Thứ Hai, 29 tháng 11, 2021

"TƯ DUY ĐỘC LẬP SÁNG TẠO"

"TƯ DUY ĐỘC LẬP SÁNG TẠO"
Trong tiếng Anh, gọi ai cũng dùng từ YOU. Trong tiếng Pháp, gọi ai cũng dùng từ VOUS... Nói chung nhiều ngôn ngữ khác cũng tương tự như vậy. Phải chăng để hội nhập quốc tế, bỏ "Tiên học Lễ, Hậu học Văn", phát triển tư duy độc lập sáng tạo của trẻ em thì tiếng Việt ta cũng nên cách tân bằng cách gọi ai cũng dùng từ MÀY ? Dưới đây là một trường hợp minh họa sử dụng từ MÀY.
Thằng Minh đi học về đến nhà, quăng tập vở lên bàn xong chạy xuống bếp, thấy mẹ nó đang loay hoay nấu ăn, nó nói lớn:
"Mày ở nhà làm gì mà giờ này vẫn nấu ăn chưa xong?"

Mẹ nó quay lại nhìn nó, trợn trừng hai mắt:
"Thằng mất dạy! Mày nói với ai vậy?"
Thằng Minh cũng trợn mắt lên, nói:
"Nói với mày chứ còn nói với ai; ở đây còn ai khác ngoài mày?"

Bà mẹ giận tím cả mặt, trợn trừng nhìn thằng con như nhìn một quái vật từ hành tinh nào mới rớt xuống. Bà lập cập gọi chồng:
"Trời ơi là trời! Anh ơi là anh! Anh xuống coi con anh nè..."

Ông chồng từ phòng khác bước xuống, hỏi:
"Chuyện gì?"

Bà vợ nói không ra hơi:
"Anh hỏi thằng con anh kìa..."

Thằng Minh quay sang cha, nói:
"Mày đi làm về chỉ ngồi coi ti vi, không chịu giúp vợ, đến giờ này cơm nước vẫn chưa xong..."

Đến lượt ông cha trợn mắt lên, nhào đến tát thằng con một tát như trời giáng, gầm lên:
"Thằng mất dạy, mày nói với ai như thế?. Ai dạy mày nói năng mất dạy, hổn láo như vậy?"

Thằng Minh ôm mặt:
"Tiến sĩ giáo sư Trần Ngọc Thêm nói từ nay không cần học lễ nữa, không có tôn ti trật tự gì nữa. Lễ là cái thứ quy tắc trói buộc của Nho giáo, của Khổng Tử, làm con người không còn biết tư duy độc lập nữa, không còn biết sáng tạo nữa..."

Ông cha trợn mắt lên hỏi:
"Trần Ngọc Thêm là thằng nào mà ngu như thế? Và cái tư duy độc lập, cái sáng tạo của mày là về nhà mày tao với cha mẹ mày đấy à? Vậy thầy mày có dạy mày tư duy độc lập, sáng tạo ra cách kêu thầy cô của mày là thằng này, con nọ không?"

Thằng con "tư duy độc lập":
"Bỏ lễ rồi thì thầy cũng là thằng...."

Ông cha lại chồm đến tát cho thằng con một tát, rồi quát một tràng:

"Mày đi nói với thằng Thêm, nếu nó muốn chửi cha chửi mẹ nó, nếu nó muốn làm con chó ăn cứt chứ không ăn cơm như con người thì nó cứ tự nhiên, đừng lôi kéo, xúi giục người khác trở thành thú vật như nó. 
Cái "lễ" đây là lễ nghĩa, là đạo đức, chuẩn mực sống cho phù hợp với xã hội và nhân sinh, là những thứ con người cần phải học, phải giữ để người không biến thành thú vật, là thứ mà bất cứ con người ở quốc gia nào cũng phải giữ. Câu khẩu hiệu Tiên học lễ hậu học văn có ý nghĩa là trước hết phải học nghĩa lý của đời, rèn luyện đạo đức, tu dưỡng nhân cách của bản thân, kính trên nhường dưới...; sau đó mới học đến những kiến thức văn hóa, nâng cao vốn hiểu biết. Chữ LỄ theo nghĩa này hoàn toàn không ngăn cản người học và cả xã hội mất khả năng phản biện, mất khả năng sáng tạo. Không những không mất mà còn mạnh dạn sáng tạo và nhất là phản biện một cách đúng đắn trên tinh thần xây dựng. Nói vậy mày đã hiểu chưa ?




1 nhận xét:

  1. Cai thang cho chet nao ma giam phat ngon khong can "tien hoc le hau hoc van" kia thi xa hoi nay phai loi cai mst khon kiep cua no ra ma xe xac no ra tram manh moi duoc thang suc sinh , thangmat day ...

    Trả lờiXóa