Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2022

Lưu Bá Ôn: Nhân dân thức tỉnh, bạo chính diệt vong

Lưu Bá Ôn: Nhân dân thức tỉnh, bạo chính diệt vong
Lưu Bá Ôn là quân sư khai quốc của nhà Minh, và là một nhà tiên tri nổi tiếng. Ngoài ra, ông cũng là một bậc thầy về truyện ngụ ngôn. Cuốn sách "Uất ly tử" của ông kể gần 180 truyện ngụ ngôn. Người ta nói rằng “nếu các thế hệ tương lai trên thế giới sử dụng những lời này, thì chắc chắn sẽ trở thành nền văn minh thịnh vượng”.

Những tư tưởng trong "Uất ly tử" rất rộng và sâu sắc, tài tình khéo léo trong quan niệm, sâu sắc về ý nghĩa, sảng khoái và mới mẻ. Dưới đây xin chia sẻ một câu chuyện có tên "Thuật sử" trong "Uất ly tử".

Ở nước Sở, có một người đàn ông kiếm sống bằng nghề nuôi khỉ, người ta gọi ông là Thư Công. Vào mỗi buổi sáng, ông ta giao việc cho bầy khỉ trong sân, nhờ những con khỉ già dẫn bầy khỉ lên núi hái quả, và thu về một phần mười số quả để nuôi mình. Nếu con khỉ nào không giao đủ, Thư Công sẽ đánh nó dữ dội bằng roi. Bầy khỉ đều sợ bị đánh đập, ngược đãi, nên đã phục tùng, không một con nào dám chống cự.

Một ngày nọ, một chú khỉ con hỏi những người bạn đồng hành của nó: "Quả ở núi này có phải do chính Thư Công trồng không?"

Bầy khỉ nói: “Không phải, quả là do Trời sinh ra”.

Con khỉ nhỏ lại hỏi: "Đó là không ai được hái, ngoại trừ Thư Công?"

Bầy khỉ nói: “Không phải, ai hái cũng được”.

Khỉ con lại hỏi: “Vậy thì tại sao chúng ta lại bị hắn lợi dụng và bắt làm nô lệ?”

Khỉ con chưa kịp nói xong, bầy khỉ chợt nhận ra.

Đêm đó, khi lũ khỉ nhìn thấy Thư Công đi ngủ, chúng phá hàng rào và lồng gỗ, lấy những trái cây mà Thư Công đã tích lũy, rồi dìu nhau vào rừng, không bao giờ quay lại.

Khi Thư Công tỉnh dậy, ông ta nhận ra rằng, tất cả những con khỉ đã bỏ chạy, thủ đoạn mà ông ta dựa vào đó để sinh sống đã không còn nữa. Cuối cùng, Thư Công đã chết vì đói.

“Uất ly tử” có viết: "Trên thế giới này, những kẻ nô dịch nhân dân bằng quyền lực, không tuân theo đạo đức và luật pháp, thì chẳng phải giống như Thư Công đó sao? Chỉ bởi vì nhân dân nhất thời bị lừa dối, và chưa thức tỉnh, nên các thủ đoạn đó mới có thể thành công. Một khi có người khai sáng cho họ, thì cho dù thủ đoạn khôn khéo đến đâu, cũng chẳng có tác dụng gì”.

Truyện ngụ ngôn "Thuật sử" được tạo ra vào thời điểm phong trào khởi nghĩa nông dân đang dâng cao vào cuối triều Nguyên, lúc đó Lưu Bá Ôn đã đoán trước được chế độ của triều Nguyên chắc chắn sẽ kết thúc, nên đã sáng tạo ra chuyện ngụ ngôn này.

"Thư Công" trong truyện là biểu tượng của một kẻ thống trị hung bạo, sự duy trì quyền lực của hắn ta dựa vào đòn roi bạo lực, và sự bị đánh lừa tư tưởng của những con khỉ, dưới sự cai trị áp lực cao như vậy, bầy khỉ không dám nói ra. Nhưng dưới sự soi sáng của con khỉ khôn ngoan, cuối cùng chúng cũng thức tỉnh: sự sống còn của chúng hoàn toàn không phụ thuộc vào Thư Công chút nào, mà chính Thư Công là kẻ khiến chúng đau khổ, và không thể có được tự do thực sự.

Khi chúng nhận thức chính xác hoàn cảnh của mình, và hiểu tầm quan trọng của việc đấu tranh cho tự do, những con khỉ đã đồng lòng hành động, phá tan các rào cản, và cuối cùng đã giành được tự do.

Sự tồn tại của Thư Công hoàn toàn ký sinh trên bầy khỉ, nên kẻ thống trị hung bạo này một khi mất những đối tượng để bóc lột thì chỉ có ngồi chờ chết. Điều này cũng cho thấy, những kẻ lừa dân bằng thủ đoạn cường quyền sẽ không có kết cục tốt đẹp.

Cuối cùng, Lưu Bá Ôn đã chỉ ra đạo lý của câu chuyện: Trên thế giới này, những kẻ chỉ dựa vào thủ đoạn để cai trị dân chúng, không biết chiểu theo nghĩa lý để phân tích tình hình, sử dụng hợp tình hợp lý, thì không khác gì Thư Công này. Và những người dưới sự cai trị của kiểu cưỡng bức này chỉ là chưa thức tỉnh, một khi có người khai sáng cho họ, thì bất kỳ thủ đoạn nào của kẻ nắm quyền cũng sẽ vô dụng.

Lấy đức phục người là lời dạy sáng suốt từ xa xưa, chỉ có nền chính trị nhân đức thì mới có thể khiến người dân tâm phục, đất nước mới có thể thịnh trị, ổn định lâu dài.

https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C6%B0u_B%C3%A1_%C3%94n

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét