Chủ Nhật, 7 tháng 11, 2021

"Yếu đừng ra gió"

"Yếu đừng ra gió"
Bs Phan Xuân Trung - Thành ngữ này rất đúng trong y khoa.
- Yếu: là người có bệnh nền, già cả trên 65 tuổi.
- "Gió": theo quan niệm dân gian là "gió độc", ở dịch Covid thì là nguồn lây virus.
Theo câu trên thì cần bảo vệ người già, có bệnh nền trước việc lây nhiễm.
Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết '06:13 .... #COVID-19 iothamnet VIỆT NAM HÙNG CƯƠNG SỨC KHỎE 31 người đã tiêm 2 liều vắc xin Covid-19 về Hà Nội xét nghiệm dương tính 31/10/2021 16:55 Trong số‘ 48 người tại Hà Nội dương tính SARS-CoV-2 về từ các tỉnh có dịch, có 31 người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng Covid và 10 người đã tiêm mũi 1.'
XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG NGUY CƠ CAO:
Các mầm bệnh thường tấn công và gây hại trên một số đối tượng nhất định, ví dụ Sốt xuất huyết thường gây sốc do thoát dịch nội mạch và gây tử vong ở trẻ em. Virus Cúm thường gây suy hô hấp và tử vong ở người già. Các mầm bệnh không gây tử vong trên tất cả mọi người, do vậy, cần xác định đối tượng nguy cơ cao để bảo vệ.

Muốn xác định nhóm nguy cơ cao thì lấy số liệu "đầu ra"của các bệnh viện thu dung Covid. Tôi không có số liệu này, tuy nhiên căn cứ theo thống kê thế giới thì virus tấn công người già và có bệnh nền; căn cứ theo báo chí Việt Nam và thống kê của Bộ Y tế thì số tử vong xảy ra cũng ở người cao tuổi có bệnh nền. Theo quan sát của một số bác sĩ tham gia điều trị ở các bệnh viện Covid thì thấy bệnh nhân tử vong thường xảy ra nhiều ở phụ nữ có tiểu đường. Còn theo quan sát của tôi thì thấy NCC ở phụ nữ lớn tuổi và có cơ địa mập tròn... Tạm thời có thể hình dung ra được đối tượng cần bảo vệ là người cao niên trên 65 tuổi, trong đó nữ giới chiếm nhiều hơn nam giới.

Tôi được mời tư vấn sức khỏe cho một xưởng sản xuất nước đá ở Gò Vấp, có tổng cộng 17 người bị nhiễm Covid, trong đó 12 người đàn ông trẻ khỏe, 2 trẻ gái tuổi teen, 2 phụ nữ trung niên và 1 cụ bà. Tất cả đều không triệu chứng và tự chuyển âm, ngoại trừ cụ bà bị tuột oxy, ngủ li bì. Nguồn lực sẽ chỉ tập trung vào bà cụ chứ không phân tán cho các thành viên khác.

ỨNG DỤNG VÀO QUẢN LÝ DỊCH Ở THÀNH PHỐ:

Ứng dụng vào quản lý dịch ở TPHCM, chỉ nên tập trung vào đối tượng nguy cơ cao ngay từ đầu. Cho xét nghiệm nhanh tại nhà cho người nguy cơ cao, bỏ qua các đối tượng nguy cơ thấp.

Giải pháp như sau:
- Tổ dân phố cung cấp danh sách người cao niên trong tổ.
- Xét nghiệm nhanh tại chỗ, nếu âm tính thì chích ngừa ngay tại chỗ và cách ly trong phòng riêng ít nhất 14 ngày. Nếu dương tính thì cung cấp thuốc điều trị và sẵn sàng hỗ trợ oxy, thuốc kháng viêm, chống đông tại nhà.

Chì sau khi xử lý xong nhóm nguy cơ cao, dư thừa tài nguyên y tế thì mới chuyển sang các đối tượng khác như người trung niên, béo phì.

Trong thực tế, nhiều gia đình bị nhiễm, xét nghiệm dương tính và sau đó tự chuyển âm mà không cần dùng đến thuốc men và những người đó tự hình thành miễn dịch tự nhiên. Nhiều F0 đã thành Fe và đã có 5 triệu người đã được tiêm ngừa, như vậy đã hình thành miễn dịch cộng đồng tương đối lớn. Sắp tới đây virus không còn nhiều dư địa để lây lan nữa dù có giãn cách hay không.

THAY ĐỔI CHIẾN LƯỢC

Không nên quan tâm nhiều đến số F0 tăng hay giảm nữa vì không thể đếm hết. Không thể và không cần "bóc tách" F0 ra khỏi cộng đồng và do đó không cần phải xét nghiệm đại trà cho toàn thành phố. Điều này sẽ làm hao tốn tài nguyên nhân lực y tế vô ích. Hiện tại không cần tầm soát, truy vết, cô lập hay cách ly nữa mà Y tế thành phố nên quay lại chức năng chữa trị cho cả người Covid và không Covid.

- Điều trị bệnh nhân Covid trở nặng tại nhà bằng oxy, kháng viêm và kháng đông ngay khi chớm có suy hô hấp, SpO2 dưới 94%.

- Các bệnh viện tiếp nhận các bệnh nhân không Covid để giảm tử vong ca bệnh năng.
Những người trẻ, khỏe, trẻ em... không quá hoang mang khi xét nghiệm nhanh thấy 2 vạch vì hầu hết sẽ tự chuyển âm.

Yếu đừng ra gió, mạnh thì không cần hoang mang.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét