Người ta không dốt như quý vị nghĩ đâu!
Thái Hạo - 6-12-2022 Như Trường Đại học Bách khoa mà thăng cấp lên thành Đại học Bách Khoa thì đâu có gì mới, nó vốn đã được thực hiện và tồn tại từ lâu. Ở Huế có Đại học Huế, trong Đại học Huế có các trường đại học thành viên như Sư phạm, Nông lâm, Kinh tế, Ngoại ngữ… Từ thời tôi đi học đã thấy cách tổ chức và gọi tên này. Vấn đề là tại sao người ta lại dùng một hệ thống tên gọi mà ai đọc vào nếu không thấy bất ổn thì cũng thấy tức cười như thế?Ảnh chụp màn hình bài đăng trên báo Thanh Niên
Hai chữ “đại học” như trong Đại học Huế mà họ dùng là để chỉ một cụm, một nhóm, một hệ thống, một tập hợp các trường đại học. Nhưng tại sao không dùng các chữ ấy (cụm, nhóm, hệ thống…) để gọi mà lại cụt lủn như vậy? Trước đây có chữ “viện” dùng để chỉ cái cụm, cái nhóm này, rất hay, cũng không dùng, là tại sao? Vì đụng hàng. Người ta không muốn dùng cái tên mà bọn “ngụy quyền” và “đế quốc sài lang” đã dùng. Ta là đạo đức, là văn minh, là đỉnh cao trí tuệ, tại sao lại phải đi dùng lại những chữ của bọn ấy! Thế là bỏ quách đi, chỉ để mỗi hai chữ trơ khấc “đại học”. Đây chính là thói kiêu ngạo điển hình.
Nhưng đại học mà trong đại học lại có trường đại học, tên gọi đè cả lên nhau như thế, nghe không chướng sao? Kệ, chữ “viện” ô nhục của bọn “bơ thừa sữa cặn” thì không thể dùng rồi; còn chữ đại học (trong trường đại học) thì lại cũng không thể cúi xuống mà dùng những chữ như trường/ khoa/ phân khoa vì mất đi hai chữ “đại học” thì mất oai ngay. Lại cũng vẫn là thói kiêu ngạo, háo danh.
Đây không phải là vấn đề tổ chức như nhiều người đang hiểu, vì ở phương diện này nó không có vấn đề; cũng càng không phải là “đổi mới giáo dục” đâu (vì nó như thế từ lâu rồi). Nó là chuyện tâm lý/tính cách đặt trong mối quan hệ với ngôn ngữ.
Hãy xét 2 chữ “đạo đức” trong “thời đại chúng ta”. Nó bị bóp méo thảm hại. Đạo đức mà người ta dạy cho học sinh và dùng để tuyên truyền là một khái niệm què quặt. Trong hai chữ này không có phản biện, không có cãi lại, không có chống đối, không có bất tuân. Đạo đức của họ chỉ là “ngoan”, nghe lời, chấp hành. Đừng nghĩ họ ngu dốt. Nhầm, người ta khôn ranh và tinh vi hơn quý vị nghĩ rất nhiều. Nó là những thủ thuật để đào tạo “con người mới”, con người tuân phục và vâng lời.
Hầu hết từ ngữ và cách nói năng ngày nay trong tiếng Việt đã bị tha hóa theo những cách như thế: nhằm tự hào, che đậy, thao túng, v.v.. “Phó hiệu trưởng” là cái gì? Là làm phó cho ông hiệu trưởng hay làm phó của cái ban giám hiệu? Gọi hiệu phó không oai, cứ phải có cái hiệu trưởng vào sau chữ “phó” mới chịu được. Nó là thế đấy.
Tiếng Việt bị phá hỏng, thậm chí là phá sản một cách có hệ thống không phải người cai trị ẩu tả hay dốt nát, mà ngược lại, nó phản ánh một cách thống nhất giữa tính cách dối trá, kiêu ngạo, háo danh cùng với các thủ thuật thao túng tâm lý tinh vi để tạo ra một dân chúng ngoan ngoãn bất phản kháng một cách có chiến lược.
Cho nên, thay vì cười cợt vì cho rằng người ta dốt, thì nên nghiêm túc mà nhìn lại, chớ tỏ ra khinh thường và giễu cợt.
Hai chữ “đại học” như trong Đại học Huế mà họ dùng là để chỉ một cụm, một nhóm, một hệ thống, một tập hợp các trường đại học. Nhưng tại sao không dùng các chữ ấy (cụm, nhóm, hệ thống…) để gọi mà lại cụt lủn như vậy? Trước đây có chữ “viện” dùng để chỉ cái cụm, cái nhóm này, rất hay, cũng không dùng, là tại sao? Vì đụng hàng. Người ta không muốn dùng cái tên mà bọn “ngụy quyền” và “đế quốc sài lang” đã dùng. Ta là đạo đức, là văn minh, là đỉnh cao trí tuệ, tại sao lại phải đi dùng lại những chữ của bọn ấy! Thế là bỏ quách đi, chỉ để mỗi hai chữ trơ khấc “đại học”. Đây chính là thói kiêu ngạo điển hình.
Nhưng đại học mà trong đại học lại có trường đại học, tên gọi đè cả lên nhau như thế, nghe không chướng sao? Kệ, chữ “viện” ô nhục của bọn “bơ thừa sữa cặn” thì không thể dùng rồi; còn chữ đại học (trong trường đại học) thì lại cũng không thể cúi xuống mà dùng những chữ như trường/ khoa/ phân khoa vì mất đi hai chữ “đại học” thì mất oai ngay. Lại cũng vẫn là thói kiêu ngạo, háo danh.
Đây không phải là vấn đề tổ chức như nhiều người đang hiểu, vì ở phương diện này nó không có vấn đề; cũng càng không phải là “đổi mới giáo dục” đâu (vì nó như thế từ lâu rồi). Nó là chuyện tâm lý/tính cách đặt trong mối quan hệ với ngôn ngữ.
Hãy xét 2 chữ “đạo đức” trong “thời đại chúng ta”. Nó bị bóp méo thảm hại. Đạo đức mà người ta dạy cho học sinh và dùng để tuyên truyền là một khái niệm què quặt. Trong hai chữ này không có phản biện, không có cãi lại, không có chống đối, không có bất tuân. Đạo đức của họ chỉ là “ngoan”, nghe lời, chấp hành. Đừng nghĩ họ ngu dốt. Nhầm, người ta khôn ranh và tinh vi hơn quý vị nghĩ rất nhiều. Nó là những thủ thuật để đào tạo “con người mới”, con người tuân phục và vâng lời.
Hầu hết từ ngữ và cách nói năng ngày nay trong tiếng Việt đã bị tha hóa theo những cách như thế: nhằm tự hào, che đậy, thao túng, v.v.. “Phó hiệu trưởng” là cái gì? Là làm phó cho ông hiệu trưởng hay làm phó của cái ban giám hiệu? Gọi hiệu phó không oai, cứ phải có cái hiệu trưởng vào sau chữ “phó” mới chịu được. Nó là thế đấy.
Tiếng Việt bị phá hỏng, thậm chí là phá sản một cách có hệ thống không phải người cai trị ẩu tả hay dốt nát, mà ngược lại, nó phản ánh một cách thống nhất giữa tính cách dối trá, kiêu ngạo, háo danh cùng với các thủ thuật thao túng tâm lý tinh vi để tạo ra một dân chúng ngoan ngoãn bất phản kháng một cách có chiến lược.
Cho nên, thay vì cười cợt vì cho rằng người ta dốt, thì nên nghiêm túc mà nhìn lại, chớ tỏ ra khinh thường và giễu cợt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét