Đầu tư vào chứng khoán và biệt thự đang thắng lớn
Dân Mỹ đang 'điên cuồng' đầu tư chứng khoán, đổ gần 1 nghìn tỷ đô trong năm 2021 vào thị trường này. Những biện pháp kích thích chưa từng có của NHTW Mỹ và nền kinh tế Mỹ đang hồi phục rất nhanh sau đại dịch đã tạo tiền đề cho đà tăng không ngừng nghỉ của thị trường chứng khoán Mỹ. Các giao dịch chứng khoán nhỏ lẻ "điên cuồng" được thực hiện vì các nhà đầu tư có ít lựa chọn khác để kiếm lời. Ảnh chứng khoán Mỹ tăng kỷ lục trong năm 2021
Sự thăng hoa đã giúp thị trường chứng khoán Mỹ liên tục lập đỉnh lịch sử. Thậm chí, một số nhà phân tích trên Phố Wall đang chuyển sang dự báo thị trường sẽ sụt giảm trong năm tới vì "một cây không thể mọc đến trời". Trong khi đó các nhà đầu tư tiếp tục cuộc tranh luận xoay quanh việc các NHTW sẽ tăng lãi suất nhanh như thế nào để ứng phó với lạm phát và tác động của quyết định đó sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế ra sao.Hòa chung với sự khởi sắc của các thị trường chứng khoán thế giới, Chứng khoán Việt Nam cũng đã công phá thành công mốc 1.500 điểm sau hơn hai thập kỷ. Bất chấp khối ngoại bán ròng, thanh khoản suy giảm trong phiên ngày 25-11, chỉ số chứng khoán VN-Index vẫn công phá thành công ngưỡng 1.500 điểm - kỷ lục trong hơn 2 thập kỷ thị trường chứng khoán Việt Nam đi vào hoạt động.
Đà tăng ấn tượng thời gian qua có khả năng giúp VN-Index trở thành chỉ số chứng khoán tăng mạnh nhất Thế giới trong năm nay, nếu có chậm lại trong tháng cuối năm nay thì chỉ xếp sau chỉ số chứng khoán Abu Dhabi. Thực tế nếu xét khoảng thời gian 1 năm (từ 1/7/2020 tới 30/6/2021), VN-Index là chỉ số chứng khoán tăng mạnh nhất Thế giới với mức tăng 67%.
Đà tăng ấn tượng thời gian qua có khả năng giúp VN-Index trở thành chỉ số chứng khoán tăng mạnh nhất Thế giới trong năm nay, nếu có chậm lại trong tháng cuối năm nay thì chỉ xếp sau chỉ số chứng khoán Abu Dhabi. Thực tế nếu xét khoảng thời gian 1 năm (từ 1/7/2020 tới 30/6/2021), VN-Index là chỉ số chứng khoán tăng mạnh nhất Thế giới với mức tăng 67%.
Nguyên nhân của sự tăng điên cuồng của giá chứng khoán ở Việt Nam là do những gói kích cầu khổng lồ từ ngân sách nhà nước. Tiền đổ ra nhiều, nhưng chủ yếu rơi vào tay các tập đoàn lợi ích và doanh nghiệp sân sau của chúng, chứ không rơi vào tay người dân nên không kích thích tiêu dùng và sản xuất của khu vực tư nhân. Ngược lại, lượng tiền này được đổ vào thị trường chứng khoán và bất động sản làm cho giá chứng khoán và bất động sản tăng lên những mức cao chưa từng thấy.
Tuy nhiên, nhóm lợi ích nhiều tiền không đầu tư vào đất đai khắp nơi hay các tòa nhà chung cư bình dân mà đầu tư tập trung vào những nơi phục vụ cho chính lợi ích của chúng là các biệt thự cao cấp tại những khu đô thị mới văn minh hiện đại. Do đó, trong khi giá đất đai và các tòa nhà chung cư bình dân không tăng thì giá biệt thự tăng vọt, nhiều nơi giá tăng lên gấp đôi trong năm 2021.
Chỉ số VN-Index chính thức phá mốc 1.500 điểm vào phiên 25-11. Phiên giao dịch hôm nay 25-11 chứng kiến sự trỗi dậy của các cổ phiếu "vua" như VCB (Vietcombank), VPB (VPBank), kèm theo hàng loạt cổ phiếu trụ thuộc nhóm bất động sản (NVL - Novaland, VHM - Vinhomes), năng lượng (GAS - PetroVietnam Gas, PLX - Petrolimex), và nhiều gương mặt đại diện các nhóm ngành khác (VGR - Công nghiệp cao su Việt Nam, FPT - Tập đoàn FPT, DIG - Tổng công ty CP Đầu tư phát triển xây dựng)... đã đẩy thị trường chứng khoán tăng trưởng.
Dù bị chịu áp lực bán đè lên cổ phiếu của các doanh nghiệp có vốn hóa lớn trên sàn như BIDV (BID), Techcombank (TCB), HDBank (HDB), Vietinbank (CTG), Sabeco (SAB), Vincom Retail (VRE), Vingroup (VIC)... nhưng vào gần cuối giờ sáng, nhà đầu tư chứng khoán đã không giấu khỏi sự hào hứng khi chỉ số VN-Index cán mốc 1.500 điểm.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn hồ nghi liệu điểm số này có duy trì được đến cuối phiên hay không.
Kết quả, VN-Index vẫn giữ được phong độ và chính thức chốt phiên bằng việc tăng thêm 11,94 điểm (+0,8%) lên mốc 1.500,81 điểm, lập kỷ lục lịch sử.
Đạt mốc điểm cao, nhưng thanh khoản sàn HoSE nằm mức 31.799 tỉ đồng, thấp hơn gần 11% so với phiên trước. Riêng rổ VN30 tăng lên mốc cao hơn là 1.572,46 điểm (+7,17 điểm).
Ở sàn HNX và rổ HNX30 cũng đón nhận làn sóng tăng trưởng, vươn lên mốc 459,67 (+4,09 điểm) và mốc 768,66 điểm (+11,62 điểm). Thanh khoản sàn HNX đạt hơn 3.394 tỉ đồng. Trái chiều, chỉ số sàn UPCoM giảm 0,03 điểm xuống 114,61 điểm.
Tổng kết ngày hôm nay, giá trị giao dịch trên toàn thị trường chứng khoán bao gồm ba sàn chính HoSE, HNX và UPCoM đạt hơn 37.380 tỉ đồng, thấp hơn mức kỷ lục 56.100 tỉ đồng lập vào 19-11, nhưng vẫn làm nên lịch sử khi VN-Index tăng lên trên mốc 1.500 điểm.
Hồi giữa năm nay, Chứng khoán Mirae Asset từng dự đoán với định giá cổ phiếu hấp dẫn, đà tăng giá mạnh mẽ, sự lạc quan của thị trường, kèm theo sự gia tăng thanh khoản đáng kể, kỳ vọng vào kịch bản lạc quan nhất, VN-Index sẽ chinh phục ngưỡng 1.500 điểm trong năm 2021.
Nhiều công ty chứng khoán khác cũng dự báo VN-Index chinh phục mốc điểm cao, bất chấp đại dịch. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, nhiều người vẫn hồ nghi, xem đây là một "trò đùa". Dù vậy, kết quả ghi nhận trong phiên hôm nay đã phần nào sáng tỏ các dự báo trên.
Trước phiên hôm nay, Chứng khoán SSI cũng cho biết chỉ số VN-Index sẽ đối diện với vùng kháng cự tiếp theo nằm tại 1.500 điểm. Một nhịp điều chỉnh ngắn có thể diễn ra từ vùng kháng cự này, tuy nhiên đây là một vùng kháng cự tâm lý yếu nên nhiều khả năng chỉ số VN-Index sẽ vượt qua sau đó.
Chứng khoán Yuanta cũng cho rằng rủi ro ngắn hạn đã có chiều hướng giảm dần và độ rộng thị trường đã có chiều hướng tích cực hơn, đặc biệt dòng tiền có xu hướng tập trung vào nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung đã được nâng lên từ mức giảm lên trung tính, đặc biệt chỉ số VN30 đã xác nhận xu hướng tăng ngắn hạn.
Một điều đáng lưu ý là trong hai phiên gần đây khối ngoại rút ròng liên tiếp khoảng 1.860 tỉ đồng trên thị trường chứng khoán.
Dù bối cảnh chung tăng trưởng, nhưng với sự suy giảm về giá cổ phiếu trong các phiên gần đây, cả Tập đoàn Hòa Phát (HPG) và PetroVietnam Gas (GAS) đều đã rớt khỏi top 5 thành viên thuộc "câu lạc bộ" vốn hóa trên 10 tỉ USD. Hiện chỉ còn 3 doanh nghiệp nằm trong "câu lạc bộ" này, gồm Vietcombank (VCB - 16,2 tỉ USD), Vinhomes (VHM - 15,8 tỉ USD), Vingroup (VIC - 15,3 tỉ USD).
Thời gian gần đây, giữa lúc thị trường chứng khoán biến động, nhiều nhà đầu tư không mấy hài lòng khi hệ thống giao dịch của nhiều công ty chứng khoán lớn như VNDirect, TCBS... liên tục gặp sự cố, gây khó khăn khi đặt lệnh giao dịch.
Trong giao dịch chứng khoán hôm nay 25-11, thông tin Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Vũ Bảo Hoàng - tổng giám đốc Công ty CP Phát triển nhà Thủ Đức (Thuduc House) - về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã gây nên sự chú ý, giá cổ phiếu THD có lúc giảm rất mạnh, sau đó hồi phục và chốt phiên bằng việc giảm gần 3% xuống giá 11.900 đồng.
Chỉ số VN-Index chính thức phá mốc 1.500 điểm vào phiên 25-11. Phiên giao dịch hôm nay 25-11 chứng kiến sự trỗi dậy của các cổ phiếu "vua" như VCB (Vietcombank), VPB (VPBank), kèm theo hàng loạt cổ phiếu trụ thuộc nhóm bất động sản (NVL - Novaland, VHM - Vinhomes), năng lượng (GAS - PetroVietnam Gas, PLX - Petrolimex), và nhiều gương mặt đại diện các nhóm ngành khác (VGR - Công nghiệp cao su Việt Nam, FPT - Tập đoàn FPT, DIG - Tổng công ty CP Đầu tư phát triển xây dựng)... đã đẩy thị trường chứng khoán tăng trưởng.
Dù bị chịu áp lực bán đè lên cổ phiếu của các doanh nghiệp có vốn hóa lớn trên sàn như BIDV (BID), Techcombank (TCB), HDBank (HDB), Vietinbank (CTG), Sabeco (SAB), Vincom Retail (VRE), Vingroup (VIC)... nhưng vào gần cuối giờ sáng, nhà đầu tư chứng khoán đã không giấu khỏi sự hào hứng khi chỉ số VN-Index cán mốc 1.500 điểm.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn hồ nghi liệu điểm số này có duy trì được đến cuối phiên hay không.
Kết quả, VN-Index vẫn giữ được phong độ và chính thức chốt phiên bằng việc tăng thêm 11,94 điểm (+0,8%) lên mốc 1.500,81 điểm, lập kỷ lục lịch sử.
Đạt mốc điểm cao, nhưng thanh khoản sàn HoSE nằm mức 31.799 tỉ đồng, thấp hơn gần 11% so với phiên trước. Riêng rổ VN30 tăng lên mốc cao hơn là 1.572,46 điểm (+7,17 điểm).
Ở sàn HNX và rổ HNX30 cũng đón nhận làn sóng tăng trưởng, vươn lên mốc 459,67 (+4,09 điểm) và mốc 768,66 điểm (+11,62 điểm). Thanh khoản sàn HNX đạt hơn 3.394 tỉ đồng. Trái chiều, chỉ số sàn UPCoM giảm 0,03 điểm xuống 114,61 điểm.
Tổng kết ngày hôm nay, giá trị giao dịch trên toàn thị trường chứng khoán bao gồm ba sàn chính HoSE, HNX và UPCoM đạt hơn 37.380 tỉ đồng, thấp hơn mức kỷ lục 56.100 tỉ đồng lập vào 19-11, nhưng vẫn làm nên lịch sử khi VN-Index tăng lên trên mốc 1.500 điểm.
Hồi giữa năm nay, Chứng khoán Mirae Asset từng dự đoán với định giá cổ phiếu hấp dẫn, đà tăng giá mạnh mẽ, sự lạc quan của thị trường, kèm theo sự gia tăng thanh khoản đáng kể, kỳ vọng vào kịch bản lạc quan nhất, VN-Index sẽ chinh phục ngưỡng 1.500 điểm trong năm 2021.
Nhiều công ty chứng khoán khác cũng dự báo VN-Index chinh phục mốc điểm cao, bất chấp đại dịch. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, nhiều người vẫn hồ nghi, xem đây là một "trò đùa". Dù vậy, kết quả ghi nhận trong phiên hôm nay đã phần nào sáng tỏ các dự báo trên.
Trước phiên hôm nay, Chứng khoán SSI cũng cho biết chỉ số VN-Index sẽ đối diện với vùng kháng cự tiếp theo nằm tại 1.500 điểm. Một nhịp điều chỉnh ngắn có thể diễn ra từ vùng kháng cự này, tuy nhiên đây là một vùng kháng cự tâm lý yếu nên nhiều khả năng chỉ số VN-Index sẽ vượt qua sau đó.
Chứng khoán Yuanta cũng cho rằng rủi ro ngắn hạn đã có chiều hướng giảm dần và độ rộng thị trường đã có chiều hướng tích cực hơn, đặc biệt dòng tiền có xu hướng tập trung vào nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung đã được nâng lên từ mức giảm lên trung tính, đặc biệt chỉ số VN30 đã xác nhận xu hướng tăng ngắn hạn.
Một điều đáng lưu ý là trong hai phiên gần đây khối ngoại rút ròng liên tiếp khoảng 1.860 tỉ đồng trên thị trường chứng khoán.
Dù bối cảnh chung tăng trưởng, nhưng với sự suy giảm về giá cổ phiếu trong các phiên gần đây, cả Tập đoàn Hòa Phát (HPG) và PetroVietnam Gas (GAS) đều đã rớt khỏi top 5 thành viên thuộc "câu lạc bộ" vốn hóa trên 10 tỉ USD. Hiện chỉ còn 3 doanh nghiệp nằm trong "câu lạc bộ" này, gồm Vietcombank (VCB - 16,2 tỉ USD), Vinhomes (VHM - 15,8 tỉ USD), Vingroup (VIC - 15,3 tỉ USD).
Thời gian gần đây, giữa lúc thị trường chứng khoán biến động, nhiều nhà đầu tư không mấy hài lòng khi hệ thống giao dịch của nhiều công ty chứng khoán lớn như VNDirect, TCBS... liên tục gặp sự cố, gây khó khăn khi đặt lệnh giao dịch.
Trong giao dịch chứng khoán hôm nay 25-11, thông tin Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Vũ Bảo Hoàng - tổng giám đốc Công ty CP Phát triển nhà Thủ Đức (Thuduc House) - về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã gây nên sự chú ý, giá cổ phiếu THD có lúc giảm rất mạnh, sau đó hồi phục và chốt phiên bằng việc giảm gần 3% xuống giá 11.900 đồng.
https://tuoitre.vn/chung-khoan-cong-pha-thanh-cong-moc-1-500-diem-sau-hon-hai-thap-ky-20211125150249907.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét