Thứ Hai, 25 tháng 7, 2022

Siết chặt tiền tệ không phải là giải pháp cho khủng hoảng

Siết chặt tiền tệ không phải là giải pháp cho nền kinh tế thế giới đang khủng hoảng hiện nay
FB Lê Việt Đức - Chưa bao giờ các chính khách và các phương tiện thông tin thế giới lại lo lắng và bình luận nhiều về lạm phát và nguy cơ khủng hoảng kinh tế toàn cầu và ảnh hưởng của chúng tới cuộc sống của nhân loại như thời điểm hiện nay.

Tôi cho rằng đại dịch Covid-19 có tác động và là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay, nhưng tác động của nó rất nhỏ và nó không phải là nguyên nhân quan trọng đáng quan tâm.

Thực tế đại dịch chỉ làm tỷ lệ tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm mạnh trong năm 2020. Sang năm 2021, dù đại dịch vẫn phổ biến nhưng nền kinh tế toàn cầu vẫn phục hồi mạnh mẽ nhờ các chính sách kích cầu và tái cấu trúc kinh tế ở các nước công nghiệp và nhiều nước đang phát triển (chỉ tiếc là VN đi ngược lại xu thế tích cực này của thế giới). Vì vậy, có thể nói ảnh hưởng của đại dịch đã trở nên không đáng kể.

Tôi cũng cho rằng chính sách nới lỏng và mở rộng tiền tệ ở các nước công nghiệp trong năm 2021 có ảnh hưởng quan trọng tới lạm phát hiện nay, nhưng nó không phải là nguyên nhân quan trọng nhất.

Nguyên nhân quan trọng nhất làm gia tăng rất nhanh tỷ lệ lạm phát và dẫn tới việc các ngân hàng trung ương lớn phải vội vàng nâng lãi suất ồ ạt với tỷ lệ sốc hiện nay là chính sách cấm vận Nga toàn diện của Mỹ và các nước phương Tây.

Do Nga bị cấm vận, nguồn cung rất nhiều mặt hàng trên thế giới bị chặn lại đã trực tiếp đẩy giá cả các hàng hóa và dịch vụ lên những mốc kỷ lục mới. Đây là khủng hoảng do mất cân đối cung cầu trên thị trường hàng hóa và dịch vụ.

Trong bối cảnh này, nếu như không tìm cách giải quyết nguyên nhân là xung đột Nga - Mỹ và Phương Tây, thay vào đó lại siết chặt quá mạnh tiền tệ như các nước công nghiệp đang làm và sẽ làm, thì tin chắc kinh tế thế giới càng nhanh suy thoái và lạm phát có nguy cơ bùng lên mạnh hơn chứ không phải giảm đi.














Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét