Siêu biến chủng Omicron: Nguy cơ ca mắc Covid-19 ở châu Phi tăng 2.000%
Ca Covid-19 ở Nam Phi nguy cơ tăng 2.000% vì siêu biến chủng Omicron. Dự báo biến chủng mới Omicron có thể kéo theo một làn sóng lây nhiễm mạnh ở Nam Phi những ngày tới, giữa lúc giới khoa học cần thêm thời gian để "giải mã" biến chủng siêu đột biến này của SARS-CoV-2.Biến chủng Omicron được cho là nguyên nhân chính khiến Covid-19 bùng phát mạnh hiện nay ở Nam Phi (Ảnh: Reuters). Những người bài vaccine cần phải ngay và luôn đi tiêm chủng.
Theo số liệu của giới chức Nam Phi, nước này ghi nhận hơn 2.800 ca Covid-19 mới trong ngày 28/11, tăng mạnh so với trung bình 500 ca tuần trước và 275 ca/ngày tuần trước đó.
Số ca Covid-19 ở Nam Phi có xu hướng tăng nhanh những ngày gần đây trong bối cảnh giới chức nước này báo cáo sự xuất hiện của biến chủng Omicron. Một số chuyên gia cho rằng, Omicron là nguyên nhân chính dẫn đến làn sóng lây nhiễm mới ở Nam Phi và số ca nhiễm có thể còn tăng mạnh hơn nữa trong thời gian tới.
"Chúng tôi cho rằng biến chủng này có khả năng lây lan cao hơn, do vậy, số ca nhiễm sẽ tăng lên rất nhanh", Tiến sĩ Salim Abdool Karim, một chuyên gia dịch tễ hàng đầu, cảnh báo tại một cuộc họp báo ngày 29/11 của Bộ Y tế Nam Phi.
Chuyên gia này dự đoán, số ca Covid-19 mới trong ngày của Nam Phi sẽ vượt 10.000 ca ngay trong tuần này. "Chúng ta sẽ sớm nhận thấy hệ thống y tế quá tải trong khoảng hai đến ba tuần nữa", ông Karim cảnh báo. Các nhà khoa học của Nam Phi công bố sự xuất hiện của Omicron hôm 25/11 và cho rằng biến chủng đột biến nhiều bất thường này là "thủ phạm" khiến số ca Covid-19 ở nước này tăng nhanh.
Số bệnh nhân Covid-19 nhập viện ở Nam Phi đã tăng hơn 2 lần trong tháng qua ở Gauteng, tỉnh đông dân nhất của Nam Phi và cũng là tâm dịch hiện nay ở đây. Theo giới chức y tế, Gauteng đã bước vào làn sóng Covid-19 thứ 4 và làn sóng này được dự đoán sẽ lan ra cả Nam Phi vào cuối năm nay.
Đến nay, Nam Phi đã ghi nhận tổng cộng 2,9 triệu ca mắc Covid-19, và gần 90.000 ca tử vong. Giới chức nước này khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác, nhanh chóng tiêm chủng, nhưng không cần phải hoảng loạn vì Omicron.
Omicron xuất hiện lần đầu tiên tại châu Phi vào giữa tháng này. Theo kết quả giải trình tự gen, Omicron chứa khoảng 50 đột biến, trong đó có 32 đột biến trên protein gai. Điều này làm dấy lên lo ngại về nguy cơ nó khiến virus tăng mức độ lây lan, kháng kháng thể, giảm hiệu quả của vaccine.
Hôm 26/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp Omicron vào nhóm biến chủng "đáng lo ngại". Trong cảnh báo mới nhất phát đi hôm nay, WHO cảnh báo, Omicron có nguy cơ lây lan ra toàn cầu và gây nên hậu quả nghiêm trọng ở một số khu vực.
"Omicron có số lượng đột biến cao chưa từng thấy. Trong đó có một số đột biến đáng lo ngại vì chúng có khả năng tác động đến quỹ đạo của đại dịch. Rủi ro toàn cầu liên quan đến biến thể mới được đánh giá là rất cao… Có thể có thêm các làn sóng COVID-19 trong tương lai và có thể gây hậu quả nghiêm trọng", WHO cho biết.
WHO kêu gọi các nước đẩy mạnh tiêm chủng vaccine cho các nhóm ưu tiên. Theo WHO, đến nay, chưa ghi nhận ca tử vong nào do biến chủng Omicron, nhưng cần nghiên cứu thêm để đánh giá khả năng kháng vaccine hay né miễn dịch của biến chủng này. WHO cho biết thêm, Delta hiện vẫn là biến chủng trội toàn cầu.
"Các ca bệnh ngày càng tăng, bất kể sự thay đổi về mức độ nghiêm trọng, có thể gây áp lực quá lớn cho hệ thống y tế và có thể dẫn đến tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong. Tác động đối với các nhóm dân số dễ bị tổn thương sẽ rất đáng kể, đặc biệt là ở các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng thấp", WHO cảnh báo.
Những người bài vaccine phải ngay và luôn đi tiêm chủng
Chuyên gia Indonesia cho biết biến thể Omicron dễ gây tổn thương cho người chưa tiêm chủng. Ông lưu ý, tiêm chủng vaccine Covid-19 không phải để ngăn ngừa sự lây truyền mà để giảm thiểu mức độ nghiêm trọng và tử vong do virus.
Sự xuất hiện của biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 đã gây ra một cơn chấn động vì nó được coi là nguy hiểm hơn các loại trước đó. Nhà dịch tễ học Indonesia cảnh báo biến thể này dễ gây tổn thương cho những người chưa tiêm chủng.
Nhà dich tễ học Dicky Budiman từ Đại học Griffith Australia cho biết, tốc độ lây truyền của biến thể này gấp 50 lần so với tốc độ lây truyền của loại virus lần đầu tiên xuất hiện ở Vũ Hán, trong khi biến thể Delta đã đẩy hệ thống y tế Indonesia đến bờ vực sụp đổ có tốc độ lây truyền cao hơn 10 lần so với virus ban đầu.
Sự lây truyền của biến thể Omicron gấp 50 lần tốc độ lây truyền của loại virus lần đầu tiên xuất hiện ở Vũ Hán (Ảnh minh họa, nguồn: Wartanews)
Theo ông Dicky, việc chính phủ Indonesia thực hiện Giới hạn xã hội đa tầng lớp là đúng, tuy nhiên điều quan trọng nhất vẫn là việc tăng tốc tiêm chủng vaccine Covid-19. Bởi các trường hợp mắc biến thể Omicron chiếm ưu thế ở những người chưa tiêm chủng ở Nam Phi và một số quốc gia khác. Điều này cho thấy vaccine vẫn còn hiệu quả.
Tuy nhiên, nhà dịch tễ học này lưu ý, tiêm chủng vaccine Covid-19 không phải để ngăn ngừa sự lây truyền mà để giảm thiểu mức độ nghiêm trọng và tử vong do virus. Vì vậy, theo ông, song song với việc tiêm chủng mạnh để đạt tỷ lệ bao phủ trên 90%, cần phải giữ gìn các giao thức y tế nghiêm ngặt.
Người đứng đầu Lực lượng đặc nhiệm Covid-19 của Hiệp hội Bác sĩ Indonesia (IDI), Zubairi Djoerban cho biết, các mẫu vật của biến thể này đã được nghiên cứu vào đầu tháng 11 và kết quả được công bố vào cuối tháng 11, có nghĩa là biến thể này có thể đã lây lan trong một tháng mà không bị hạn chế. Do đó, ông Zubairi cũng kêu gọi chính phủ Indonesia cảnh giác và học hỏi bài học từ sự gia tăng Covid-19 ở một số quốc gia trên thế giới. Hơn nữa, Indonesia sớm đối mặt với kỳ nghỉ lễ Giáng sinh và năm mới 2022 vốn là thời điểm gia tăng đột biến làn sóng Covid-19 tại Indonesia năm ngoái. Hiệp hội bác sĩ Indonesia khuyến cáo cần duy trì tỷ lệ dương tính với virus thấp, đồng thời đẩy mạnh xét nghiệm và truy vết để kiểm soát đại dịch.
Hiện nay, Indonesia đã đóng cửa với 11 quốc gia và vùng lãnh thổ có biến thể Omicron, đồng thời gia tăng thời hạn cách ly cho tất cả các du khách quốc tế từ 3 ngày lên 7 ngày để lường trước sự xâm nhập của biến thể này./.
Tuy nhiên, nhà dịch tễ học này lưu ý, tiêm chủng vaccine Covid-19 không phải để ngăn ngừa sự lây truyền mà để giảm thiểu mức độ nghiêm trọng và tử vong do virus. Vì vậy, theo ông, song song với việc tiêm chủng mạnh để đạt tỷ lệ bao phủ trên 90%, cần phải giữ gìn các giao thức y tế nghiêm ngặt.
Người đứng đầu Lực lượng đặc nhiệm Covid-19 của Hiệp hội Bác sĩ Indonesia (IDI), Zubairi Djoerban cho biết, các mẫu vật của biến thể này đã được nghiên cứu vào đầu tháng 11 và kết quả được công bố vào cuối tháng 11, có nghĩa là biến thể này có thể đã lây lan trong một tháng mà không bị hạn chế. Do đó, ông Zubairi cũng kêu gọi chính phủ Indonesia cảnh giác và học hỏi bài học từ sự gia tăng Covid-19 ở một số quốc gia trên thế giới. Hơn nữa, Indonesia sớm đối mặt với kỳ nghỉ lễ Giáng sinh và năm mới 2022 vốn là thời điểm gia tăng đột biến làn sóng Covid-19 tại Indonesia năm ngoái. Hiệp hội bác sĩ Indonesia khuyến cáo cần duy trì tỷ lệ dương tính với virus thấp, đồng thời đẩy mạnh xét nghiệm và truy vết để kiểm soát đại dịch.
Hiện nay, Indonesia đã đóng cửa với 11 quốc gia và vùng lãnh thổ có biến thể Omicron, đồng thời gia tăng thời hạn cách ly cho tất cả các du khách quốc tế từ 3 ngày lên 7 ngày để lường trước sự xâm nhập của biến thể này./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét