Những người thắng lớn năm 2020: Các tỷ phú, BigTech Silicon và ĐCS Trung Quốc
Rebecca Mansour - Đại dịch viêm phổi Vũ Hán đã cướp đi sinh mạng của gần hai triệu người trên toàn thế giới và gây ra sự tàn phá kinh tế chưa từng có trong năm 2020, tuy nhiên, năm 2020 có ít nhất ba kẻ chiến thắng lớn đã trở nên mạnh mẽ hơn bất chấp - hoặc có lẽ là nhờ vào đại dịch - đó là các tỷ phú thế giới, các lãnh chúa công nghệ của Thung lũng Silicon, và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) - nơi được cho là phát tán loại virus này (Theo Breitbart)1) Cả thế giới 'hụt hơi', chỉ Trung Quốc 'đắc ý'?
Chính quyền Trung Quốc dường như đang hô hào chiến thắng trước sự tàn phá kinh tế do đại dịch bắt nguồn từ Vũ Hán - đại dịch đáng ra đã có thể được ngăn chặn bởi Bắc Kinh. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã khoe khoang trong bài phát biểu đêm giao thừa rằng Trung Quốc là “nền kinh tế lớn đầu tiên trên toàn thế giới đạt được mức tăng trưởng dương” vào năm 2020, trong khi phần còn lại của nền kinh tế thế giới đang suy yếu trầm trọng, tăng trưởng âm, hỗn loạn và đối diện với tương lai u ám.
Nền kinh tế Trung Quốc dự kiến sẽ tăng trưởng 1,9% vào năm 2020 và 8,2% vào năm 2021. Đến cuối năm sau, nền kinh tế của nước này dự kiến sẽ lớn hơn 10,1% so với đầu năm nay”, theo dự báo gần đây nhất của IMF. “Ngược lại, sau khi giảm 4,3% trong năm nay và tăng 3,1% vào năm sau, nền kinh tế Mỹ sẽ kết thúc năm 2021 vẫn là giảm đi tới 1,2% so với đầu năm 2020”.
Phần lớn điều này là do sự thống trị của Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất toàn cầu; và với việc cả thế giới vẫn đang quay cuồng với đại dịch, Trung Quốc không ngừng xuất khẩu trang thiết bị, vật tư y tế ra toàn thế giới. Quốc gia này cũng tiến tới củng cố vị thế độc quyền trong chuỗi cung ứng của thế giới thông qua các hiệp định thương mại tự do mở rộng , bao gồm một hiệp định mới với Liên minh châu Âu.
Thiệt hại kinh tế của đại dịch cũng cho phép Trung Quốc "mua ảnh hưởng" ở Thế giới thứ ba thông qua chương trình cơ sở hạ tầng quốc tế được gọi là Sáng kiến Vành đai và Con đường - mà chính phủ Mỹ đã chỉ trích là thuộc địa của "đế quốc cho vay" này thông qua kế hoạch vay nợ.
Thêm vào đó, Trung Quốc còn hút vốn đầu tư từ Mỹ, EU thông qua để mức chênh lệch lợi suất trái phiếu chính phủ trung ương và địa phương của Trung Quốc cao hơn hẳn so với lợi suất trái phiếu chính phủ các nền kinh tế lớn khác. Trung Quốc có thể làm được điều này bởi thị trường trái phiếu không đầy đủ, bất cân đối thông tin nên giá cả có thể bị thao túng theo mục tiêu chính trị của họ. Trong bối cảnh dòng tiền thế giới dư thừa, lợi suất xuống cực thấp, dòng tiền tìm kiếm đích đến có thể sinh lời cao hơn. Và Trung Quốc tận dụng triệt để điều này khi sử dụng công cụ nợ được điều tiết bởi nền kinh tế phi thị trường, bất cân đối.
Như Frances Martel của Breitbart đã báo cáo :
ĐCSTQ ghi nhận mức thặng dư thương mại cao kỷ lục trong tháng 11/2020. Xuất khẩu trên khắp thế giới tăng 21,1% so với tháng 11/2019 bất chấp các báo cáo rộng rãi rằng Bắc Kinh đang dựa nhiều vào việc "nô dịch hóa" người dân tộc Duy Ngô Nhĩ thiểu số của mình để giữ chi phí sản xuất thấp. Hàng chục công ty quốc tế - bao gồm những tên tuổi lớn như Apple, Nintendo và Nike - đã dính líu đến việc sử dụng lao động nô lệ người Duy Ngô Nhĩ, một số được cho là có trụ sở tại các trại tập trung.
Thặng dư thương mại của Trung Quốc đạt kỷ lục trong khi cả thế giới bị tàn phá bởi virus viêm phổi Vũ Hán. (nguồn: Trading Economics)
Những người không bị bắt làm nô lệ hoàn toàn cũng có thể dễ trở thành lao động cưỡng bức, đặc biệt là trong ngành hái bông. Được cung cấp một vài lựa chọn khác, nhiều người Duy Ngô Nhĩ làm việc trong ngành công nghiệp bông, đôi khi tham gia mà không có sự đồng ý rõ ràng, nhà nghiên cứu Adrian Zenz tiết lộ vào tháng trước.
Phần lớn sự gia tăng xuất khẩu của Trung Quốc là kết quả của đại dịch khiến các nước khác hạn chế các lĩnh vực sản xuất của họ và hầu hết các hoạt động kinh tế nói chung. Nhập khẩu từ bên ngoài của Trung Quốc cũng giảm, do hoạt động kinh tế hạn chế trên toàn thế giới, dẫn đến thặng dư thương mại đáng kinh ngạc 460 tỷ USD so với phần còn lại của thế giới trong tháng 11/2020.
Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh, một tổ chức tư vấn của Vương quốc Anh, đã dự đoán trong tháng này rằng, một phần vì đại dịch, Trung Quốc đang trên con đường trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới - nhanh hơn bao giờ hết và có thể vượt qua Hoa Kỳ vào năm 2028.
Chìa khóa cho khả năng phục hồi kinh tế của Trung Quốc nằm ở lĩnh vực sản xuất, vốn đã phục hồi nhanh hơn từ đại dịch, cũng như lĩnh vực sản xuất của Mỹ. Ví dụ, ngành công nghiệp ô tô của Hoa Kỳ là một trong những ngành công nghiệp trở lại hoạt động sau đợt ngừng hoạt động ban đầu, vì nó có thể thiết lập các quy trình an toàn rõ ràng để giữ cho các nhà máy không bị gián đoạn - bằng cách giữ các công nhân nhà máy cách nhau 2 mét, phân phát đồ bảo hộ, thiết lập các trạm vệ sinh, luân phiên các ca làm việc và hạn chế sự tiếp xúc.
Tuy nhiên, sau nhiều năm ký kết các hiệp định thương mại tự do tồi tệ và cắt giảm lao động, nền kinh tế Mỹ phụ thuộc nhiều hơn vào lĩnh vực dịch vụ của mình, đó là lý do tại sao nó kém khả năng chống chọi với đại dịch hơn nhiều. Ngay cả trước khi chính phủ yêu cầu khóa cửa, người tiêu dùng đã thay đổi thói quen của họ vì sợ nhiễm virus.
Các công việc trong ngành du lịch, thực phẩm, giải trí đặc biệt dễ bị tổn thương vì “nhà hàng, quán bar, cửa hàng làm đẹp và các nhà bán lẻ khác liên quan đến tiếp xúc trực tiếp đã bị ảnh hưởng nặng nề nhất vào thời điểm mà người Mỹ đang cố gắng thực hiện cách ly xã hội”, Associated Press tường thuật. Và ngay cả khi mọi lệnh cấm được dỡ bỏ, dân số cao tuổi - chiếm một tỷ lệ đáng kể trong số người tiêu dùng Mỹ - vẫn có khả năng sẽ hạn chế thói quen giải trí và du lịch của họ cho đến khi virus không còn là mối đe dọa đối với họ.
Tất cả những điều này được đưa ra trong một báo cáo tháng 10/2020 của Cục Dự trữ Liên bang Philadelphia, trong đó tiết lộ rằng lĩnh vực sản xuất của Hoa Kỳ “hoạt động tốt hơn nhiều và phục hồi nhanh hơn nhiều so với lĩnh vực dịch vụ”, như John Carney của Breitbart đã báo cáo.
Nhìn chung, đại dịch tấn công vào lĩnh vực phi sản xuất của Mỹ gấp đôi so với lĩnh vực sản xuất, tất cả đều khẳng định tầm quan trọng của việc có một cơ sở sản xuất sôi động. Trung Quốc đang tăng cường đầu tư vào các cơ sở sản xuất và cơ sở hạ tầng mới, trong khi Quốc hội Mỹ vẫn không đề xuất hoặc thông qua bất kỳ luật cơ sở hạ tầng đáng chú ý nào có thể đưa Mỹ tiến trên con đường cạnh tranh với Trung Quốc trong việc phát triển và xây dựng các công nghệ của tương lai.
Và năm 2021 sẽ còn là một năm Bắc Kinh thắng đậm nếu họ có được thêm một "đồng minh" trong Phòng Bầu dục là Joe Biden, người đang được giả định sẽ chiến thắng trong cuộc đua tổng thống gian lận vừa qua. Tổng thống giả định không chỉ có các thành viên trong gia đình có quan hệ kinh doanh chặt chẽ với Bắc Kinh, Biden còn nhiều lần tuyên bố rằng ông không coi Trung Quốc là “đối thủ cạnh tranh” với Mỹ. Hơn nữa, Biden còn có kế hoạch áp thuế trừng phạt đối với các công ty Mỹ chuyển vốn hoạt động sản xuất kinh doanh tại nước ngoài.
Về lý thuyết, đề xuất này là gây tổn hại cho các công ty của Mỹ có hoạt động đầu tư tại nước ngoài và cử tri Mỹ có thể xem đây là chính sách ủng hộ việc làm cho người Mỹ. Nhưng trên thực tế, chính sách này hoàn toàn phù hợp với lợi ích của Bắc Kinh, bởi vì các công ty có thể lách lệnh phạt thuế của Biden bằng cách đơn giản là thuê các đối tác nước ngoài như Trung quốc sản xuất gia công cho họ. Vì vậy, thay vì tự sản xuất các bộ phận, các công ty này có thể chỉ cần mua từ một nhà sản xuất nước ngoài bên thứ ba, điều mà các công ty như Apple đã làm. Do đó, tầng lớp tỷ phú, vốn ủng hộ Biden trong cuộc bầu cử năm 2020, sẽ ít phải lo sợ trước lời đe dọa đánh thuế ra nước ngoài của Biden, và Trung Quốc sẽ rất vui mừng vì điều đó.
Những người không bị bắt làm nô lệ hoàn toàn cũng có thể dễ trở thành lao động cưỡng bức, đặc biệt là trong ngành hái bông. Được cung cấp một vài lựa chọn khác, nhiều người Duy Ngô Nhĩ làm việc trong ngành công nghiệp bông, đôi khi tham gia mà không có sự đồng ý rõ ràng, nhà nghiên cứu Adrian Zenz tiết lộ vào tháng trước.
Phần lớn sự gia tăng xuất khẩu của Trung Quốc là kết quả của đại dịch khiến các nước khác hạn chế các lĩnh vực sản xuất của họ và hầu hết các hoạt động kinh tế nói chung. Nhập khẩu từ bên ngoài của Trung Quốc cũng giảm, do hoạt động kinh tế hạn chế trên toàn thế giới, dẫn đến thặng dư thương mại đáng kinh ngạc 460 tỷ USD so với phần còn lại của thế giới trong tháng 11/2020.
Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh, một tổ chức tư vấn của Vương quốc Anh, đã dự đoán trong tháng này rằng, một phần vì đại dịch, Trung Quốc đang trên con đường trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới - nhanh hơn bao giờ hết và có thể vượt qua Hoa Kỳ vào năm 2028.
Chìa khóa cho khả năng phục hồi kinh tế của Trung Quốc nằm ở lĩnh vực sản xuất, vốn đã phục hồi nhanh hơn từ đại dịch, cũng như lĩnh vực sản xuất của Mỹ. Ví dụ, ngành công nghiệp ô tô của Hoa Kỳ là một trong những ngành công nghiệp trở lại hoạt động sau đợt ngừng hoạt động ban đầu, vì nó có thể thiết lập các quy trình an toàn rõ ràng để giữ cho các nhà máy không bị gián đoạn - bằng cách giữ các công nhân nhà máy cách nhau 2 mét, phân phát đồ bảo hộ, thiết lập các trạm vệ sinh, luân phiên các ca làm việc và hạn chế sự tiếp xúc.
Tuy nhiên, sau nhiều năm ký kết các hiệp định thương mại tự do tồi tệ và cắt giảm lao động, nền kinh tế Mỹ phụ thuộc nhiều hơn vào lĩnh vực dịch vụ của mình, đó là lý do tại sao nó kém khả năng chống chọi với đại dịch hơn nhiều. Ngay cả trước khi chính phủ yêu cầu khóa cửa, người tiêu dùng đã thay đổi thói quen của họ vì sợ nhiễm virus.
Các công việc trong ngành du lịch, thực phẩm, giải trí đặc biệt dễ bị tổn thương vì “nhà hàng, quán bar, cửa hàng làm đẹp và các nhà bán lẻ khác liên quan đến tiếp xúc trực tiếp đã bị ảnh hưởng nặng nề nhất vào thời điểm mà người Mỹ đang cố gắng thực hiện cách ly xã hội”, Associated Press tường thuật. Và ngay cả khi mọi lệnh cấm được dỡ bỏ, dân số cao tuổi - chiếm một tỷ lệ đáng kể trong số người tiêu dùng Mỹ - vẫn có khả năng sẽ hạn chế thói quen giải trí và du lịch của họ cho đến khi virus không còn là mối đe dọa đối với họ.
Tất cả những điều này được đưa ra trong một báo cáo tháng 10/2020 của Cục Dự trữ Liên bang Philadelphia, trong đó tiết lộ rằng lĩnh vực sản xuất của Hoa Kỳ “hoạt động tốt hơn nhiều và phục hồi nhanh hơn nhiều so với lĩnh vực dịch vụ”, như John Carney của Breitbart đã báo cáo.
Nhìn chung, đại dịch tấn công vào lĩnh vực phi sản xuất của Mỹ gấp đôi so với lĩnh vực sản xuất, tất cả đều khẳng định tầm quan trọng của việc có một cơ sở sản xuất sôi động. Trung Quốc đang tăng cường đầu tư vào các cơ sở sản xuất và cơ sở hạ tầng mới, trong khi Quốc hội Mỹ vẫn không đề xuất hoặc thông qua bất kỳ luật cơ sở hạ tầng đáng chú ý nào có thể đưa Mỹ tiến trên con đường cạnh tranh với Trung Quốc trong việc phát triển và xây dựng các công nghệ của tương lai.
Và năm 2021 sẽ còn là một năm Bắc Kinh thắng đậm nếu họ có được thêm một "đồng minh" trong Phòng Bầu dục là Joe Biden, người đang được giả định sẽ chiến thắng trong cuộc đua tổng thống gian lận vừa qua. Tổng thống giả định không chỉ có các thành viên trong gia đình có quan hệ kinh doanh chặt chẽ với Bắc Kinh, Biden còn nhiều lần tuyên bố rằng ông không coi Trung Quốc là “đối thủ cạnh tranh” với Mỹ. Hơn nữa, Biden còn có kế hoạch áp thuế trừng phạt đối với các công ty Mỹ chuyển vốn hoạt động sản xuất kinh doanh tại nước ngoài.
Về lý thuyết, đề xuất này là gây tổn hại cho các công ty của Mỹ có hoạt động đầu tư tại nước ngoài và cử tri Mỹ có thể xem đây là chính sách ủng hộ việc làm cho người Mỹ. Nhưng trên thực tế, chính sách này hoàn toàn phù hợp với lợi ích của Bắc Kinh, bởi vì các công ty có thể lách lệnh phạt thuế của Biden bằng cách đơn giản là thuê các đối tác nước ngoài như Trung quốc sản xuất gia công cho họ. Vì vậy, thay vì tự sản xuất các bộ phận, các công ty này có thể chỉ cần mua từ một nhà sản xuất nước ngoài bên thứ ba, điều mà các công ty như Apple đã làm. Do đó, tầng lớp tỷ phú, vốn ủng hộ Biden trong cuộc bầu cử năm 2020, sẽ ít phải lo sợ trước lời đe dọa đánh thuế ra nước ngoài của Biden, và Trung Quốc sẽ rất vui mừng vì điều đó.
Năm 2021 sẽ còn là một năm Bắc Kinh thắng đậm nếu họ có được thêm một đồng minh trong Phòng Bầu dục là Joe Biden. (Ảnh: Getty)
Năm 2020 có thể được ghi nhớ là năm đầu tiên của Chiến tranh Lạnh mới với Trung Quốc; và giống như thời Chiến tranh Lạnh trước, hiện nay là một cuộc chạy đua không gian. Tuy nhiên, chúng ta vẫn hy vọng rằng Hoa Kỳ sẽ tỉnh thức và đứng lên giành chiến thắng chống lại mối đe dọa từ Trung Quốc - vốn đã lấy đi hàng triệu công ăn việc làm của Mỹ và hàng trăm ngàn mạng sống người dân Mỹ. Chính quyền này cũng đồng thời hành hạ công dân của họ - những người đã bị cầm tù, giám sát, làm cho biến mất, và bị một chế độ độc tài sử dụng làm lao động nô lệ. Chế độ này làm giàu thông qua 20 năm mất cân bằng thương mại kỷ lục có được do vi phạm thương mại rõ ràng.
Thế hệ vĩ đại nhất thời tổng thống Ronald Reagan, Mỹ đã từng đánh bại “đế chế độc ác” Xô Viết. Liệu thế hệ lãnh đạo Covid- 19 - đã trưởng thành trong trận đại dịch, có thể đánh bại đế chế độc ác mới trong những thập kỷ tới?
Năm 2020 có thể được ghi nhớ là năm đầu tiên của Chiến tranh Lạnh mới với Trung Quốc; và giống như thời Chiến tranh Lạnh trước, hiện nay là một cuộc chạy đua không gian. Tuy nhiên, chúng ta vẫn hy vọng rằng Hoa Kỳ sẽ tỉnh thức và đứng lên giành chiến thắng chống lại mối đe dọa từ Trung Quốc - vốn đã lấy đi hàng triệu công ăn việc làm của Mỹ và hàng trăm ngàn mạng sống người dân Mỹ. Chính quyền này cũng đồng thời hành hạ công dân của họ - những người đã bị cầm tù, giám sát, làm cho biến mất, và bị một chế độ độc tài sử dụng làm lao động nô lệ. Chế độ này làm giàu thông qua 20 năm mất cân bằng thương mại kỷ lục có được do vi phạm thương mại rõ ràng.
Thế hệ vĩ đại nhất thời tổng thống Ronald Reagan, Mỹ đã từng đánh bại “đế chế độc ác” Xô Viết. Liệu thế hệ lãnh đạo Covid- 19 - đã trưởng thành trong trận đại dịch, có thể đánh bại đế chế độc ác mới trong những thập kỷ tới?
2) Tài sản các tỷ phú thế giới phá kỷ lục mới nhờ đại dịch và hỗn loạn
Theo một báo cáo do PwC và ngân hàng Thụy Sĩ UBC thực hiện, tài sản của giới siêu giàu trên thế giới đã phá kỷ lục mới trong năm nay. Tổng tài sản của hơn 6.000 tỷ phú trên thế giới đã tăng lên 10,2 nghìn tỷ USD vào tháng 7/2020, vượt qua kỷ lục 8,9 nghìn tỷ USD trước đó vào năm 2017. Và số lượng tỷ phú mới cũng tăng từ 2.158 trong năm 2017 lên 2.189 vào năm 2020.
Tất cả những điều này xảy ra tại "mức độ cao của đại dịch" trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2020, khi người dân trung bình trên thế giới bị ảnh hưởng bởi sự tàn phá kinh tế, nhưng các tỷ phú thế giới đã tăng tài sản của họ hơn 1/4, tức tăng 27,5%, Guardian đưa tin.
Năm 2020, 614 tỷ phú của Mỹ đã tăng tổng giá trị tài sản ròng của họ lên 931 tỷ USD, ngay cả khi hàng chục triệu người Mỹ mất việc làm. Chỉ tính riêng từ tháng 3 đến tháng 5, khối tài sản ròng của các tỷ phú Mỹ này đã tăng 15%, trong khi hơn 36 triệu người Mỹ thất nghiệp do đại dịch. Ngược lại, tỷ lệ nghèo ở Mỹ đã tăng lên 11,7% vào tháng 11/2020, tăng 2,4% kể từ tháng 6, đánh dấu mức tăng cao nhất trong năm kể từ khi chính phủ bắt đầu theo dõi tình trạng nghèo đói cách đây 60 năm.
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới vào tháng 10/2020 trên phạm vi toàn thế giới, đại dịch đã khiến tình trạng nghèo cùng cực trên toàn cầu gia tăng lần đầu tiên sau hơn 20 năm. Báo cáo ước tính rằng đại dịch sẽ “đẩy thêm 88 triệu đến 115 triệu người vào cảnh nghèo cùng cực trong năm nay, với tổng số sẽ lên tới 150 triệu vào năm 2021”. Họ định nghĩa "nghèo cùng cực" là sống với mức dưới 1,9 USD một ngày và khoảng 82% dân số "nghèo mới" này sẽ ở các nước có thu nhập trung bình.
Tuy nhiên, năm 2020 là một năm tiêu biểu đối với người đàn ông giàu nhất thế giới, Jeff Bezos, người có tài sản tăng gần 80% trong thời kỳ đại dịch từ 113 tỷ USD vào tháng 3 năm 2020 lên 203,1 tỷ USD vào tháng 10 năm 2020, vì việc đóng cửa khiến mọi người ngày càng phụ thuộc vào các dịch vụ Amazon của Bezos để cung cấp thực phẩm và vật tư. Lợi nhuận quý III/2020 của Amazon đã tăng gấp ba lần so với năm ngoái; từ 2,1 tỷ USD vào năm 2019 lên 6,3 tỷ USD vào năm 2020.
Điều đó hoàn toàn trái ngược với con số ước tính 1/5 doanh nghiệp nhỏ đã đóng cửa trong đại dịch. Vào tháng 5/2020, Washington Post đưa tin hơn 100.000 doanh nghiệp nhỏ của Mỹ - từng là đầu tàu kinh tế của giấc mơ Mỹ - đã đóng cửa vĩnh viễn do virus. Đại dịch đã tàn phá các doanh nghiệp mẹ và con, buộc phải đóng cửa do lệnh đóng cửa của chính phủ ủng hộ các chuỗi bán lẻ lớn như Walmart. Những cửa hàng đồ hộp lớn này được phép mở cửa và thu về lợi nhuận khổng lồ, tăng sức mạnh độc quyền của họ và đánh bật các đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn.
Năm nay Walmart đã tăng lợi nhuận gần 45% so với năm ngoái, nhờ vào đại dịch. Tài sản ròng của những người thừa kế Sam Walton của người sáng lập Walmart - Jim, Rob và Alice Walton - mỗi người đã tăng gần 1/4 trong thời gian đại dịch.
Trong khi đó, những người lao động thúc đẩy sự gia tăng khối tài sản khổng lồ này cho các tỷ phú sở hữu Amazon và Walmart đã thu được rất ít từ sự bùng nổ này. Công nhân Amazon nhận thêm 95 xu một giờ và công nhân Walmart được bồi thường 63 xu một giờ trong quá trình xảy ra đại dịch, trong khi cùng thời gian đó, thu nhập của Bezos tăng 70 tỷ USD và tài sản của gia đình Walton tăng thêm 45 tỷ USD, theo một báo cáo của Viện Brookings. Nhưng có rất ít lý do để những người lao động này phàn nàn về sự chênh lệch đó. Các công ty, cộng lại sử dụng gần 3 triệu người Mỹ, đã tàn nhẫn trong việc trấn áp các nỗ lực thương lượng tập thể để có được mức lương và điều kiện làm việc tốt hơn của lực lượng lao động của họ.
Nhóm ông lớn công nghệ (Big Tech) đang tiến hành một âm mưu phối hợp để vô hiệu hóa cuộc bầu cử ở Mỹ, bằng cách bóp nghẹt sự thật, kiểm duyệt và chặn tất cả các tiếng nói bảo thủ trên các nền tảng trực tuyến. (Tổng hợp)
Tuy nhiên, chính những tỷ phú Mỹ này và các tập đoàn toàn cầu của họ đã lên tiếng ủng hộ các nguyên nhân chính trị "thức tỉnh" như phong trào Black Lives Matter - hứa hẹn hàng triệu USD để sửa chữa những thiệt hại do chế độ nô lệ gây ra ở Mỹ hơn 150 năm trước, tuy nhiên, chính những tập đoàn này lại có rất ít e ngại về việc bóc lột sức lao động nô lệ ở Trung Quốc.
Đại dịch đã làm gia tăng sự chênh lệch thu nhập vốn đã đáng lo ngại này. Nước Mỹ ngày nay ngày càng giống một chế độ đầu sỏ, nơi tập trung quyền lực vào tay một nhóm nhỏ người siêu giàu và các tập đoàn lớn độc quyền của họ cho phép giới tinh hoa này mua ảnh hưởng chính trị và dẫm đạp lên quyền của những người khác. Nhà báo độc lập Glenn Greenwald lưu ý rằng những người sáng lập nước Mỹ đã đúng khi lo sợ rằng “sự bất bình đẳng kinh tế có thể trở nên nghiêm trọng, của cải tập trung vào tay rất ít người, đến mức nó sẽ "làm ô nhiễm lĩnh vực chính trị" - nơi mà sự chênh lệch tài sản lớn đó sẽ được nhân rộng và bình đẳng pháp lý ảo tưởng được công nhận".
Thật vậy, như Greenwald đã viết, “sự kết hợp của việc đóng cửa liên tục, sự chuyển giao tài sản khổng lồ do nhà nước bắt buộc cho giới tinh hoa doanh nghiệp dưới danh nghĩa là 'cứu trợ COVID' theo luật pháp, và sự phụ thuộc hoàn toàn vào các hoạt động trực tuyến đã khiến cho khối tài sản của các công ty gần như không thể kiểm soát được về mặt cả quyền lực kinh tế và chính trị”.
Không điều gì trong số này phản ánh chủ nghĩa tư bản thị trường tự do, mà là chủ nghĩa tư bản thân hữu, theo đó “quyền lực của nhà nước [được sử dụng] để đè bẹp các đối thủ cạnh tranh nhỏ, những tập đoàn khổng lồ xa hoa với tài sản và quyền lực ngày càng lớn, và biến hàng triệu người Mỹ thành nô lệ - làm nhiều công việc với mức lương theo giờ thấp mà không có phúc lợi, ít quyền và thậm chí ít lựa chọn hơn".
Trong khi đó, năm kết thúc với việc Thượng viện đảng Cộng hòa từ chối cấp cho công dân Mỹ 2.000 USD cứu trợ trực tiếp, thay vào đó chọn cứu trợ "mục tiêu" cho số ít được ưu ái. Lãnh đạo Đa số Thượng viện Mitch McConnell còn gọi các khoản thanh toán trực tiếp cho tất cả người Mỹ là "chủ nghĩa xã hội dành cho người giàu", mặc dù các tỷ phú thực tế đang hưởng lợi nhiều nhất từ việc "cứu trợ" mà Quốc hội nhắm tới theo cách của họ.
Khi Quốc hội tranh luận về “chủ nghĩa xã hội”, gần 12 triệu người Mỹ nợ trung bình 5.850 USD tiền thuê lại và các tiện ích, và ước tính có khoảng 5,4 triệu người Mỹ bị mất bảo hiểm y tế trong khoảng thời gian ba tháng trong năm nay do đại dịch, nhiều hơn mức mất bảo hiểm trong bất kỳ năm nào.
Tuy nhiên, chính những tỷ phú Mỹ này và các tập đoàn toàn cầu của họ đã lên tiếng ủng hộ các nguyên nhân chính trị "thức tỉnh" như phong trào Black Lives Matter - hứa hẹn hàng triệu USD để sửa chữa những thiệt hại do chế độ nô lệ gây ra ở Mỹ hơn 150 năm trước, tuy nhiên, chính những tập đoàn này lại có rất ít e ngại về việc bóc lột sức lao động nô lệ ở Trung Quốc.
Đại dịch đã làm gia tăng sự chênh lệch thu nhập vốn đã đáng lo ngại này. Nước Mỹ ngày nay ngày càng giống một chế độ đầu sỏ, nơi tập trung quyền lực vào tay một nhóm nhỏ người siêu giàu và các tập đoàn lớn độc quyền của họ cho phép giới tinh hoa này mua ảnh hưởng chính trị và dẫm đạp lên quyền của những người khác. Nhà báo độc lập Glenn Greenwald lưu ý rằng những người sáng lập nước Mỹ đã đúng khi lo sợ rằng “sự bất bình đẳng kinh tế có thể trở nên nghiêm trọng, của cải tập trung vào tay rất ít người, đến mức nó sẽ "làm ô nhiễm lĩnh vực chính trị" - nơi mà sự chênh lệch tài sản lớn đó sẽ được nhân rộng và bình đẳng pháp lý ảo tưởng được công nhận".
Thật vậy, như Greenwald đã viết, “sự kết hợp của việc đóng cửa liên tục, sự chuyển giao tài sản khổng lồ do nhà nước bắt buộc cho giới tinh hoa doanh nghiệp dưới danh nghĩa là 'cứu trợ COVID' theo luật pháp, và sự phụ thuộc hoàn toàn vào các hoạt động trực tuyến đã khiến cho khối tài sản của các công ty gần như không thể kiểm soát được về mặt cả quyền lực kinh tế và chính trị”.
Không điều gì trong số này phản ánh chủ nghĩa tư bản thị trường tự do, mà là chủ nghĩa tư bản thân hữu, theo đó “quyền lực của nhà nước [được sử dụng] để đè bẹp các đối thủ cạnh tranh nhỏ, những tập đoàn khổng lồ xa hoa với tài sản và quyền lực ngày càng lớn, và biến hàng triệu người Mỹ thành nô lệ - làm nhiều công việc với mức lương theo giờ thấp mà không có phúc lợi, ít quyền và thậm chí ít lựa chọn hơn".
Trong khi đó, năm kết thúc với việc Thượng viện đảng Cộng hòa từ chối cấp cho công dân Mỹ 2.000 USD cứu trợ trực tiếp, thay vào đó chọn cứu trợ "mục tiêu" cho số ít được ưu ái. Lãnh đạo Đa số Thượng viện Mitch McConnell còn gọi các khoản thanh toán trực tiếp cho tất cả người Mỹ là "chủ nghĩa xã hội dành cho người giàu", mặc dù các tỷ phú thực tế đang hưởng lợi nhiều nhất từ việc "cứu trợ" mà Quốc hội nhắm tới theo cách của họ.
Khi Quốc hội tranh luận về “chủ nghĩa xã hội”, gần 12 triệu người Mỹ nợ trung bình 5.850 USD tiền thuê lại và các tiện ích, và ước tính có khoảng 5,4 triệu người Mỹ bị mất bảo hiểm y tế trong khoảng thời gian ba tháng trong năm nay do đại dịch, nhiều hơn mức mất bảo hiểm trong bất kỳ năm nào.
3) Big tech - các lãnh chúa công nghệ thung lũng Silicon - tăng gần gấp đôi tài sản nhờ Covid-19 và đóng cửa nền kinh tế
Trong số tất cả các tỷ phú độc quyền được may mắn bởi đại dịch, có lẽ không ai giành được chiến thắng huy hoàng như các ông trùm công nghệ của Thung lũng Silicon. Không chỉ gia tăng khối tài sản khổng lồ và quyền lực độc quyền trong thời kỳ đại dịch, họ còn giúp ứng cử viên ưa thích của mình ăn cắp cuộc bầu cử vào Nhà Trắng.
Như đã được báo cáo, Mark Zuckerberg của Facebook (tài sản ròng tăng hơn 85% trong năm nay). Facebook đã cố tình kiểm duyệt những câu chuyện về vụ bê bối tham nhũng Hunter Biden. Và Google (quý III/2020 doanh thu tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái) đã làm giảm 99% khả năng hiển thị tìm kiếm trên Google của các bài báo về bầu cử trên Breitbart News vào năm 2020 so với cùng kỳ năm 2016.
Greenwald lưu ý rằng khía cạnh “đe dọa nhất” của tất cả sự gia tăng tài sản và quyền lực độc quyền do đại dịch gây ra là những người hưởng lợi chính của nó là Facebook, Google và Amazon - những công ty có “quyền lực chưa từng có” trong việc “phổ biến thông tin và hành vi của các cuộc tranh luận chính trị, chưa cần nói đến dữ liệu khổng lồ mà họ sở hữu về cuộc sống của chúng ta nhờ theo dõi trực tuyến".
Greenwald viết: "Lệnh ở trong nhà, đóng cửa và cách ly xã hội có nghĩa là chúng tôi dựa vào các công ty ở Thung lũng Silicon để thực hiện các chức năng cuộc sống cơ bản hơn bao giờ hết. Chúng tôi đặt hàng trực tuyến từ Amazon hơn là mua sắm; chúng tôi tiến hành các cuộc họp trực tuyến thay vì họp tại văn phòng; chúng tôi sử dụng Google liên tục để điều hướng và giao tiếp; chúng tôi dựa vào mạng xã hội hơn bao giờ hết để nhận thông tin về thế giới. Và chính xác là khi sự phụ thuộc của dân chúng vào họ đã ngày càng tăng lên mức chưa từng thấy, thì sự giàu có và quyền lực của họ đã đạt đến tầm cao mới, cũng như sự gia tăng kiểm soát, kiểm duyệt thông tin và tranh luận".
Việc Facebook, Google và Twitter ngày càng kiểm soát nhiều hơn các biểu hiện chính trị của chúng ta là điều khó có thể tranh cãi. Điều đáng chú ý và đáng báo động nhất, là họ không cần phải nỗ lực nắm bắt lấy quyền lực này mà các tổ chức của công chúng đã trao nó cho họ - chủ yếu bao gồm các hãng truyền thông và những người theo chủ nghĩa tự do ở Hoa Kỳ - những người có niềm tin sai lầm rằng vấn đề chính của truyền thông xã hội không nằm ở chỗ nó bị kiểm duyệt quá mức mà là ở việc thiếu kiểm duyệt.
Greenwald gọi quyết định của Facebook trong việc kiểm duyệt các câu chuyện của Hunter Biden là “một trong những sự kiện chính trị quan trọng và nguy hiểm nhất trong vài năm qua”, lưu ý rằng “việc kiểm duyệt này được thông báo bởi một phát ngôn viên của công ty Facebook, người đã từng trải qua sự nghiệp của mình trước đây với tư cách là một thành viên gạo cội của bộ máy đảng Dân chủ, đây là một minh chứng biểu tượng hoàn hảo về mối nguy hiểm đang lớn dần này".
Ông nói thêm: “Các công ty công nghệ này đang mạnh hơn bao giờ hết, không chỉ vì khối tài sản mới tích lũy được vào thời điểm dân số đang gặp khó khăn, mà còn vì họ ủng hộ hết mình cho ứng cử viên Đảng Dân chủ sắp nhậm chức tổng thống. Có thể đoán được, họ đang được khen thưởng với nhiều vị trí quan trọng trong nhóm chuyển tiếp của ông ấy và tương tự với những vị trí trong chính quyền mới”.
Thật vậy, vào năm 2020, người giàu trở nên giàu có hơn, Thung lũng Silicon trở nên hùng mạnh hơn, và ĐCSTQ đã gặt hái những lợi ích từ sự chết chóc và hỗn loạn xuất hiện từ bờ biển của nó.
Tác giả: Rebecca Mansour là Tổng biên tập cấp cao của Breitbart News.
Ông nói thêm: “Các công ty công nghệ này đang mạnh hơn bao giờ hết, không chỉ vì khối tài sản mới tích lũy được vào thời điểm dân số đang gặp khó khăn, mà còn vì họ ủng hộ hết mình cho ứng cử viên Đảng Dân chủ sắp nhậm chức tổng thống. Có thể đoán được, họ đang được khen thưởng với nhiều vị trí quan trọng trong nhóm chuyển tiếp của ông ấy và tương tự với những vị trí trong chính quyền mới”.
Thật vậy, vào năm 2020, người giàu trở nên giàu có hơn, Thung lũng Silicon trở nên hùng mạnh hơn, và ĐCSTQ đã gặt hái những lợi ích từ sự chết chóc và hỗn loạn xuất hiện từ bờ biển của nó.
Tác giả: Rebecca Mansour là Tổng biên tập cấp cao của Breitbart News.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét