Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2020

Covid-19 làm lộ 5 điểm yếu của chính quyền TQ

Nhược điểm thứ 4: Chính quyền Bắc Kinh khiến dân chúng phẫn nộ khi phong tỏa virus không được, đổi sang ‘phong tỏa ngôn luận’. Nhược điểm thứ 5: công chúng thể hiện thái độ mạnh mẽ, quyết liệt hơn đối với chính quyền, thể hiện trong việc ‘tâng bốc Tập thì bị tố cáo, phê bình Tập thì được tuyên dương’. Hiện nay, dân chúng Đại Lục đã bắt đầu đòi chính quyền Trung Quốc bồi thường thiệt hại, quan chức Vương Hỗ Ninh cũng đã bị tố cáo bằng danh tính thật của quần chúng. 
5 điểm yếu của chính quyền Tập Cận Bình đã lộ ra ngay khi dịch bệnh mới bắt đầu
Hoàng Hoa • 14/03/20 Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros đã thúc đẩy việc sử dụng cách gọi “viêm phổi chủng mới” thay cho cách gọi “Viêm phổi Vũ Hán", điều này có thể nói là thay cho Trung Quốc “tẩy trắng” trong việc che giấu nguồn gốc ban đầu của dịch bệnh. Ngoài ra, trước thái độ “lạc quan” quá mức do “học theo” Bắc Kinh của vị tổng giám đốc này, 5 khuyết điểm lớn của chính quyền Bắc Kinh cũng đang được phản ánh ra.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự phiên khai mạc Đại hội Nhân dân toàn quốc tại Đại lễ đường Nhân dân vào ngày 5/3/2017 tại Bắc Kinh, Trung Quốc (Ảnh: Lintao Zhang / Getty Images)

Từ ngày 4/3 trở đi, tờ The Epoch Times tuyên bố sẽ sử dụng cách gọi “Viêm phổi Vũ Hán" để thay cho “Viêm phổi chủng mới (COVID-19)”, vì đúng như cư dân mạng đã nói, cách nói “viêm phổi chủng mới" chính là dụng ý của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhằm muốn mọi người quên đi nguồn gốc phát tán virus.

Vào ngày 3/3, WHO cho biết tỷ lệ tử vong của bệnh viêm phổi Vũ Hán đang cao hơn nhiều so với bệnh cúm mùa, tỷ lệ tử vong theo số liệu điều tra là 3,4%. Tuy nhiên, ông Tedros vẫn cho rằng virus này “có thể khống chế" và chưa thể cấu thành đại dịch toàn cầu được. Tuy nhiên, cư dân mạng tại Nhật Bản đã lên tiếng chỉ trích rằng nguyên nhân tạo thành lần bùng phát dịch bệnh này là từ những sai lầm khinh suất của WHO.

Cũng trong ngày 3/3, tờ Khoa học bình luận quốc gia có đăng một bài viết về một nghiên cứu tập thể. Nghiên cứu này đã chứng minh rằng virus chủng mới gần đây phát sinh đột biến, hơn nữa còn chưa kịp loại bỏ đã lại tiếp tục đột biến. Báo cáo nghiên cứu tuyên bố rằng virus này đã bị “con người can dự”.

Mặc dù toàn Trung Quốc đang “hứng chịu” sự tàn phá của dịch bệnh, lãnh đạo Bắc Kinh vẫn tiếp tục yêu cầu khôi phục sản xuất, trở lại làm việc. Ngoại giới cho rằng, dịch bệnh bùng phát lần hai sẽ không còn xa nữa. Hơn nữa, dịch bệnh lần này cũng đang phơi bày ra trước mắt những khuyết điểm lớn của Bắc Kinh. 

WHO đang ‘học theo’ Bắc Kinh!?


Trong lần công bố tin tức vào ngày 3/3, ông Tedros cho rằng: “Virus chủng mới có tỷ lệ tử vong cao hơn nhiều so với virus cảm mùa, tuy vậy virus này có thể được khống chế”. Ông cho rằng viêm phổi Vũ Hán vẫn chưa đủ cấu thành đại dịch toàn cầu.

Ông Tedros cho biết ông tin tưởng vắc-xin phòng bệnh sẽ được chế tạo thành công, phương pháp trị liệu cũng sẽ có, nhưng cho đến nay đều chưa có việc nào thành hiện thực. Hơn nữa, trong thời điểm hiện nay, ông Tedros còn nói “virus có thể khống chế", khiến dư luận hoang mang không biết kết luận đó của ông là căn cứ vào đâu.

Dịch bệnh hiện đã lan rộng ra 79 quốc gia và vùng lãnh thổ, cả 6 châu lục đều phát hiện các ca lây nhiễm. Dù vậy, ông Tedros vẫn cho rằng chưa cấu thành “Đại dịch toàn cầu".

Điều này mâu thuẫn với tuyên bố trước của ông rằng: “Số lượng ca mới nhiễm bệnh ở các nước bên ngoài Trung Quốc gia tăng với tốc độ nhanh, gấp 9 lần so với số ca nhiễm mới tại Trung Quốc".

Phát ngôn của ông Tedros gây ra sự phẫn nộ không nhỏ trong cộng đồng mạng Nhật Bản. Một cư dân mạng bình luận rằng: “Nhật Bản vì tin tưởng số liệu và kiến nghị của WHO, nên khiến cho chính phủ, học giả y khoa và người dân đều lạc quan quá mức đối với dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán, dẫn tới việc dịch bệnh lan rộng, và bao gồm cả việc chính phủ Nhật ‘chậm một nhịp’ trong việc tiến hành hạn chế người Trung Quốc nhập cảnh”.

Một bình luận khác viết: “Chúng ta hoàn toàn không cảm nhận được tính chất quan trọng của vấn đề trong phát ngôn của ông ta (Tedros). Đối với việc này, trọng điểm là từ khi dịch bệnh bắt đầu thì cần phải áp dụng và tăng cường thực thi các biện pháp, chúng ta chỉ nên gánh chịu tổn thất nhỏ nhất. Nhưng bởi vì vị Tổng giám đốc này luôn phản đối làm như vậy, cho nên trận đại dịch xảy ra là không thể tránh được. Đây hoàn toàn là vấn đề ‘nhân họa' ”.

Cư dân mạng khác lại viết: “WHO khẳng định Trung Quốc và phê bình Nhật Bản, ông ta nói Nhật bản là đối tượng khiến người khác lo lắng là không đúng. WHO nên giải tán thôi".

Bình luận khác viết: “Ngay từ đầu việc WHO ‘thiếu cảm giác’ về nguy cơ lan rộng của dịch bệnh đã tạo nên tình trạng như hiện nay. Việc đã tới mức này thì dù nói gì cũng khó khiến người khác tin tưởng được. Hơn nữa, nếu thực sự đúng là có khả năng ngăn chặn bệnh dịch, xin hãy nói cho chúng tôi biết biện pháp ứng phó chính xác cụ thể là gì”.

Thực tế, vị tổng giám đốc này chỉ đang “học theo” Bắc Kinh. Ngoài ra, dịch bệnh lần này cũng phản ánh ra các nhược điểm lớn của lãnh đạo Bắc Kinh.

Nhược điểm thứ 1: đối mặt với nguy cơ bùng phát dịch bệnh lần 2 khi thúc đẩy việc trở lại làm việc

Tới ngày 26/2, toàn Trung Quốc có 96 xí nghiệp Trung ương và các công ty con trở về trạng thái vận hành bình thường. Tỷ lệ trở lại làm việc của 48.000 công ty con thuộc các xí nghiệp trung ương này là 97,9%. Đồng thời, rất nhiều địa phương trở về làm việc hoàn toàn, rất nhiều thành phố cũng nới lỏng việc hạn chế trên các phương diện: du lịch, giao thông công cộng và sinh hoạt xã hội.

Drew Thompson, cựu cán bộ sự vụ Trung Quốc thuộc Bộ quốc phòng Mỹ cho rằng việc phục hồi hoạt động thương nghiệp, đặc biệt là phục hồi sản xuất tại nhà máy “không nghi ngờ gì sẽ dẫn tới việc lây nhiễm mới".

Truyền thông tại Đại Lục đã đăng tải rằng 7 người Trung Quốc đi từ Ý về Chiết Giang tuần trước đều bị chẩn đoán nhiễm virus chủng mới. Đây là hiện tượng dịch bệnh lây ngược từ bên ngoài vào Trung Quốc.

Ngày 3/3, ông Kurt Campbell, cựu nhân viên ngoại giao lâu năm người Mỹ, phát biểu trong cuộc họp báo tại Sở nghiên cứu Hudson: “Không có cách nào khẳng định rằng dịch bệnh đã đạt tới thời kỳ đỉnh điểm, Trung Quốc phục hồi công việc quá sớm sẽ gia tăng nguy cơ lây truyền virus”. Ông cho rằng có thể vì điều này mà chính phủ Trung Quốc tạo nên trận đại dịch lần thứ 2.

Từ ngày 26/2, tổ chức phi chính phủ Trường Sa Phú Năng (Changsha Funeng) bắt đầu tổ chức hoạt động đề nghị bồi thường trách nhiệm cho các gia đình bị tử vong vì nhiễm bệnh. Tuy rằng quá trình đòi bồi thường còn rất dài, nhưng có lẽ chỉ cần có những bước đi đầu tiên, sẽ có người tiếp bước đồng hành.

Bà Quách Vu Hoa (Guo Yuhua), giáo sư giảng dạy Xã hội học tại Đại học Thanh hoa, đã trả lời phỏng vấn Đài Á Châu tự do rằng: “Đối đãi với con người như công cụ, coi họ như đối tượng để thống trị, bản thân điều này đã chính là bệnh độc. Kiểu thống trị này độc tính không kém gì virus viêm phổi vũ Hán, riêng tôi cảm thấy độc tính của nó còn lớn hơn”.

Nhược điểm thứ 2: Chính quyền Bắc Kinh ‘hứng chịu’ áp lực khôi phục kinh tế khi các nhà máy sản xuất công nghiệp nối đuôi nhau nhanh chóng rời đi

Việc Bắc Kinh không quan tâm tới tình hình bùng phát dịch mới, mà yêu cầu trở lại làm việc, phục hồi sản xuất, có khả năng là xuất phát từ áp lực kinh tế Trung Quốc.

Ngày 4/3, chỉ số PMI ngành dịch vụ Trung Quốc chỉ đạt 26,5; giảm mạnh đến 25,3 so với tháng 1/2020. Trước đó, chỉ số PMI sản xuất tháng 2 rớt 10,8; chỉ còn 40,3.

PMI hai ngành đều rớt xuống thảm hại, cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang chịu thiệt hại nghiêm trọng. Điều khiến Bắc Kinh lo lắng hơn, đó là tổn hại này chưa phải là lớn nhất, tổn hại lớn hơn đó chính là việc các nhà máy công nghiệp lần lượt “rời khỏi" Trung Quốc.

Việc nền kinh tế bị tổn thương chỉ là nỗi đau nhất thời của chính quyền này, chỉ cần khôi phục lại sản xuất thì dù không thể bù đắp hết toàn bộ thiệt hại nhưng cũng sẽ cứu vãn được một phần. Tuy nhiên, việc các nhà máy công nghiệp theo nhau rời khỏi Trung Quốc, là loại tổn thất không thể vãn hồi, là vết thương không thể chữa khỏi. Trên thực tế, sau khi dịch bệnh bùng phát, số lượng các nhà máy sản xuất rời khỏi Trung Quốc đang ngày càng tăng.

Thêm vào đó, 90% mậu dịch quốc tế của Trung Quốc đến từ kênh vận chuyển đường biển, tuy nhiên khi dịch bệnh bùng phát, mấy chục chuyến tàu chở hàng của quốc gia này đều bị huỷ bỏ, sản phẩm Trung Quốc làm ra không thể giao đến người mua. Tờ Bloomberg cho biết các nhà máy xe hơi FCA tạm thời phải đóng cửa do các bộ phận mà Trung Quốc sản xuất bị ngưng giao hàng.

Theo Alan Murphy, nhân viên công ty tư vấn hải vận Oceanol, dự tính khoảng 600.000 container tiêu chuẩn 6m bị mắc kẹt tại Trung Quốc.

Hơn nữa, việc vận chuyển bị ngưng trệ từ cả hai phía: hàng hoá Trung Quốc không thể xuất ra, sản phẩm ngoại quốc không thể nhập vào. Một số thương nhân Trung Quốc đã đề nghị phía Ả Rập giảm mức cung ứng dầu thô, kèm thêm lý do “trường hợp bất khả kháng" mà yêu cầu giảm cung ứng khí tự nhiên.

Bloomberg chỉ ra rằng: “Trong tương lai, khi hồi tưởng lại tháng 2/2020, người ta sẽ thấy đây là một giai đoạn lịch sử mà việc cung ứng liên tiếp bị cắt đứt”.

Trả lời phỏng vấn báo NTD, học giả kinh tế Du Vĩ Hùng (Yu Weixiong) cho rằng vài năm qua, thuận theo việc chi phí tiền lương tăng cao, một số nhà sản xuất cấp thấp đã rời khỏi Trung Quốc. Tiếp theo là cuộc chiến mậu dịch khiến các nhà sản xuất cấp trung cũng đã ly khai Trung Quốc.

Ông nói: “Vốn dĩ một số nhà sản xuất công nghiệp còn ở lại là bởi ‘ngựa quen chuồng’ nên không muốn rời đi, nhưng cuối cùng cũng lần lượt chuyển dời ra ngoài do trận dịch viêm phổi xảy ra lần này”.

Giáo sư Tạ Điền (Xie Tian) giảng dạy tại học viện Aiken, Đại học Nam Carolina, chỉ rõ: “Từ Nam chí Bắc Trung Quốc đều có dịch bệnh, mọi người đều không dám ra khỏi cửa, không muốn mua sắm, toàn thể nền kinh tế Trung Quốc giảm xuống 5-6% là điều khẳng định. Cả nền kinh tế Trung Quốc đang rơi vào suy thoái lớn hơn, đó là chắc chắn".

Nhược điểm thứ 3: chính quyền Bắc Kinh đối diện với nguy cơ dịch bệnh lớn hơn khi virus biến đổi, có thể làm tổn thương tim và não

Ngày 4/3, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc công bố phương án trị liệu bản thứ 7, trong đó bổ sung biểu hiện của “biến đổi bệnh lý", tuyên bố rằng bệnh viêm phổi Vũ Hán có thể gây tổn thương phổi, lá lách, tim, gan, thận, cùng một số cơ quan khác.

Ngoài ra, trong đó còn nhắc tới việc tổ chức não bộ của bệnh nhân có thể bị sung huyết, phù thũng, khu thần kinh bị suy biến. Bệnh viện Địa Đàn tại Bắc Kinh, chi nhánh của Đại học Y Khoa Thủ Đô, thông qua trắc nghiệm trình tự sắp xếp gen, đã chứng minh được rằng bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh viêm phổi Vũ Hán có kèm theo bệnh viêm não (trong dịch não tủy của bệnh nhân có tồn tại virus chủng mới).

Trang mạng Caixin trích dẫn công bố của bệnh viện Địa Đàn, cho biết bệnh viện này đã tiếp nhận một bệnh nhân 56 tuổi bị nhiễm bệnh viêm phổi Vũ Hán, thông qua việc trắc nghiệm gen chẩn đoán đã chứng minh được trong dịch não tủy của người này có tồn tại virus SARS-CoV-2 (virus chủng mới), chẩn đoán lâm sàng gọi là bệnh viêm não virus. Hệ thống trung khu thần kinh của bệnh nhân đã bị virus tấn công.

Ngoài ra, đội nghiên cứu còn phát hiện rằng gần đây virus đã đột biến, lực truyền nhiễm tăng mạnh. Ngày 3/3, đoàn nghiên cứu khoa học Trung Quốc chứng minh được rằng virus đã sản sinh đột biến, diễn hoá ra hai chủng virus, lực lây nhiễm có sự khác biệt.

Báo The Paper đưa tin rằng anh Lục Kiếm (Lu Jian), nhân viên nghiên cứu tại Trung tâm Thông tin học Sinh vật (thuộc Học viện Khoa học Sinh mệnh Đại học Bắc Kinh), cùng Thôi Kiệt (Chui Jie), nhân viên nghiên cứu tại Sở nghiên cứu Pasteur Thượng Hải (thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc), đã phân tích quá trình tiến hoá toàn bộ phân tử gen của 103 virus chủng mới. Họ phát hiện gốc virus đã phát sinh 149 điểm đột biến, đa số là phát sinh gần đây.

Luận văn mới nhất được trình bày tại Bình luận khoa học Quốc gia có nội dung là virus đã diễn hoá thành hai chủng L và S, có 101 con thuộc về hai chủng này. Xét về tỷ lệ, chủng L phổ biến hơn cả, chiếm 70%, chủng S chiếm 30%. Chủng S là phiên bản tương đối cũ hơn, còn chủng L có tính xâm nhập hơn, lực truyền nhiễm mạnh hơn.

Virus xuất hiện đột biến cũng giống như “bệnh cũ chưa khỏi, lại thêm bệnh mới", khó khăn trong phòng trị virus lại tăng thêm. Mặc dù trong tình cảnh như vậy, lãnh đạo Bắc Kinh vẫn thúc đẩy phục hồi sản xuất, trở lại làm việc. Điều này giống như một câu nói đang rất phổ biến trong cộng đồng mạng Trung Quốc hiện nay: “tế tư cực khủng" (suy nghĩ tỉ mỉ mới thấy kinh khủng tới cực điểm).

Nhược điểm thứ 4: Chính quyền Bắc Kinh khiến dân chúng phẫn nộ khi phong tỏa virus không được, đổi sang ‘phong tỏa ngôn luận’

Bước vào tháng 3, ĐCSTQ thực thi quy định “Quản lý hệ sinh thái mạng và nội dung tin tức mạng” càng nghiêm khắc và toàn diện hơn. Chính phủ Trung Quốc gọi đây là “dọn cỏ dại", “gột rửa" cho hệ sinh thái mạng. Trong giai đoạn dịch bệnh “tàn sát” khắp nơi, ĐCSTQ lại thực thi quy định mới về mạng. Ngoại giới cho rằng lãnh đạo Trung Quốc đang cố tình tạo dư luận để thúc đẩy việc làm việc trở lại.

Học giả độc lập Ngô Cường (Wu Qiang) trả lời VOA Chinese: “Quy định mới về mạng đe dọa mọi người dân Trung Quốc, đặc biệt là đối với quyền tự do ngôn luận. Hoạt động vận động ‘tẩy não’ và ‘chống cảnh tả’ kéo dài này của ĐCSTQ đã bao trùm lên tất cả mọi người”.

Thực tế, vào thời kỳ đầu của dịch bệnh, ĐCSTQ đã bắt đầu “kiểm duyệt” các cụm từ then chốt như: “bệnh viêm phổi lạ Vũ Hán", “Ủy ban Sức khỏe Y tế Vũ Hán"...

Phòng nghiên cứu liên ngành tại Đại học Toronto, Canada là đơn vị có thế mạnh trong nghiên cứu tin tức bị phong tỏa. Họ phát hiện rằng vào thời kỳ đầu của dịch bệnh, một số từ ngữ “mấu chốt” đã bị cấm trên mạng. Lấy danh nghĩa duy trì bình ổn, một số nhà mạng tại Đại Lục đã đi đầu trong việc thực hiện “trách nhiệm” loại bỏ nội dung nhạy cảm, và gọi đó là “tin vịt"

Phòng nghiên cứu này chỉ rõ rằng từ cuối tháng 12/2019 đến giữa tháng 2/2020, có khoảng 500 cụm từ mấu chốt như “viêm phổi", “dự phòng bệnh truyền nhiễm”, “virus"... bị nhà mạng YY và Weixin phong toả. Cụm từ “người truyền người" cũng bị loại bỏ. Các ứng dụng của hai nhà mạng này cũng loại bỏ cả những từ và tin tức quan trọng liên quan đến việc phê bình các nhà lãnh đạo của ĐCSTQ.

Học giả của nghiên cứu trên phản hồi với trang AFP rằng việc ĐCSTQ phong tỏa tin tức đã mang đến tổn thất tiềm tàng vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe cộng đồng, khiến “hạn chế năng lực tự bảo vệ và nhận biết tình hình của cộng đồng".

Không có biện pháp đối phó với dịch virus, chính quyền Trung Quốc liền cho phong tỏa ngôn luận, chính là “phong tỏa virus không được liền phong tỏa ‘miệng’ của mọi người". Điều này cũng tương tự như sự việc ĐCSTQ phong tỏa thông tin cảnh báo dịch bệnh của 8 vị bác sĩ, trong đó có bác sĩ Lý Văn Lượng (Li Wenliang), vốn không còn xa lạ gì với chúng ta.

Tuy nhiên, cách này chỉ làm tăng thêm mâu thuẫn và khuếch trương sự phẫn nộ trong công chúng. Tuy rằng các nhà báo công dân như Trần Thu Thực (Chen Qiushi), Phương Bân (Fang Bin), Lý Trạch Hoa (Li Zehua) đã bị bắt, công chúng tin rằng sẽ ngày càng có nhiều người hơn nữa đứng ra.

Trước đó, nhiều người đã đưa lời thỉnh nguyện lên trang thỉnh nguyện của Nhà Trắng, kêu gọi phóng thích những ký giả công dân này, trả lại tự do cho những người chính trực. Nếu trong 30 ngày đơn thỉnh nguyện đạt được 100.000 chữ ký, Nhà Trắng sẽ có hồi đáp từ phía chính phủ.

Nhược điểm thứ 5: công chúng thể hiện thái độ mạnh mẽ, quyết liệt hơn đối với chính quyền, thể hiện trong việc ‘tâng bốc Tập thì bị tố cáo, phê bình Tập thì được tuyên dương’

Trong khi dịch bệnh vẫn đang hoành hành, vào ngày 1/3, Bộ tuyên truyền Trung ương Trung Quốc phát động xuất bản “Chiến dịch nước lớn", ca ngợi lãnh đạo Bắc Kinh; nhưng sách còn chưa được tung ra thị trường thì nhiều người đã biểu hiện thái độ phản cảm.

Gần đây, Tiết Phù Vân (Xie Fumin), một cư dân khu Hải Điến, Bắc Kinh và là sinh viên khóa 82 khoa Luật Đại học Bắc Kinh, đã công bố số chứng minh thư của bản thân lên mạng, và dùng tên thật để tố cáo Vương Hỗ Ninh (Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương Trung Quốc), về việc ông ta cần bị truy cứu trách nhiệm chính trị do “làm mất lòng dân”.

Bản tố cáo này chủ yếu gồm hai phần: một là cuốn sách “Chiến lược nước lớn" do Vương Hỗ Ninh chỉ đạo xuất bản; hai là bài viết “Những ngày tháng chúng ta trải qua còn ngọt ngào hơn mật ngọt" được đăng trên “Nhật báo nhân ân".

Trong đơn viết: “Vương Hỗ Ninh thân là Ủy viên Bộ chính trị, phụ trách chính về hình thái ý thức của quốc gia, vậy mà dưới tình thế gay go trong việc phòng dịch, kháng dịch, Vương đã không có luân lý làm người và lương tri cơ bản, không tự xét chính mình làm thế nào để tăng cường và cải thiện công việc phòng dịch, kháng dịch, tận sức giảm trừ sự thống khổ của người dân, chân thành xin lỗi nhân dân toàn quốc, hối lỗi với thế giới vì ngay từ sớm đã không thể phòng chống và khống chế dịch bệnh một cách thoả đáng, khiến cho dịch bệnh gây họa cho nhân dân toàn thế giới một cách ngoài ý muốn; ngược lại Vương còn dám khoác lác về cái gọi là ‘thành tích chiến đấu với dịch bệnh’, khiến nhân dân thế giới chê cười, khiến nhân dân Trung Quốc thương tâm và tuyệt vọng".

Tiết Phù Dân chỉ trích Vương Hỗ Ninh không xứng đáng tiếp tục đảm đương chức vụ hiện tại, anh đề nghị ông này “nên từ chức để tạ tội, và đáng bị truy cứu trách nhiệm chính trị".

Mặc dù đang ra sức khen ngợi Chủ tịch ĐCSTQ Tập Cận Bình, Vương Hỗ Ninh không ngờ tới việc mình lại bị tố cáo vì điều này. Ngoài sự việc kể trên ra, còn có trường hợp có người phê phán ông Tập nhưng lại được biểu dương.

Ngày 28/2, Mã Hiểu Vỹ, thành viên Tổ chỉ đạo Trung ương kiêm Trưởng ban Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc, trong buổi công bố tin tức về việc phòng chống và khống chế dịch bệnh, đã tuyên dương Thị trưởng Vũ Hán Chu Tiên Vượng.

Ông Mã nêu ra rằng dưới áp lực của sự lan truyền dịch bệnh, Thị trường Vũ Hán Chu Tiên Vượng đã “tiên phong chỉ huy, đích thân điều động, ngày đêm tổ chức lực lượng phòng chống dịch bệnh… "

Trước đó, trong buổi truyền hình trực tiếp của CCTV, Chu Tiên Vượng đã nói: “Là lãnh đạo chính phủ địa phương, nếu chúng tôi nhận được thông tin dịch bệnh thì sau khi được trao quyền mới được phép công bố. Do đó, sau khi được chính phủ trao quyền, công việc của chúng tôi chủ động hơn nhiều".

Theo cách nói này của Chu Tiên Vượng, ngoại giới nhận định đây rõ ràng là đang “ném đá" vào Bắc Kinh. Dựa theo tình huống thông thường, “gây rối” với lãnh đạo thì rất có khả năng bị xem xét cách chức, nhưng Chu Tiên Vượng lại được tuyên dương. Đây là hiện tượng không bình thường. Phải chăng có người sử dụng phương thức này để vòng vo đổ tội cho Tập Cận Bình?

Thời kỳ khó khăn của lãnh đạo Bắc Kinh
Giáo sư Đại học Thanh Hoa Hứa Chương Nhuận (Xu Zhangrun) bình luận trên mạng rằng tình hình dịch viêm phổi Vũ Hán “đang khiến cho tất cả phẩm chất đạo đức hủ bại của ĐCSTQ bộc lộ không bỏ sót chút nào, phơi trần sự yếu kém của thể chế này mà từ trước tới giờ chưa từng thấy”. Ông cho rằng cùng với việc bùng phát dịch bệnh, toàn bộ Trung Quốc sẽ theo đó mà bị “tàn sát”.

Học gia nổi tiếng này viết: “Trước mối nguy của trận đại dịch, trước cảnh tượng toàn quốc hỗn loạn, mong cho đồng bào của tôi - 1,4 tỷ anh chị em, chúng ta vĩnh viễn sẽ không rời khỏi vùng đất tỷ dân này; người người hãy gào thét vào kẻ bất nghĩa, ai ai cũng vì chính nghĩa mà phẫn nộ, đâm phá vào màn đêm để chào đón bình minh”.

Hiện nay, dân chúng Đại Lục đã bắt đầu đòi chính quyền Trung Quốc bồi thường thiệt hại, quan chức Vương Hỗ Ninh cũng đã bị tố cáo bằng danh tính thật của quần chúng.

Bình luận viên thời sự Lam Thuật (Lan Shu) nói: “Áp lực kinh tế và chính trị đã khiến Bắc Kinh ‘sứt đầu mẻ trán’ và trải qua những ngày tháng khó khăn nhất, nếu hiện nay trong ngoài nước hợp sức, thì ngày ‘bức tường đỏ’ sụp đổ cũng không còn xa nữa”.

Hoàng Hoa
Theo Epoch Times

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét