Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2022

Thông báo 5-8 của chủ Blog và FB Lê Việt Đức

Thông báo của chủ Blog và FB Lê Việt Đức
Từ 17h chiều nay trang FB https://www.facebook.com/levietduc10111959/ của tôi đã bị FB chặn và cấm mọi hoạt động. Do đó tôi sẽ không đăng được bài lên FB, đồng nghĩa với không có nhiều cảm hứng để đăng bài. Thực tế bây giờ đăng bài trên FB mới vui vì có nhiều bình luận và trao đổi thú vị, chứ trên Blog ít hiệu quả và không có giao lưu. Số người đọc Blog cũng giảm mạnh so với trước. Mặt khác, tôi đang có nhiều việc cần làm và cũng đang có hứng chơi thể thao và đọc truyện. Vì vậy, tôi sẽ chỉ đăng bài lên Blog khi tôi có thời gian rảnh. Mong các bạn thông cảm.

Khủng hoảng Lào và ông trùm cho vay nặng lãi Bắc Kinh

Đã có nhiều năm tôi làm chuyên gia giúp chính phủ Lào quản lý kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát. Thời đó kinh tế Lào phát triển rất nhanh và ổn định. Vậy mà giờ đây tình hình đang rất xấu. Đọc bài dưới đây tôi rất buồn. Nếu nói Trung Quốc kiểm soát cả nước Lào không quá lời. Ai là chủ nợ chính là kẻ có quyền kiểm soát và can thiệp. Chưa kể, Trung Quốc còn sở hữu toàn bộ điện lưới quốc gia của Lào, nguồn năng lượng không thể thiếu của bất kỳ nền kinh tế nào. Để TQ thành chủ nợ khổng lồ và nắm luôn quyền kiểm soát nguồn năng lượng cơ bản nhất, chính phủ và người dân Lào dường như đã giao vận mệnh của họ cho Trung Quốc. Quan sát thực tế ở các nước, có thể thấy một cách dễ dàng Bắc Kinh tạo ra được những bẫy nợ ở các nước như Lào, Sri Lanka hay chính VN chúng ta là nhờ vào sự tha hóa đạo đức và tham nhũng của chính quyền, doanh nghiệp và các lỗ hổng thể chế tại đó. Các dự án đầu tư từ nguồn vốn Trung Quốc đều bị độn giá khủng khiếp bởi chúng do các công ty Nhà nước Trung Quốc xây dựng; hoàn toàn không tồn tại Quy trình đấu thầu công khai, minh bạch. Nguồn vốn chính đến từ các ngân hàng Nhà nước Trung Quốc, do đó nước chủ nhà trở thành con nợ của Trung Quốc. Mục tiêu đầu tư chủ yếu của Trung Quốc ở những nước này không phải là kinh tế mà là địa chính trị. Thủ thuật của Trung Quốc là lợi dụng luật đầu tư và luật đấu thầu của Việt Nam là người nào bỏ thầu giá thấp nhất thì sẽ được chấp nhận. Các nhà thầu Trung Quốc bỏ thầu với giá rất thấp cho nên luôn thắng thầu. Sau khi họ thắng thầu và tiến hành xây dựng thì công trình đó đội giá lên gấp nhiều lần và cuối cùng Việt Nam phải trả một cái giá rất đắt, với một công nghệ rất kém và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Để chống lại bẫy nợ của TQ, cần phải tử hình những kẻ mắc ngoặc với TQ để tham nhũng. Lãnh đạo Park Chung Hi của Hàn Quốc trong những năm 60 thế kỷ trước, đã từng tuyên bố: “Tôi sẽ đem bắn bất cứ kẻ nào dám ăn cắp một đồng của công”. Chỉ khi nền tảng đạo đức xã hội dựa trên thượng tôn luật pháp, trọng nghĩa, trọng tín, qua đó xây dựng văn hóa kinh doanh vì sự phồn vinh và vững mạnh của xã hội, thì những “bẫy nợ” nguy hiểm của Bắc Kinh mới bị ngăn chặn.
Khủng hoảng Lào và ông trùm cho vay nặng lãi Bắc Kinh 
Tiền của Trung Quốc đi tới đâu, chính phủ quốc gia đó sẽ bị tham nhũng hoá, người lao động của Trung Quốc sẽ tràn vào quốc gia đó như một chiến thuật ‘di dân, đồng hoá có chủ đích’. Quan trọng hơn, các dự án Trung Quốc cho vay để đầu tư sẽ dở dang, kéo dài đến mức nó trở thành khoản nợ khổng lồ; một kiểu cho vay nặng lãi. Câu chuyện vỡ nợ chính phủ của nước bạn Lào đang mô tả sinh động hết thảy những nhận định này…

1) Khủng hoảng Lào

Dù chưa khủng hoảng như Sri Lanka nhưng người dân Lào đã bắt đầu khó khăn trong tiếp cận nhiên liệu, lạm phát tăng vọt, tăng trưởng đình trệ.

Vì sao tài phiệt tài chính Mỹ thích nuôi dưỡng các chế độ độc tài?

Tại sao các nhà lãnh đạo Mỹ và các nước phương Tây nhắm mắt làm ngơ mặc cho giới tài phiệt tài chính Mỹ không ngừng đổ tiền vào Trung Quốc ? Trao số tiền này cho Trung Quốc không khác gì trao sợi dây thừng cho Trung Quốc để Trung Quốc dùng nó treo cổ chính Mỹ và các nước phương Tây. Có phải họ quá nể nang các nhà đầu tư quyền lực nhất thế giới vì chúng đã và đang đóng góp các khoản tiền khổng lồ cho các chiến dịch tranh cử của họ ? Thực tế là Trung Quốc đã, đang và sẽ tiếp tục trả lại cho giới tài phiệt tài chính Mỹ dưới hình thức lợi nhuận, và các nhà đầu tư đó sử dụng lợi nhuận đó để tác động đến chính phủ khiến họ phải làm ngơ trước thực tế Trung Quốc đang ngày càng trở nên hùng mạnh và sẽ đến ngày tính sổ với chính nước Mỹ và thế giới phương Tây đang lộng hành hiện nay.
Mặt tối của chủ nghĩa tư bản - chủ nghĩa đế quốc:
Vì sao tài phiệt tài chính Mỹ thích nuôi dưỡng các chế độ độc tài?
Các chế độ độc tài là nguồn gốc của xung đột và họ là người luôn tạo ra chiến tranh, chạy đua vũ trang trên khắp toàn cầu. Nhưng thực tế lịch sử cho thấy các tài phiệt kiếm bộn tiền từ chiến tranh. Cách kiếm tiền của họ là tài trợ cho các hãng vũ khí (mà họ có thể là chủ sở hữu luôn) và đồng thời cho chính phủ các nước vay nợ. 
Sau mỗi cuộc chiến, các chính phủ dù ở phe thắng hay bại đều chìm trong nợ nần vì các khoản chi tiêu khổng lồ cho chiến tranh, sau đó là chi tiêu lớn hơn nữa cho công cuộc tái thiết. Các chính phủ vay tiền từ ai để phục vụ chiến tranh? Chắc không phải từ các hãng sản xuất vũ khí siêu lợi nhuận mà là từ các siêu ngân hàng toàn cầu.

Thứ Năm, 4 tháng 8, 2022

Quan chức Đài Loan: 'Trung Quốc là con hổ giấy'

Vừa đọc bài của TS kinh tế người Mỹ Antonio Graceffo khẳng định 'Trung Quốc là con hổ giấy', thì lại đọc được bài này của quan chức Đài Loan, cựu Bộ trưởng Y tế Đài Loan, Tiến sĩ Twu Shiing-jer, cũng gọi 'Trung Quốc là con hổ giấy'. Chán không muốn bình luận vì thái độ chủ quan và khinh thường đối thủ của những nhà khoa học và quan chức này. Có thể hôm nay TQ còn là con hổ giấy, nhưng biết đâu 10, 20, 30 năm nữa TQ sẽ thành con hổ thực và tấn công Đài Loan thực, liệu khi đó họ có còn cười được không ? Người TQ rất thâm nho và cũng rất giỏi. Họ có câu: Quân tử 10 năm trả thù cũng không muộn. Họ còn nói: Cười người hôm trước hôm sau người cười... Tôi ủng hộ Trung Quốc và Đài Loan giữ nguyên trạng hiện nay, đồng thời nếu muốn thay đổi thì hai bên có thể đàm phán hòa bình để: (i) hoặc Đài Loan độc lập, (ii) hoặc Đài Loan sáp nhập vào TQ trong hòa bình. Mỹ và phương Tây không nên có những hành động thách thức TQ như chuyến đi của bà Pelosi. Đài Loan không nên có bất cứ hành động gì chống Trung Quốc, hai bên chung sống hòa bình. Chỉ trong điều kiện này tôi mới ủng hộ Mỹ và phương Tây can thiệp bảo vệ Đài Loan khi TQ dùng vũ lực đối với Đài Loan.
Quan chức Đài Loan: 'Trung Quốc là con hổ giấy'
Vào ngày 02/8, quan chức Đài Loan, Tiến sĩ Twu Shiing-jer gọi Trung Quốc là “con hổ giấy” trong một cuộc phỏng vấn sau khi Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi đến Đài Loan. Ông Twu mạnh mẽ ủng hộ sự thay đổi chính sách “Một Trung Quốc” của Hoa Kỳ, đề xuất rằng Hoa Kỳ áp dụng chính sách “Một Đài Loan, Một Trung Quốc” dựa trên ý chí của người dân Đài Loan.
Bà Pelosi đã đến thăm quốc đảo 19 giờ, bất chấp những lời đe dọa từ ĐCSTQ và gặp Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn và Phó Tổng Thống Lại Thanh Đức (Lai Ching-te). Hiện bà Pelosi đã rời hòn đảo tự trị đến Hàn Quốc, điểm dừng chân tiếp theo trong chuyến đi đến châu Á.

Trung Quốc chỉ là một con hổ giấy (?)

Trung Quốc chỉ là một con hổ giấy (?)
Tác giả: Antonio Graceffo - Chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Pelosi tái khẳng định cam kết của Hoa Kỳ đối với đảo quốc này và cho thấy Trung Quốc chỉ là một con hổ giấy.
Trung Quốc đã đe dọa hành động quân sự nếu Chủ tịch Hạ viện Pelosi đến thăm Đài Loan, nhưng điều này đã không ngăn cản được bà. Đây là chuyến thăm cấp cao nhất của Hoa Kỳ trong 25 năm qua.

Taliban nói về vụ Mỹ diệt trùm khủng bố al-Qaeda

Đọc những tin thế này tôi đều ngạc nhiên không biết luật pháp quốc tế nào cho phép Mỹ ngang nhiên mang máy bay và quân đội đến thủ đô một quốc gia độc lập, có chủ quyền như Afghanistan để bắn phá và tiêu diệt những người bị Mỹ gọi là "khủng bố" ? Afghanistan còn là thành viên rất nhiều tổ chức như Liên hợp quốc, Tổ chức Hợp tác Hồi giáo, Hiệp hội Hợp tác Khu vực Nam Á, Nhóm 77, Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phong trào Không liên kết. Chính quyền Taliban là người lãnh đạo hợp pháp ở Afghanistan hiện nay. Bài dưới đây cho biết "lãnh đạo của Taliban không biết về sự hiện diện của al-Zawahiri ở Kabul, thủ đô Afghanistan". Đại diện của Taliban tại Liên Hợp Quốc, ông Suhail Shaheen, hiện có mặt ở Doha cũng nói với các nhà báo: "Chính phủ Afghanistan và các nhà lãnh đạo của chúng tôi không biết về những gì mà Mỹ tuyên bố cũng như bất kỳ dấu vết nào ở đó. Điều tra đang được tiến hành để tìm hiểu về tính xác thực của tuyên bố". Vậy đó, liệu có nên tin vào những tuyên bố của Mỹ về luật pháp quốc tế và dùng điều đó để chống Nga khi mà Mỹ ngang nhiên can thiệp ở khắp nơi như thế này ? Thế nên đừng quan tâm đến những điều Mỹ nói, chỉ quan tâm tới điều Mỹ làm. Putin và người dân Nga hiểu rất rõ điều đó khi buộc phải phát động cuộc chiến bất đắc dĩ tại Ukraine để chặn đứng nguy cơ sẽ bị Mỹ tổ chức xâm lược.
Taliban phá vỡ im lặng về vụ Mỹ diệt trùm khủng bố al-Qaeda
Một quan chức Taliban hôm nay (4/8) cho biết, lực lượng này đang điều tra tuyên bố của Mỹ về việc thủ lĩnh mạng lưới khủng bố al-Qaeda là Ayman al-Zawahiri đã bị tiêu diệt ở Kabul.
Taliban tăng cường an ninh ở Kabul. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters, tuyên bố này cho thấy lãnh đạo của Taliban không biết về sự hiện diện của al-Zawahiri ở Kabul.

Tranh của họa sĩ nam thường đắt gấp 10 lần của nữ?

Người ta cứ tôn thờ cơ chế thị trường, nhưng thực ra không có cơ chế thị trường nào hoàn hảo mà chúng luôn luôn bị lũng đoạn bởi những nhóm lợi ích. Tại sao tranh của họa sĩ nam thường đắt gấp 10 lần của nữ ? Câu trả lời trong bài này là: "Vì có sự thông đồng vô thức giữa thị trường, lịch sử nghệ thuật và các tổ chức". Tôi không tin là vô thức mà là có tổ chức. Tương tự như thế, trên thế giới, Mỹ và các đồng minh phương Tây luôn luôn lũng đoạn thị trường thế giới để mua rất rẻ và bán rất đắt, qua đó bóc lột thậm tệ các nước đang phát triển. Trong nước cũng vậy, các đại gia không tập trung sản xuất kinh doanh mà đầu tư vào đất đai, bất động sản và một số loại hàng hóa nào đó, đẩy giá lên rất cao, trong khi ép giá các hàng hóa và dịch vụ của nhân dân lao động xuống rất thấp. Đầu cơ lũng đoạn thường lộ rõ ở thị trường chứng khoán. Nghe đồn có một số ông trùm trên thị trường này câu kết với quan chức chính quyền tung hứng giá chứng khoán để trục lợi; không rõ bằng chứng nhưng tôi tin điều này. Vụ Trịnh Văn Quyết chỉ là bể nổi của một tảng băng chìm khổng lồ. Quyết đã bị bắt, nhưng chắc sẽ có những quan chức cấp cao bị kỷ luật mất chức vì câu kết với những kẻ như Quyết. Chờ Hội nghị Trung ương tháng 10 tới xem thế nào.
Tại sao tranh của họa sĩ nam thường đắt gấp 10 lần của nữ?
03/08/2022 TTO - Một người đàn ông vẽ giỏi hơn phụ nữ gấp 10 lần? Họa sĩ nổi tiếng người Đức Georg Baselitz từng nói với tờ Guardian: “Phụ nữ vẽ không đẹp. Đó là thực tế. Thị trường không nói dối”.
Bức tranh hoa của nữ họa sĩ Georgia 
O'Keeffe bán 44,4 triệu USD - Ảnh: SOTHEBY'S
Thị trường có thể không cố tình đánh lừa mọi người, nhưng chắc chắn nó mang lại ấn tượng họa sĩ nam giỏi hơn họa sĩ nữ rất nhiều, theo tờ Guardian.

Người lao động và bài toán khó về lương hưu

Thời phong kiến, Nho giáo dạy chúng ta: "Làm tôi phải hết lòng trung, làm quan phải thanh liêm, làm con phải tròn đạo hiếu; nếu không thì trời chu đất diệt". Con luôn luôn phải vâng lời bố mẹ và có trách nhiệm với bố mẹ. Con không tròn đạo hiếu thì theo luật nhân quả sẽ bị đày xuống địa ngục... Do đó, bố mẹ dồn hết công sức, tình cảm và tiền bạc đầu tư cho con và coi con là của để dành cho mình lúc tuổi già. Thời nay thì khác. Bình đẳng tự do lên ngôi, con từ sau 18 tuổi độc lập với bố mẹ. Con ngoan thì bố mẹ được nhờ khi về già mà con hư thì bố mẹ khổ. Bố mẹ bây giờ chỉ còn ít người có tâm lý sống phụ thuộc vào con lúc tuổi già. Đa số bố mẹ dựa vào tiền tiết kiệm ít ỏi để sống. Một bộ phận dựa vào lương hưu, nhưng than ôi phần lớn người nghỉ hưu có lương hưu rất thấp nên cuộc sống rất khốn khổ, nên cực chẳng đã vẫn phải dựa vào con. VN sai lầm là không tập trung phát triển kinh tế tư nhân mà ưu tiên phát triển kinh tế dựa vào thu hút đầu tư nước ngoài, chiều chuộng và dành cho các nhà đầu tư nước ngoài rất nhiều ưu đãi, trong khi khu vực kinh tế tư nhân trong nước bị phân biệt đối xử rất khổ. Các nhà đầu tư nước ngoài chỉ quan tâm tới kiếm lợi nhuận rồi mang về nước, mặc kệ người lao động VN lúc già sống thế nào (khi đầu tư trong nước họ, họ phải quan tâm đến người lao động để duy trì được lực lượng sản xuất lâu dài cho họ, còn khi đầu tư ra nước ngoài họ có thể nay đầu tư ở nước này, mai chuyển sang đầu tư ở nước khác nên không cần quan tâm). Bất công ở VN vô cùng lớn, lương hưu của người lao động bình thường chỉ 3-5 triệu đồng, nhưng của một số loại quan chức, ngành nghề quan trọng đối với Đảng thì cả chục triệu đồng. Đặc biệt, tiền lương và lương hưu thì thấp, giá cả thị trường tăng nhanh, nhất là giá đất đai. Bạn tôi bảo nhà trong ngõ đường Trần Duy Hưng (Hà Nội) vừa bán giá 220 triệu đồng/m2, nhà trong ngõ đường Huỳnh Thúc Kháng giá 300 triệu đồng/m2. Trong khi đó mấy người bạn chức vụ cao của tôi khoe được nhà nước cấp miễn phí 150-200 m2 đất xây biệt thự, bán đi cứ 200 triệu/m2 cũng được 30-40 tỷ. Không biết đến bao giờ những bất công này mới được xóa bỏ ?
Người lao động và bài toán khó về lương hưu
03/08/2022 Thời gian qua, những thực hành về chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) với nỗ lực thay đổi tập quán, quan niệm về an sinh xã hội đối với người lao động dường như không đạt được như kỳ vọng. Đặc biệt, từ sau đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư (5 - 10.2021) hiện tượng người lao động rút tiền BHXH một lần diễn ra hàng loạt không những khiến mô hình phúc lợi công lâm vào khủng hoảng mà còn khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngưng trệ.

Nhiều người xếp hàng từ rạng sáng chờ nộp hồ sơ rút BHXH một lần tại cơ quan BHXH TP Thủ Đức, TP.HCM, tháng 4.2022. Ảnh: Vnexpress

Thứ Tư, 3 tháng 8, 2022

Đường cao tốc miễn thu phí, không giới hạn tốc độ ở Đức

Mỗi dịp hè và Tết, tôi thường lái xe đi du lịch khắp nơi ở châu Âu và ở VN, mỗi chuyến đi kéo dài 3000-7000 km là bình thường. 6 năm nay sống ở VN nên mỗi khi lái xe trên đường cao tốc, tôi lại nhớ da diết các tuyến đường cao tốc miễn thu phí, không giới hạn tốc độ ở Đức và nhiều tuyến đường cao tốc ở các nước châu Âu khác. Những con đường trên cao tốc Autobahn luôn được bảo trì liên tục nhằm đảm bảo các phương tiện an toàn khi lưu thông ở tốc độ cao. Nếu bề mặt đường của Autobahn không hoàn hảo, nó có thể dẫn đến những vụ tai nạn nguy hiểm vì những chiếc xe luôn di chuyển với tốc độ cao. Các công nhân sửa đường liên tục đổ thêm các lớp nhựa mới nhằm giúp cho Autobahn luôn trong tình trạng hoàn hảo và nó liên tục được kiểm tra xem có dấu hiệu hư hỏng nào không. Mặt đường Autobahn sử dụng bê tông không đông đặc; đây là lý do giúp cho Autobahn tồn tại qua nhiều năm mà không xảy ra bất kỳ hư hỏng nghiêm trọng nào, hỗn hợp bê tông không đông đặc giúp ngăn ngừa bề mặt đường Autobahn bị nứt. Hỗn hợp này cho phép bề mặt đường Autobahn trở nên dẻo hơn và ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết. 
Đường cao tốc miễn thu phí, không giới hạn tốc độ ở Đức
Song Nguyên - 2/8/2022 Hệ thống đường cao tốc liên bang Autobahn (Đức) đưa vào hoạt động từ năm 1932. Tài xế có thể thoải mái nhấn ga trên 1/4 tổng chiều dài của hệ thống cao tốc này. Autobahn là một trong những mạng lưới đường cao tốc lớn nhất thế giới với tổng chiều dài gần 13.000 km. Hệ thống đường cao tốc này trở nên đặc biệt vì không có trạm thu phí và một số đoạn không giới hạn tốc độ.

Ảnh: Fodors Travel Guide.
Để vận hành hệ thống đường cao tốc phức tạp, hạn chế tai nạn, Autobahn áp dụng công nghệ hiện đại trong chế tạo mặt đường, đặt ra những điều luật khắt khe về tốc độ, đảm bảo ý thức người tham gia giao thông.

TQ phản ứng quyết liệt chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi

Trung Quốc phản ứng quyết liệt chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi
Như chúng ta đã biết, Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi đã đặt chân tới Đài Loan lúc 22:43 tối hôm 02/08 nhằm thể hiện sự ủng hộ nền dân chủ của hòn đảo. Đáp lại, Trung Quốc đã bắt đầu cuộc tập trận quân sự chưa từng có kéo dài 6 ngày xung quanh Đài Loan. Những diễn biến trên khiến các nhà phân tích không khỏi lo ngại về việc lặp lại khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ 3. Dưới đây là tổng hợp tin tức trên các báo hôm nay.
Ảnh bản đồ của 6 khu vực tập trận đã được truyền thông Trung Quốc đăng tải. Theo đó, sẽ có những cuộc tập trận diễn ra cách bờ biển Đài Loan (Trung Quốc) dưới 15km.

Trung Quốc đang có thiên thời để chiếm Đài Loan

Đoạn này hay: "một liên minh Nga - Trung Quốc trải dài Á - Âu rộng lớn, có sức mạnh quân sự đáng gờm, đầy dã tâm và khát khao soán ngôi thống trị Mỹ đã hình thành nhờ vào sai lầm chiến lược của Mỹ: ưu ái, che chở cho Trung Quốc phát triển bất chấp các vấn đề nhân quyền tồi tệ và buộc Nga phải trở thành kẻ thù số một của nước Mỹ. Bằng cách này, Mỹ đã thành công dâng tặng một cường quốc vũ khí, đầy dã tâm cho đối thủ số một của họ: Trung Quốc".
Trung Quốc đang có thiên thời để chiếm Đài Loan
Nguồn: Trên mạng - Khả năng Trung Quốc phát động một cuộc chiến tranh để thống nhất Đài Loan ngày một lớn hơn kể từ khi Nga đưa quân vào xâm lược Ukraine. Các cảnh báo chiến tranh khởi xướng bởi Trung Quốc từ các chính phủ, chuyên gia chiến lược quân sự khắp toàn cầu ngày một dày đặc. Nhờ sai lầm chiến lược và sự yếu của Mỹ, Trung Quốc chưa bao giờ có ‘thiên thời’ tốt đến thế để phát động một cuộc chiến tranh, dù vậy, ‘địa lợi và nhân hoà’ lại là một câu chuyện khác…
Chuyên cơ mang số hiệu SPAR19 chở Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi chính thức hạ cánh xuống sân bay Tùng Sơn, Đài Bắc, Đài Loan vào 22:45 phút tối thứ Ba (02/08). Chuyến thăm lịch sử này bất chấp mọi đe dọa trước đó của Trung Quốc về triển khai quân đội, vũ khí nhắm vào chuyến phi cơ của Bà Pelosi. 

(4) Putin - Một tài năng xuất chúng, một phẩm chất tuyệt vời

Putin - Một tài năng xuất chúng, một phẩm chất tuyệt vời (Phần 4)
Tác giả Tào Trường Thanh - Visiontimes - NATO do Hoa Kỳ lãnh đạo đã thù địch với Nga như thù địch Liên Xô, đàn áp Nga, kích động quan hệ giữa các nước vệ tinh của Liên Xô cũ và Nga, nuốt lời hứa, mở rộng NATO lên 14 quốc gia. Đồng thời, ở Ukraine, Mỹ và NATO chuẩn bị chiến tranh, trang bị vũ khí đến trước cửa nước Nga, và cuối cùng phát triển thành cuộc chiến Nga-Ukraine ngày nay. 
Hiện Putin đang bị tấn công bởi Anh, Mỹ và phương Tây, và Nga đang chịu các lệnh trừng phạt kinh tế toàn diện, chủ yếu vì ba cuộc xung đột sau:

Thứ Ba, 2 tháng 8, 2022

(3) Putin - Một tài năng xuất chúng, một phẩm chất tuyệt vời

Putin - Một tài năng xuất chúng, một phẩm chất tuyệt vời (Phần 3)
Tác giả Tào Trường Thanh - Visiontimes - Sau khi bắt đầu cuộc chiến Nga-Ukraine, phương Tây còn rợp trời dậy đất yêu ma hóa Putin hơn. Vô số bài báo nói người dân Nga sẽ sớm lật đổ Putin. Nhưng thực tế là tỉ lệ ủng hộ Putin ở Nga không giảm mà còn tăng lên. Theo cuộc thăm dò mới nhất (tháng 6 năm 2022), tỷ lệ ủng hộ Putin là 83% (do cơ quan thăm dò dân ý quốc tế uy tín Statista thực hiện).
Trước chiến tranh, sự ủng hộ của toàn cầu dành cho Putin chưa đến 30%, thì giờ đây, ngoài 7 nước công nghiệp phát triển và các nước có lợi ích liên quan, các quốc gia Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ và gần như toàn bộ Trung Đông và Mỹ Latinh, sự ủng hộ ở đó dành cho Putin cũng mạnh mẽ như người dân Nga!

(2) Putin - Một tài năng xuất chúng, một phẩm chất tuyệt vời

Putin - Một tài năng xuất chúng, một phẩm chất tuyệt vời (Phần 2)
Tác giả: Tào Trường Thanh, Visiontimes - 
Có thể nói, sau khi Liên Xô tan rã, kẻ giáng đòn mạnh đầu tiên vào Nga chính là Mỹ. Nếu nói “liệu pháp shock” là một tai nạn, thì sau đó, hàng loạt các biện pháp trừng phạt kinh tế chống lại Nga do Hoa Kỳ khởi xướng và lãnh đạo, nhằm làm suy yếu sức mạnh quốc gia của Nga, đều là hữu ý thực hiện.
1) Liệu pháp sốc đánh sập nền kinh tế Nga
Khi Putin còn là thủ tướng, cách tiếp cận cứng rắn của ông đối với những kẻ khủng bố Chechnya đã chiếm được cảm tình của người dân Nga. Vào đêm ngày ông trở thành quyền tổng thống (vào thời điểm đó, cuộc chiến Chechnya lần thứ hai chỉ mới diễn ra vài tháng), ông đã dẫn phu nhân của mình và vợ chồng Giám đốc Cục An ninh Quốc gia cùng những người khác mạo hiểm ra tiền tuyến ở Chechnya.

Nguy cơ xung đột Mỹ-Trung khi bà Pelosi thăm Đài Loan

Chiến thuật cắt lát salami đồng nghĩa với Chiến thuật tằm ăn dâu là một cách thức để tiến dần tới những mục đích lớn bằng những bước tiến nhỏ và từ từ nhưng chắc chắn. Trong khi Mỹ và đồng minh thường tập hợp lực lượng đồng thời đánh nhanh và công khai vào các nước nhỏ, thì với những nước lớn và tương đối lớn, họ dùng Chiến thuật cắt lát salami để tiết kiệm tiền của và nhân lực. Ví dụ như họ đã áp dụng thành công ở Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu cũng như một số nước khác trong nửa thế kỷ qua và nay đang áp dụng cho Nga và Trung Quốc. Rõ ràng Nga và Trung Quốc đều hiểu chiến thuật cắt lát salami rất lợi hại, nên Nga đã chủ động ra tay trước ở Ukraine chứ không thể ngồi im chờ ngày tan rã như Liên Xô. Trung Quốc cũng ý thức được điều đó nên họ có thể không khoanh tay ngồi yên khi bà Pelosi tới vùng lãnh thổ Đài Loan. Do đó, nguy cơ chiến tranh Mỹ - Trung bùng phát ngoài kiểm soát là điều khó có thể loại trừ hoàn toàn. Đến thời điểm này, CNN và các tổ hợp thông tin quốc tế đều chưa cho biết máy bay của bà Pelosi có hướng về Đài Loan hay không.
Nguy cơ xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc khi bà Pelosi thăm Đài Loan
17:21, 02/08/2022 VOV.VN - Chiến thuật cắt lát salami của Mỹ đã gây ra nhiều căng thẳng giữa nước này và Trung Quốc. Chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Pelosi tới vùng lãnh thổ Đài Loan có thể châm ngòi cho một cuộc xung đột giữa 2 nước.
Cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung Quốc. Minh họa: Twitter.
Trong các năm gần đây, Mỹ đơn phương rút lui khỏi các thỏa thuận an ninh với các đối thủ chính của mình (chẳng hạn như với Nga trong vấn đề vũ khí chiến lược...) từ đó khởi động sự leo thang khó kiểm soát trong quan hệ giữa Mỹ và các nước đó. Mỹ đã ở vào thế tiến tới chiến tranh với nhiều nước như Nga và Iran. Gần đây, Mỹ đang có những động thái có thể vô tình làm nổ ra xung đột quân sự với Trung Quốc khi ngày càng từ bỏ chính sách “Một nước Trung Hoa”.

Hoan hô cựu TT Mỹ D. Trump phát biểu chính xác

Hoan hô cựu Tổng thống Mỹ D. Trump phát biểu chính xác
Một là Ukraine có thể theo Mỹ chơi đểu Nga nhưng chỉ nên trong giới hạn. Khi Nga đã nổi cáu thì Ukraine phải thu tay ngay, thậm chí phải đàm phán nhượng bộ để xoa dịu Nga.
Người Nga rất hiền nhưng cũng rất giỏi và rất nóng tính. Chịu đựng áp bức và đè đầu cưỡi cổ của Mỹ và Phương Tây hơn 1 thế kỷ thì người Nga không nóng tính, bức bối mới là lạ.

Putin: phương Tây vứt quy tắc thương mại vào sọt rác

Putin: phương Tây vứt quy tắc thương mại vào sọt rác
Tổng Thống Nga nói rằng. Phương Tây không tính đến hậu quả khi trừng phạt kinh tế Nga. Đồng thời "vứt bỏ các nguyên tắc thương mại toàn cầu vào sọt rác".
Ông thừa nhận ngành thép nước này đang phải đối mặt nhiều thách thức do các lệnh trừng phạt của phương Tây, như khó tiếp cận thị trường quốc tế, không thể mua thiết bị từ nước ngoài để sản xuất phụ kiện ống thép, thép cuộn và thép tấm.

7 điều cần biết khi sử dụng nhà vệ sinh

7 điều cần biết khi sử dụng nhà vệ sinh
Dù nhà vệ sinh của bạn có được vệ sinh sạch sẽ đến đâu, nếu không chú ý đến những thói quen này thì bạn vẫn sống trong môi trường đầy vi khuẩn mà không hề hay biết.

1) Lau chùi hậu môn nhiều lần sau khi tiểu tiện, đại tiện

Bạn gái đi đâu cũng cho chó đi cùng

Làm thằng đàn ông thời nay khổ thật. Vừa phải đi làm vất vả để lo cuộc sống đầy đủ tiện nghi cho vợ con, vừa phải hầu đám chó mèo của họ nữa. Thời bé tôi cũng thích chó mèo và thường chơi với chúng, nhất là trong thời kỳ về nông thôn sơ tán tránh bom đạn Mỹ. Nhưng sau này lớn lên, thấy phụ nữ cưng chiều chó mèo quá đâm ra tôi rất ghét chúng, không những không cho vợ con nuôi (nói thẳng nếu thích nuôi thì cút ra khỏi cái nhà này) mà đến nhà ai thấy có chó là tôi kiên quyết quay xe không vào. Tôi cũng tẩy chay không chơi với chó và không ăn thịt chó vì chó là nguồn gốc của nhiều loại bệnh tật. Đọc bài dưới đây thấy "Người không bằng chó", "Người yêu có thể không có, nhưng chó nhất định phải có một con", thấy đàn ông mê gái rất khổ. Vậy thì tiếc gì mà không đá đít người đẹp đi ? 
Bạn gái đi đâu cũng cho chó đi cùng
Tôi 30 tuổi, em 26 tuổi, đều là nhân viên văn phòng; em xinh đẹp, quyến rũ, khéo léo nhưng có một điều làm tôi rất bực.
Dạo này em nuôi một con chó rất đáng yêu, em yêu nó đến nỗi đi đâu cũng mang theo, thậm chí về ra mắt bố mẹ tôi em mang đi cùng, tối nhốt nó trong nhà. Sinh nhật bạn bè, em cho chó đi theo. Em không ăn thịt lại vứt cho chó ăn, rồi bế nó trong lòng, thỉnh thoảng đút thức ăn cho nó khiến tôi rất ngại.

Cân bằng giữa kiểm soát lạm phát và phục hồi kinh tế

Làm trong cơ quan nhà nước đã nhiều thập niên nhưng nói thật là tôi rất ít khi tin tưởng vào các số liệu thống kê của nhà nước, nhất là các số liệu phát hành từ khi Ba Dũng làm Thủ tướng (2006) đến nay. Không chỉ có tôi, rất nhiều đại biểu Quốc hội và ủy viên trung ương Đảng cũng công khai bày tỏ nghi ngờ chất lượng các số liệu thống kê ngay tại diễn đàn Quốc hội hay Hội nghị trung ương, nhất là các số liệu thống kê kinh tế. Vì vậy tôi rất khâm phục các bác Lực, Thiên và Thành trong bài dưới đây. Các bác tin tưởng tuyệt đối vào chúng, và rất hăng hái phân tích mổ xẻ chúng để chứng minh cho toàn dân thấy tình hình kinh tế đất nước vẫn rất vững vàng, "Việt Nam có nguồn lực và dư địa để kiểm soát lạm phát" (bác Thiên), "Việt Nam vẫn có cơ hội kiểm soát tốt lạm phát" (bác Lực) và "Đồng quan điểm như vậy" (bác Thành). Đặc biệt các bác phân tích tình hình, chủ trương và giải pháp giống y chang như trong các báo cáo của Chính phủ và các Bộ ngành, hầu như các câu trong bài này đều cho thấy điều đó. Chả trách các quan chức mê các bác này quá, hội nghị, hội thảo, diễn đàn nào cũng phải cố mời bằng được các bác đến phát biểu để ủng hộ họ. Xem tivi quanh quẩn cũng chỉ có mấy bác này thay nhau xuất hiện. Đúng là không khâm phục các bác không được vì tôi không bao giờ có thể làm được như các bác. Tôi thì thấy hệ thống này nó thối nát quá rồi, không đảo ngược những nền tảng cơ bản của nó (như chế độ sở hữu, vai trò quản lý của nhà nước,...) thì đất nước sẽ tiếp tục xu thế ngày càng lụn bại.
Cân bằng giữa kiểm soát lạm phát và phục hồi kinh tế
Vân Phong 01/08/2022 (KTSG Online) – 
Lạm phát là từ được nhiều chuyên gia nhắc tới tại buổi làm việc giữa Thủ tướng với các bộ, ngành về giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô chiều 30-7 cũng như tại một số hội thảo, tọa đàm diễn ra gần đây. Các chuyên gia cho rằng doanh nghiệp có thể gặp khó khăn, thậm chí suy giảm nội lực nếu các cơ quan quản lý chỉ tập trung kiểm soát tỷ lệ lạm phát dưới mức trần là 4%.
Kiểm soát tốt giá cả các mặt hàng thiết yếu là cơ sở để kiềm chế lạm phát, làm giảm gánh nặng chi phí với người dân và doanh nghiệp. Ảnh: Thanh Tân

Tây Ban Nha không cấp visa cho hộ chiếu mẫu mới của Việt Nam

Buồn nhỉ, không biết Bộ Công an và Bộ trưởng Tô Lâm nghĩ gì mà quyết định bỏ nơi sinh trong hộ chiếu mẫu mới để gây phiền toái cho người dân và làm mất thể diện quốc gia như thế này. Buồn hơn là dường như BCA quyết tâm không xin lỗi người dân và không rút kinh nghiệm, vẫn cho là hộ chiếu mẫu mới phù hợp với quy định của Tổ chức hàng không thế giới và không có vấn đề gì. Được biết, trong hộ chiếu theo mẫu mới, Bộ Công an Việt Nam chủ động thay “nơi sinh” bằng mã số định danh với 12 chữ số. Từ sáng kiến cải tiến này, khi kiểm tra “nơi sinh” của công dân Việt Nam, nếu đương sự có hộ chiếu Việt Nam theo mẫu mới, các viên chức hữu trách khắp nơi trên thế giới đều phải biết và phải có danh sách nơi sinh đã được “số hóa” để tra cứu, đối chiếu xem đương sự sinh ở đâu - nhóm ba chữ số đầu trong 12 chữ số định danh. Danh sách “nơi sinh” đã được... “số hóa” theo kiểu này dài bảy trang và không phải đâu cũng có; thêm nữa thời gian so sánh, đối chiếu cũng không ít, nếu thực hiện ở cửa khẩu thì chắc chắn không khả thi. Vì vậy, tôi tin là dù bao biện kiểu gì thì cuối cùng Bộ CA cũng phải bỏ "hộ chiếu mẫu mới" này và thay bằng "hộ chiếu mẫu mới mới hơn", trong đó có ghi nơi sinh. Tốn kém và lãng phí thời gian, tiền bạc của nhà nước cũng như của người dân, trách nhiệm này thuộc về ai ?
Tây Ban Nha không cấp visa cho hộ chiếu mẫu mới của Việt Nam
Châu Như Quỳnh 01/08/2022 - (Dân trí) - Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Việt Nam cho biết, các quy định hiện hành không cho phép cấp thị thực Schengen (gồm 26 nước ở châu Âu) cho người Việt Nam mang hộ chiếu mới do thiếu thông tin nơi sinh. Thông báo trên được Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Việt Nam đưa ra hôm nay (1/8). Đây là quốc gia thứ hai sau Đức đề cập tới những khó khăn trong việc cấp thị thực đối với công dân Việt Nam mang hộ chiếu mẫu mới.

Mẫu hộ chiếu mới của Việt Nam cấp ngày 1/7/2022 (Ảnh: Tiến Tuấn).

Thứ Hai, 1 tháng 8, 2022

NATO đang mở rộng sang châu Á ?

NATO đang mở rộng sang châu Á ?
Lê Việt Đức - Bài này viết về việc Mỹ tìm cách NATO hóa thế giới, tức là đưa thêm nhiều nước thân Mỹ ở khắp nơi trên thế giới vào NATO để tăng cường quyền lực thống trị và bóc lột thế giới của Mỹ.
Như vậy bên cạnh mô hình thống trị kinh tế thế giới hình tháp từ Mỹ qua G7 rồi qua OECD..., Mỹ sẽ mở thêm mô hình thống trị hình tháp về quân sự.

Không đồng tình việc Hiệu trưởng cầm quyền trượng

Không đồng tình việc Hiệu trưởng đại học VN cầm quyền trượng
Lê Việt Đức - Tối nay 1/8 xem chương trình thời sự 20h VNEWS của Thông tấn xã VN mình thấy đưa tin ở nước ngoài (Mỹ) có một số trường Hiệu trưởng cầm quyền trượng trong lễ trao bằng tốt nghiệp đại học để tăng tính long trọng.
Tuy VNEWS không đề cập tới vụ Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội cầm quyền trượng, song có thể hiểu thông điệp của VNEWS là việc này có thể chấp nhận được.

(1) Putin - Một tài năng xuất chúng, một phẩm chất tuyệt vời

Putin - Một tài năng xuất chúng, một phẩm chất tuyệt vời (Phần 1)
Tác giả: Tào Trường Thanh, Visiontimes - Không thể đoán trước cuộc chiến Ukraine sẽ kết thúc như thế nào, nhưng điều đã biết là hình ảnh của Tổng thống Putin đã bị tổn hại nghiêm trọng ở phương Tây, ông bị gọi là kẻ độc tài, tội phạm chiến tranh, và thậm chí là một Hitler đương thời.
Các phương tiện truyền thông phương Tây, nơi mà phe cánh tả chiếm ưu thế áp đảo, kiểm soát gần như toàn bộ dư luận phương Tây, vì vậy bất kể họ nói gì, dù lời nói dối lớn đến đâu cũng có thể trở thành ‘sự thật’. Những ai hiểu rõ những lời vu khống và phỉ báng của giới truyền thông cánh tả đối với Tổng thống Trump, thì đều biết rằng, nhận xét trên không phải là một sự cường điệu.

Mỹ sẽ trải qua hàng thập kỷ 'khủng hoảng lạm phát'

Nền kinh tế Mỹ sẽ trải qua hàng thập kỷ 'khủng hoảng lạm phát'
Nhà kinh tế học và nhà đầu tư nổi tiếng Peter Schiff dự đoán rằng, cuộc suy thoái này sẽ tồi tệ hơn những gì đã diễn ra hơn một thập kỷ trước. Có một sự nhất trí là Mỹ đang trên con đường tăng trưởng kinh tế chậm lại. Mỹ sẽ đi về đâu trong những tháng hay năm tới, cho dù là lạm phát đình trệ hay suy thoái, vẫn còn phải chờ xem. Dù gì xảy ra chăng nữa, thì "chúng ta sẽ gặt hái những hậu quả" của đợt kích thích tài khóa và tiền tệ lớn trong đại dịch, Peter Schiff cho biết.
Sau khi GDP quý 2 của Mỹ giảm 0,9%, các chuyên gia đang tranh luận về việc liệu nền kinh tế Mỹ có chính thức rơi vào suy thoái kỹ thuật hay không.

Sự thật lịch sử về nạn đói năm 1945 ở Việt Nam

“Nạn đói nguy hiểm hơn nạn chiến tranh". Chính vì vậy mà an ninh lương thực là an ninh quan trọng nhất đối với mỗi quốc gia. Nhà nước ta đã quy hoạch 5 triệu ha đất đồng bằng để trồng lúa nhằm đảm bảo an ninh lương thực. Phần lớn diện tích đất này nằm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đồng bào ở đây buộc phải trồng lúa nên rất nghèo. Rất mong Nhà nước chú ý có chính sách ưu đãi đối với họ.
Sự thật lịch sử về nạn đói năm 1945 ở Việt Nam
31/07/2022 Năm 1945, nạn đói khủng khiếp đã xảy ra ở miền Bắc Việt Nam từ tỉnh Quảng Trị trở ra. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng so sánh nạn đói năm 1945 ở Việt Nam với tổn thất của cuộc chiến tranh Pháp - Đức.

Xương những người chết đói ở trại Giáp Bát. Ảnh: Võ Anh Ninh
“Nạn đói nguy hiểm hơn nạn chiến tranh. Thí dụ, trong 6 năm chiến tranh, nước Pháp chỉ chết 1 triệu người, nước Đức chỉ chết chừng 3 triệu người. Thế mà, nạn đói nửa năm ở Bắc Bộ ta đã chết hơn 2 triệu người…” - (Trích Hồ Chủ Tịch hô hào chống nạn đói năm 1945).

Muốn ‘hút’ khách cho xe buýt, hãy đi thử vài chuyến

Bài dưới đây viết về thảm cảnh của xe buýt ở Sài Gòn. Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe coi xe buýt là nhà riêng, muốn làm gì thì làm, coi khách hàng là lũ rác rưởi, phục vụ chúng thế nào chúng cũng phải im mồm chấp nhận. Sài Gòn là nền kinh tế thị trường mà buýt còn đối xử với khách đểu cáng như thế thì chắc chắn buýt Hà Nội còn đểu cáng hơn. Nhưng mà đời có luật nhân quả. Ác giả ác báo. Đểu cáng với khách nhất là Công ty TNHH Bắc Hà vận hành các tuyến buýt từ 41 đến 45. Ngày nào ra bến xe, tôi cũng đều nghe hành khách chửi công ty này. gần như 100% nhân viên của công ty này là bọn mất dạy, vô học. Sáng nay 1/8 cả 4 bác chờ xe cùng tôi đều phẫn nộ chửi Bắc Hà. Kết quả công ty này phá sản, các tuyến của công ty này dừng hoạt động kể từ hôm nay 1/8. Đúng là trời có mắt.
Muốn ‘hút’ khách cho xe buýt, hãy đi thử vài chuyến để biết!
Minh Duy 31/07/2022 (KTSG Online) – Sáng sớm nay, một cậu thanh niên đã bị tài xế và tiếp viên trên xe buýt mắng vì cứ luống cuống đứng chờ cửa phía trước mở để lên xe như hướng dẫn chung mà không biết rằng, với xe ở tuyến này, khách thường phải lên từ cửa phía sau.
Có lẽ vừa ức, vừa mắc cỡ vì bị mắng oan trước mặt nhiều người nên cậu gần như cúi gằm suốt chuyến đi, chỉ ngẩng lên một chút khi đưa tiền mua vé và nhận lại tiền thừa từ tiếp viên.

Thủ tướng 'xót ruột' trước sự gỉ sét, bỏ hoang...

Đọc tiêu đề bài này tôi thấy xúc động quá vì trải qua hơn 30 năm làm việc trong bộ máy nhà nước và từ khi nghỉ hưu đến tận bây giờ, tôi chưa bao giờ thấy một quan chức cấp cao nào 'xót ruột' trước sự mất mát, lãng phí tài sản công. Làm việc dưới quyền họ, đã tham dự vô số cuộc họp ở cấp trung ương, tôi chỉ nghe thấy họ bàn chi tiền cho việc này việc kia rất sôi nổi. Đôi khi trước những bức xúc của người dân về tình trạng tham nhũng lãng phí, họ có bàn về nâng cao hiệu quả sử dụng tiền ngân sách..., nhưng cũng chỉ là bàn cho vui thôi chứ chẳng thực tâm và chẳng có biện pháp gì để cải thiện tình hình. Đặc biệt, chưa có ai dùng từ "xót ruột" cả; họ chỉ thích "quyết liệt" giải ngân và "khát vọng" tăng trưởng. Có lần tôi phát biểu hiệu quả chi ngân sách kém như thế, có đồng nào đưa ra đều bị tham nhũng lãng phí ngay và luôn như thế, thì nhà nước đừng chi tiền làm gì. Tôi còn nói cái gì ít mới quý; tiền ngân sách tung ra nhiều như lá tre thì chúng coi như đất, tiêu pha vô tội vạ là đương nhiên, ví dụ như Vinashin chia 750 triệu USD bắt các doanh nghiệp thành viên phải tiêu dù các doanh nghiệp này chẳng biết tiêu vào việc gì. Một bác lãnh đạo cấp cao nghe tôi nói vội bảo ngay: "Ồ như thế không được, chi thì vẫn phải chi, mà còn phải chi nhiều hơn nữa thì mới có tăng trưởng kinh tế. Còn tham nhũng tiêu cực là vấn đề lâu dài, cứ bình tĩnh trước sau rồi cũng sẽ giải quyết được, nhưng phải từ từ, không nóng vội được". Bây giờ thấy đương kim Thủ tướng biết 'xót ruột' trước sự gỉ sét, bỏ hoang của dự án Gang thép Thái Nguyên, tôi không xúc động mới là lạ. Thủ tướng biết 'xót ruột' thế thì chắc chắn Thủ tướng không tham nhũng, và sống bằng lương công chức thì tài sản cá nhân của Thủ tướng chắc cũng chẳng có gì đáng kể. Tôi cũng thấy chưa bao giờ có quan chức cấp cao nào đi cơ sở lần nào cũng toát mồ hôi ướt sũng áo như Thủ tướng. Vậy thì đương kim Thủ tướng chắc chắn phải là người kỳ tài; tương lai của đất nước có vẻ sắp sáng ra rồi. 
Thủ tướng 'xót ruột' trước sự gỉ sét, bỏ hoang của dự án Gang thép Thái Nguyên
31/07/2022 TPO - Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ sự “xót ruột” và “sốt ruột” khi nhiều hạng mục của dự án mở rộng Nhà máy Gang thép Thái Nguyên đang bỏ hoang, nhiều vật tư, thiết bị đã hư hỏng, gỉ sét.


Thủ tướng Phạm Minh Chính trực tiếp khảo sát dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (ảnh Nhật Bắc)

10 năm: 37 cán bộ diện trung ương quản lý bị xử lý hình sự

Hoan hô công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Bộ Chính trị đã bước đầu có kết quả. Tuy nhiên đất nước đang đầy sâu, chúng ăn của dân không chừa cái gì (lời bác Sang và bác Doan, nguyên chủ tịch và phó chủ tịch nước), mà 10 năm chỉ xử lý hình sự được có 37 tên thì quá ít, trong khi số cán bộ thuộc diện trung ương quản lý lên tới hàng vạn người. Thêm nữa, 21/37 tên, tức gần 60%, mới bị tóm trong hơn một năm qua, đặc biệt những vụ lớn như Việt Á hay Giải cứu hàng không vừa mới xảy ra sau đại hội XIII. Như vậy, có vẻ như lũ quan tham không hề sợ Bộ Chính trị chống tham nhũng, tiêu cực; càng chống chúng càng mạnh mẽ lộng hành. Khi kết quả phòng chống 10 năm yếu kém và vẫn có xu hướng tăng mạnh như vậy thì chứng tỏ cách làm chưa hiệu quả. Đề nghị Bộ Chính trị xem lại cách làm. Trong bài này, các quan chức bị kỷ luật được gọi là "cựu" chứ không là "nguyên", tôi không hiểu "cựu" khác "nguyên" chỗ nào ? Các tướng lĩnh dường như bị xóa quân hàm, nên cũng được gọi là cựu trung tướng, cựu thượng tướng..., tôi cũng không hiểu vì dường như theo luật, hàm sĩ quan được mang suốt đời, trừ khi bị chủ tịch nước thu hồi, nhưng chưa thấy chủ tịch nước ra quyết định thu hồi hàm tướng của lũ quan tham này.
10 năm phòng chống tham nhũng: 37 cán bộ diện trung ương quản lý bị xử lý hình sự
31/07/2022 TTO - Báo cáo tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Bộ Chính trị (2012 - 2022) nêu rõ đã có 37 cán bộ thuộc diện trung ương quản lý đã bị xử lý hình sự, trong đó từ đầu nhiệm kỳ XIII đến nay là 21 cán bộ.

Từ trái qua, trên xuống: các ông Đinh La Thăng, Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Trần Văn Minh, Vũ Huy Hoàng, Nguyễn Văn Hiến, Nguyễn Đức Chung, Tất Thành Cang đã bị xử lý hình sự - Ảnh ghép: LÊ HIỆP

Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2022

Thông báo của chủ Blog và FB Lê Việt Đức

Thông báo của chủ Blog và FB Lê Việt Đức
FB Lê Việt Đức - Tôi đăng bài ủng hộ Nga và có cả bài không ủng hộ Nga nếu tôi thấy đúng. Các bài tôi đăng về Nga đều có nguồn gốc rõ ràng từ các báo chính thống của nhà nước VN; dù tôi không nêu nguồn vì tôi chỉ chụp ảnh nhưng nếu tra trên google đều có thể ra ngay. Tôi cũng đọc một số báo phương tây và thấy tin của báo chí VN cũng chủ yếu có nguồn gốc từ báo chí phương Tây nên đáng tin cậy.
Tôi cũng ủng hộ những bình luận hai chiều và lịch sự, có văn hóa của bạn đọc... mặc dù hầu hết các bình luận theo chiều chống Nga đều không có nguồn gốc chính thống và không đáng tin cậy vì chúng chỉ là những thông tin cá nhân lan truyền trên mạng. Tôi tin là phần lớn thông tin này là bịa đặt nhằm mục đích chống Nga.

Mỹ có nên ngừng can thiệp vào cuộc khủng hoảng Ukraine?

Mỹ có nên ngừng can thiệp vào cuộc khủng hoảng Ukraine?
Năm tháng sau khi Nga xâm lược Ukraine, cuộc chiến giờ đã tiến triển tới mức tàn khốc, chủ yếu bằng pháo binh và tên lửa. Tất cả mọi thứ từ các trung tâm mua sắm của Ukraine đến các tòa nhà chung cư và thường dân ở đó đều trở thành mục tiêu tấn công của Nga.
Hầu hết chúng ta đã quên mất một Ukraine anh dũng đẩy lùi nỗ lực gây sốc và kinh hoàng của người Nga nhằm càn quét Kyiv, xoá sổ chính phủ và tuyên bố nửa phía đông của đất nước là một vùng bảo hộ của Nga chỉ trong vòng vài ngày.

Tại sao Hộ chiếu mới của Việt Nam không có nơi sinh?

À ra thế. Không biết sự thật về "hộ chiếu không nơi sinh" có nguyên nhân đúng như giải thích trong bài dưới đây không. Đăng để mọi người suy ngẫm. Nếu đúng thì quá thất vọng cho đạo đức và văn hóa của các quan chức thời nay, vì hành động của họ không khác gì gian dối trong thi cử, ở đây là gian dối trong xin cấp visa nhập cảnh vào nước khác.
Tại sao Hộ chiếu mới của Việt Nam không có nơi sinh?
Một quan chức giấu tên có tiết lộ. Việc nơi sinh để hay không để trong 
Hộ chiếu đã được thảo luận kỹ trong giới chức có thẩm quyền chứ không phải là một sai sót về quy trình. Bởi việc đưa vào như trong hộ chiếu cũ rất đơn giản khi hiện nay việc chuyển dữ liệu lưu nhân thân từng người từ hồ sơ sang được thực hiện tự động bởi computer. Một thao tác rất đơn giản.
Nhưng sau khi cân nhắc thì quyết định bỏ Nơi sinh.
Đây không phải chuyện An ninh gì ghê gớm mà phải giấu.
Mà rất đơn giản là để tránh chuyện khi xin visa vào nước khác bị từ chối.

Hãy thay đổi quan điểm lịch sử, Sông Hồng là trung tâm

Bài này hay, tôi đồng ý quan điểm về lịch sử của những người cấp tiến ở Mỹ: Nếu đọc lịch sử chỉ thấy tự hào, thì đấy chỉ là tuyên truyền. Lịch sử thật sự có nhiều đau khổ, tổn thương và xấu xí.
Hãy thay đổi quan điểm lịch sử, Sông Hồng là trung tâm
Nguyễn Khoa - Một quyển sách của một nhà nghiên cứu người Mỹ gốc Việt đang được đánh giá rất cao tại Việt Nam, đó là quyển Nguồn gốc và hình thành giọng Quảng Nam (Quang Nam phonology & sound change through contact), của tác giả Andrea Hoa Pham, từ trường Đại học Florida. Tác giả là một nhà nghiên cứu ngữ âm lâu năm tại Mỹ.

Điểm quan trọng nhất của nội dung quyển sách là: giọng Quảng Nam được hình thành do sự trộn lẫn giữa giọng Thanh Hóa và Nghệ An, rồi biến đổi mà thành, chứ không phải do sự tiếp xúc với ngôn ngữ người Chàm (Chiêm Thành, Champa) mà ra.

Quan chức và những lần vội đền tiền để được... giảm án

Tôi rất phản đối việc bác Trọng cho quan chức đền tiền để thoát án tử hình. Một là tiền khủng đó ở đâu ra ? Chắc chắn đó là tiền chúng tham nhũng, bản thân các bản án yêu cầu chúng phải đền tiền tức là đã xác định chúng làm mất tiền của nhà nước nên việc chúng phải đền tiền là đương nhiên. Hai là tha chết cho chúng sẽ không có bài học cho những kẻ tiếp theo, chỉ làm những kẻ tiếp theo thấy phải tham nhũng nhiều hơn nữa để sau này có tiền đền bù thiệt hại. Các trường hợp như Dương Chí Dũng hay Nguyễn Đức Chung quá vô lý. Chỉ bồi thường 25 tỷ đồng nhưng Chung được giảm 3 năm tù và được hủy kê biên 3 bất động sản giá trị gấp nhiều lần. Xét xử thế này thì làm sao chống được tham nhũng !!! Thực tế tham nhũng thời bác Trọng nhiều vô kể và trắng trợn vô kể. Bác càng đốt lò thì tham nhũng càng tăng, càng trắng trợn, điển hình là các vụ Việt Á hay giải cứu hàng không vừa diễn ra, liên quan tới cả cấp cực cao. Tôi đề nghị phải kiên quyết tử hình và tịch thu gia sản của bọn tham nhũng. Trong thời loạn như hiện nay, luật pháp cần phải hà khắc. Đề nghị Tổng bí thư tuyên bố thẳng trong vòng 3 năm còn lại của nhiệm kỳ (2023-2025), ông sẽ tìm ra và xử bắn ít nhất 100 tên quan chức. Bắn được 1 tên thì còn phải tìm 99 tên tiếp. Bắn được 2 tên thì còn tìm 98 tên tiếp. Cứ thế... Phải bắn thật nhiều thì chúng mới sợ; nếu không chúng sẽ mãi mãi nhơn nhơn mặt thách thức nhân dân như hiện nay.
Quan chức và những lần vội đền tiền để được... giảm án
30/07/2022 T.Nhung - Trong các vụ án tham nhũng, số tiền phải bồi thường khắc phục hậu quả thường rất lớn, nhiều trường hợp phải đến phút chót các bị cáo mới chịu “đền tiền” để được giảm án.
Một nhân vật từng gây chú ý trong việc bồi thường khắc phục hậu quả là ông Nguyễn Xuân Sơn (nguyên TGĐ Oceanbank).

Rất dễ gặp phiền toái khi hộ chiếu không có nơi sinh

Đồng tình với bài này.
Người Việt Nam rất dễ gặp phiền toái khi hộ chiếu không có nơi sinh
30/07/2022 - PNO - Chỉ có tên họ dễ trùng hợp người này với người kia. Có thêm ngày sinh và nơi sinh thì xác suất trùng hợp chắc là dẫn đến bằng không.
Ở miền Nam do lịch sử để lại nên một người có 3, 4 giấy khai sinh, với nhiều tên khác nhau không hiếm. Ngày sinh thật sự của nhiều người không chính xác. Khi hỏi tuổi người nào đó (tầm 40-50 trở lên) người ta thường hỏi tuổi thiệt hay tuối giấy tờ. Chênh lệch giữa 2 loại tuổi này, lúc cao hơn lúc thấp hơn, đến 4, 5 năm là chuyện thường. Chiến tranh mà, chuyện có thể hiểu được.

Tiếc gì một nơi sinh?

Tôi rất đồng ý với bài này. Phần lớn hộ chiếu của các nước đều có nơi sinh, thậm chí ở Pháp còn có cả nơi ở. Nơi sinh (Place of Birth - POB) vẫn luôn được coi là một trong những thông tin quan trọng nhất ghi trong hộ chiếu của các quốc gia ngày nay. Có 2 thông tin không bao giờ có thể thay đổi để định danh về một người, đó là Ngày sinh và Nơi sinh, bất kể bạn có bao nhiêu hộ chiếu được cấp bởi các quốc gia khác nhau. Nơi sinh bị thiếu hoặc trống thường được coi là mối đe dọa an ninh quốc gia vì các cá nhân dễ dàng che giấu danh tính của họ hơn nếu nhà chức trách nước sở tại không biết nơi sinh. Nếu không có thông tin này, có một số quốc gia sẽ từ chối chấp nhận hộ chiếu hoặc thậm chí từ chối nhập cảnh tại biên giới. Do tầm quan trọng như vậy, tôi không hiểu tại sao VN tiếc gì mà bỏ nơi sinh không ghi vào hộ chiếu mới ? Lỗi do sai sót hay cố ý ? Hết chuyện loa phường lại đến bỏ quên nơi sinh trong hộ chiếu, đều làm khổ người dân. Quan trí thời nay sa sút đến khó hiểu.
Tiếc gì một nơi sinh?
30/07/2022 - PNO - Chỉ vì thiếu thông tin nơi sinh trên hộ chiếu - "lỗi" không phải do họ, công dân Việt Nam đã không được nhập cảnh Đức. Cách xử lý vấn đề của cơ quan chức năng lại nhiêu khê.

Hộ chiếu mẫu mới của Việt Nam, ngoài việc đổi màu bìa (không rõ để làm gì và dựa trên cơ sở khoa học hay thông lệ quốc tế nào) còn thay đổi cả nội dung với số định danh cá nhân được thêm vào và loại bỏ thông tin về nơi sinh.