung các quan điểm thì Hiếu đã lấy ngay câu chuyện thật đang phải trải qua của gia đình mình để nhìn nhận, phân tích vai trò của đồng tiền.
Bài văn của em đã lật tung quan niệm bấy lâu nay của nhiều người coi trường Ams là trường “của con nhà giàu” (!?). Nhìn cách tiêu xài hay xe cộ sử dụng để đến trường của một bộ phận học sinh trường Ams, rất nhiều người cứ nhầm tưởng như thế. Chỉ những thày cô giáo đang công tác ở trường Ams mới hiểu rõ đó là ngộ nhận. Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam là nơi quy tụ các học sinh giỏi, còn trong hàng nghìn học sinh đang theo học ở trường cũng có rất nhiều hoàn cảnh, số phận. Và trường hợp em Nguyễn Trung Hiếu là một ví dụ.
Tuy nhiên, bài văn của Hiếu cũng đã gây “sốc” với ngay chính nhiều thày cô đang giảng dạy tại trường bởi hoàn cảnh của gia đình em. Và hơn thế, các thày cô rất khâm phục ý chí nghị lực của cậu học trò nghèo nhưng học giỏi này. Hiếu chưa nằm trong tốp học sinh xuất sắc của trường, nhưng cũng là một học sinh khá thông minh. Năm học vừa qua em đã đoạt giải nhì trong kì thi Olympic vật lí và cuối năm được cô giáo chủ nhiệm nhận xét trong học bạ là học sinh học giỏi đều các môn học.
Đến thăm gia đình em mới thấy hoàn cảnh gia đình quả rất khó khăn. Mẹ Hiếu (chị Nguyễn Thị Hạnh) bị suy thận mãn tính nặng phải chạy thận đã 8 năm. Bố Hiếu (anh Nguyễn Xuân Sơn) sức khỏe kém, theo bà nội em kể thì bố em từ nhỏ bị viêm tai giữa, đến khi phát hiện máu chảy ra đằng tai mới cho đến bệnh viện thì đã muộn, bác sĩ nói đã “ăn vào não” và để lại di chứng là trí nhớ và sức khỏe bị giảm sút, không có khả năng lao động. Bà nội Hiếu đã cao tuổi mắt lòa. Mọi chi tiêu cho 5 người trong gia đình Hiếu ở giữa Hà Nội trong thời buổi giá cả leo thang đều chủ yếu trông chờ ở số lương hưu ít ỏi của ông nội em - một cựu quân nhân hiện đang ốm nằm liệt giường …
Cảm thông với gia cảnh của em, Ban giám hiệu nhà trường đã phát động phong trào “Nhà giáo trường Ams đỡ đầu cho học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt”. Sau một tháng triển khai, tính đến trung tuần tháng 10/2011, ban vận động đã nhận quyên góp và chuyển tới em Nguyễn Trung Hiếu số tiền là 12,9 triệu đồng và một bộ laptop. Ngoài ra, để có nguồn tài chính ổn định và giúp em Hiếu có điều kiện học tập nâng cao trình độ các thày cô còn có hình thức chia sẻ phong phú khác như trích lương “tặng hàng tháng” cho em Hiếu 450 ngàn đồng; thày Nguyễn Trọng Tuấn nguyên hiệu phó nhà trường cam kết cho em Hiếu vay hàng tháng 500 ngàn đồng cho đến khi học hết lớp 12; còn cô Nguyễn Thúy Hằng giáo viên toán thì tặng em một suất học bổng cho tất cả các môn học ở trung tâm “Học mãi”… Hiện nay cuộc vận động vẫn tiếp tục được triển khai.
Nguyễn Trung Hiếu cho biết em rất xúc động trước tình cảm các thày cô dành cho em và gia đình. Em không còn phải nhịn ăn sáng để đi học nữa. Em tự hứa sẽ thật cố gắng để giành thành tích cao hơn trong học tập nhằm vượt lên số phận và để ngày mai lập nghiệp, không phụ lòng mong mỏi của các thày cô, của gia đình …
Vũ Quốc Lịch
(Giáo viên trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam)
(Giáo viên trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam)
Độc giả đồng cảm với cậu học trò nghèo viết bài văn lạ
(Dân trí)- “Thực sự đã lâu lắm rồi mới thấy một học sinh viết văn hay vậy, tuy giản đơn nhưng nó xuất phát từ cái thực trong cuộc sống”. Ngay sau khi đọc Bài văn lạ của học trò nghèo... trên Dân trí, hàng ngàn độc giả gửi chia sẻ tới em học sinh hiếu thảo này.
Xin trân trọng trích đăng một số phản hồi của độc giả Dân trí bày tỏ sự xúc động và đồng cảm với tác giả bài văn lạ - em Nguyễn Trung Hiếu, học sinh lớp 11 chuyên lý, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam).
.
Bài văn của em Nguyễn Trung Hiếu.
“Thật tuyệt vời. Anh tin rằng em sẽ trở thành một người có ích cho xã hội và em sẽ trở thành một người giàu có trong tương lai. Học thật tốt nhé em…” - Email: hp_donso@yahoo.com
“Cố gắng lên bạn nhé. Mình rất cảm động. Chúc mọi điều tốt đẹp đến với bạn và gia đình”. - Asonsky, email: conhansau_k48@yahoo.com
“Thực sự đã lâu lắm rồi mới thấy một học sinh viết văn hay vậy, tuy giản đơn nhưng nó xuất phát từ cái thực trong cuộc sống. Thực sự cảm động mà không cầm được nước mắt”. - Nguyễn Đại Khánh, email: khanh_nguyendai@yahoo.com
“Bài văn cảm động quá đọc xong mình muốn khóc luôn. Anh chúc Hiếu luôn luôn học thật giỏi để không phụ lòng công lao của cha mẹ và em cũng đừng buồn gia đình em sẽ khỏe mạnh hơn”. - Manh , email: goodbye25689@yahoo.com
“Em thật xứng đáng là đứa con hiếu thảo và dũng cảm. Em đã là người đàn ông đích thực rồi đấy. Em cũng xứng đáng là học sinh trường Ams. Nếu em có sự cố gắng, dũng cảm và tư duy tốt như vậy, chắc chắn em sẽ hạnh phúc”. - Le Minh Toan, email: toanleminh@yahoo.com
“Thật là cảm động trước tấm lòng của một người con có hiếu. Hãy cố gắng lên em nhé, chúc em và gia đình luôn mạnh khỏe”. - Thanh Công, email: cong8689@gmail.com
“Đọc xong bài văn của em mà tôi thật không biết nói gì, chỉ cảm thấy nước mắt chực trào ra. Tôi khâm phục nghị lực của em, khâm phục tấm lòng hiếu thảo của em. Tôi tin em sẽ trở thành một con người thành đạt trong nay mai để có thể là chỗ dựa vững chắc cho gia đình. Và đồng tiền sẽ không còn "đóng vai trò cốt yếu trong việc quyết định hạnh phúc nữa". - Linh Bao Nhi, email: girl_sevenl0ve@yahoo.com
“Bài văn hay giữa cuộc sống hối hả”. - Lam lam, email: soncn88@yahoo.com
“Bài văn thật tuyệt vời. Anh đọc rơi cả nước mắt. mong những nhà hảo tâm hãy giúp đỡ gia đình em Hiếu trong lúc khó khăn thế này, mong mọi người giúp đỡ em ấy về vật chất và tình cảm để em vượt qua khó khăn này”. - Le Thanh Tung , email: titanick1983@yahoo.com
“Nhà mình cũng nghèo, cũng túng thiếu như nhà em Hiếu, nhưng gia đình mình không có ai bị ốm như nhà Hiếu. Đọc bài văn của em Hiếu, mình mới nhận ra rằng mình không chịu cố gắng, không tự vươn lên mà chỉ biết than vãn. Mình ước có thật nhiều tiền để trả nơ cho Ba Mẹ nhưng lại chỉ ước thôi mà không làm cho điều ước đó thành hiện thực, dù biết là khó nhưng giờ mình sẽ cố gắng nhiều hơn, chăm chỉ hơn nữa và quan tâm Ba Mẹ nhiều hơn nữa. Hiếu ơi! Chị sẽ học theo em, em là tấm gương chị noi theo, mặc dù em ít tuổi hơn chị nhưng em suy nghĩ chín chắn hơn chị nhiều và em đã định hướng cho mình thật tốt. Cảm ơn em, chúc em và gia đình sớm vượt qua khó khăn, chúc Mẹ và Ông của em khỏe! Thân”. - Mèo ngốc, email: luyênlvp@gmail.com
“Đọc bài văn em làm chị thực sự thấy ngưỡng mộ em và cảm động. Hãy cố lên để thực hiện ước mơ của mình em nhé, chị chúc cả gia đình em luôn mạnh khỏe và hạnh phúc”. - Vũ Thị Nga, email: ngavpk17a3@gmail.com.vn
“Ngoài sáu mươi tuổi, trải qua bao trận đánh, chứng kiến bao sự kiện. Sáng nay đọc bài báo này nước mắt tự tuôn trào không sao cầm nổi. Ước gì bài văn của Hiếu được truyền tải rộng rãi hơn. Thiết nghĩ con người ta trẻ dừng tay lại khi có ý định làm những điều không đúng với những chuẩn mực của xã hội”. Email: duongvandampgddhy@gmail.com
“Là một kỹ sư, tính cách của tôi thực sự rất mạnh mẽ khi hàng ngày phải tiếp xúc với rất nhiều người công nhân với những tính cách vô cùng khác nhau. Nhưng trong lúc đọc bài viết của Hiếu, nước mắt của tôi cứ lăn dài trên má.Xin thầy giáo cung cấp địa chỉ của em Hiếu để bạn đọc cùng chia sẻ với Hiếu. Chân thành cảm ơn thầy giáo”. - Email: tamhoncuda1088@yahoo.com
“Ngoài sáu mươi tuổi, trải qua bao trận đánh, chứng kiến bao sự kiện. Sáng nay đọc bài báo này nước mắt tự tuôn trào không sao cầm nổi. Ước gì bài văn của Hiếu được truyền tải rộng rãi hơn. Thiết nghĩ con người ta trẻ dừng tay lại khi có ý định làm những điều không đúng với những chuẩn mực của xã hội”. Email: duongvandampgddhy@gmail.com
“Là một kỹ sư, tính cách của tôi thực sự rất mạnh mẽ khi hàng ngày phải tiếp xúc với rất nhiều người công nhân với những tính cách vô cùng khác nhau. Nhưng trong lúc đọc bài viết của Hiếu, nước mắt của tôi cứ lăn dài trên má.Xin thầy giáo cung cấp địa chỉ của em Hiếu để bạn đọc cùng chia sẻ với Hiếu. Chân thành cảm ơn thầy giáo”. - Email: tamhoncuda1088@yahoo.com
Trần Duy Tân
(11/6/2011 2:18:00 PM)
cauduongquangngai@gmai.com
Đọc bài văn của em mà nước mắt tôi lăn dài trên má lúc nào không hay, tôi thực sự xúc động với những suy nghĩ của em. Chúc em và gia đình gặp may mắn trong cuộc sống
ngô văn thông
(11/6/2011 2:12:00 PM)
ngothong88apa@gmail.com
Anh đọc bài văn của e xong mà rưng nước mắt luôn, em viết lên câu chuyện của gia đình e trong bài văn mà anh cứ tưởng a đang ngồi nghe e kể chuyện bên mình vậy. Em thật có hiếu mẹ e có được e cũng là niềm an ủi lớn nhất rồi, nhất định mẹ e sẻ vượt qua khỏi bệnh tật. E đừng có quá buồn nữa, mà hãy lấy đó làm nghị lực cố gắng học thật giỏi mọi nhà hảo tâm sẻ giúp e, a cũng đang là sinh viên, nhà a cũng nghèo, nhưng a sẻ nhất định tới nhà e,để góp chút ít chia sẻ khó khăn này với e.
Trịnh Anh Tuấn
(11/6/2011 2:08:00 PM)
tuan.trinhanh@gmail.com
Cảm ơn "Đứa con ngốc ngếch"! Cảm ơn em đã chia sẻ! Anh chắc chắn rằng bài văn của em đã lấy đi rất nhiều nước mắt của mọi người, đã làm cho nhiều người lắng lòng mình lại, cảm nhận lại giá trị thực sự của cuộc sống. Cho dù chỉ là một phút lắng lòng, một chút nước mắt thôi, em đã làm cho cuộc sống này thật đẹp biết bao, ý nghĩa biết bao khi cuộc sống vẫn còn tràn đầy tình yêu thương, sự hy sinh và lòng biết ơn... Anh chúc em luôn vững vàng trong cuộc sống, hãy giữ lại và trân trọng tất cả những điều cuộc sống đã mang đến cho em, cho dù là hạnh phúc hay đau khổ, bởi cuộc sống là như thế. Anh mong rằng có nhiều những "Đứa con ngốc nghếch" như em, mong rằng sẽ có nhiều "Bài văn lạ .. gây sốc.." để lấy lại những giây phút lắng lòng, những giọt nước mắt của mọi người mà cuộc sống này đã vô tình cướp đi của mọi người.
Nguyễn Thị Phượng
(11/6/2011 2:03:00 PM)
phuongnguyen1404@gmail.com
Một bài văn cảm động với những dòng tâm trạng đầy cảm xúc, bản thân tôi là sinh viên của một tỉnh lẻ lên Hà Nội học tập. Nói Thủ đô nhộn nhộn nhịp tấp nập này tôi không nghĩ là sẽ có những con người với hoàn cảnh éo le như em mà nhất là e đang là một học sinh của một trường chuyên nổi tiếng. Tôi thật sự cảm động về bài văn của em vì tôi cũng là một sinh viên nhà nghèo có hoàn cảnh đạc biệt, được lên Hà Nội học tập là cả một cố gắng lớn của tôi và cố gắng này đã đánh đổi bằng cả những hi sinh rất lớn của cả gia đình nên tôi thật sự rất cảm thông với hoàn cảnh của e, Và tôi hi vọng em sẽ cố gắng hơn nữa để vượt qua những cám dỗ của đồng tiền để học tập cho tốt. Tiền thật sự rất quân trọng nhưng nó không phải là tất cả. Những gì tôi nói trên đây cũng là những gì tôi muốn nói với bản thân mình. Chúng ta cùng cố gắng nhé Trung Hiếu.
Bemap
(11/6/2011 11:31:00 AM)
newday280907@yahoo.com
Vẫn những câu chuyện đời rất thật mình đã nghe quen rất quen. Nhưng rồi những cảm xúc của Trung Hiếu, những lắng lo của em trải dài suốt một chặng đường học trò, những câu nói và những lời khẩn thiết xin được một phần sẻ chia khó khăn, ,.. Tự dưng mình bật khóc nức nở. Em biết không gia đình em rất giàu: vì có một đứa con như em, có sự quan tâm chăm sóc của tất cả các thành viên trong gia đình. Mong cho em luôn học giỏi, mong cho các nhà hảo tâm có thể giúp được phần nào những khó khăn của gia đình mình. Gắng lên em nhé!
vũ văn thắng
(11/6/2011 11:19:00 AM)
vuvanthang021@gmail.com
Làm đàn ông,tôi vẫn chảy nước mắt khi đọc bài văn của em!chúc em sẽ vượt qua tất cả,em sẽ thành công.....
Nguyễn Hồng
(11/6/2011 10:58:00 AM)
nguyenhong.53sp@gmail.com
Hôm nay đọc bài viết này của em, chị thật sự thấy ngỡ ngàng. Ngỡ ngàng bởi trong một trường chuyện như Ams nhưng lại có hoàn cảnh khó khăn như thế. Nhưng chị cũng thất sự xúc động, bởi không phải câu bé nào cũng nghĩ được như em. Chị đang đi kiến tập giảng dạy ở một trường chuyên trong Hà Nội; nhiều khi chị tự hỏi sao học sinh ở đây có điều kiện tài chính, hệ thống tài liêu, được học những thầy cô giáo tốt nhất... nhưng nhiều em lại bỏ lỡ đi cơ hội học tập tốt ấy, chị thấy tiếc. Nếu như các cô cậu học trò ở Hà Nội nói riềng cũng có được phân nữa suy nghĩ như em thì thật tốt biết bao. Chúc em thành công trong cuộc sống, và chị nghĩ em nhất định thành công.
lvcan
(11/6/2011 10:16:00 AM)
lvcan57@student.ctu.edu.vn
Là đàn ông thì không được yếu đuối...Đọc bài văn của em,tự nhiên nước mắt mình cứ chảy....chảy hoài không biết sao nửa...!cuộc sống mà có này có kia nhưng a tin e sẽ vượt lên tất cả....
Nguyễn Quốc Huy
(11/6/2011 10:16:00 AM)
quoc_huy_1984@yahoo.com
Bài văn của em rất cảm động mình đọc mà nghĩ đến mẹ mình đã mất mà nước mắt cứ tuôn trào, nghẹn lòng. Mình cũng muốn chia sẻ khó khăn với em nhưng mình không biết nếu muốn góp một chút tấm lòng của mình thì nên gửi đến địa chỉ nào?
Vương Cường Điệp
(11/6/2011 10:16:00 AM)
diepvuongcuong@gmail.com
rất xúc động khi đọc bài văn của em. Cảm ơn em vì đã cho không chỉ riêng mình anh mà là rất nhiều người khác có cái nhìn rõ hơn về giá trị đích thực của đồng tiền. Cuộc sống gia đình anh cũng rất nghèo khổ:mẹ tần tảo đồng áng,bố ốm yếu không thể lao động.anh cũng đã nghĩ đến việc sẽ tìm một công việc nào đó trong năm đầu đi học đại học để giúp đỡ mẹ nhưng rồi anh hiểu ra rằng thứ duy nhất có thể giúp cho cuộc sống này bớt đi sự nghèo nàn, túng thiếu đó là tri thức . Anh chúc em học thật giỏi để có thể giúp đỡ gia đình từ chính những gì mình đã học. Mong rằng mẹ em sẽ qua khỏi những thử thách của bệnh tật. Bên mẹ và những người thương yêu trong gia đình để thấy Hạnh Phúc vẫn luôn bên em!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét