Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2019

Bạn có biết thời gian "phân hủy" của đồ nhựa ?

HÃY NÓI KHÔNG VỚI ĐỒ NHỰA DÙNG 1 LẦN. Trong gia đình mình, bao giờ mình cũng là người đi chợ chính. Trong xe mình bao giờ cũng có khá nhiều túi dứa sử dụng nhiều lần mang ở Pháp hay Thụy Sĩ về (mang về vì chúng rất đẹp, bền và chắc chắn, ví dụ túi của siêu thị Migro, Coop hay Denner trong ảnh). Các túi dứa vô cùng tiện lợi khi mang đồ so với túi nylon nhựa vì kích thước lớn hơn, tay cầm chắc chắn hơn và đặc biệt nếu đồ có lỡ chảy nước thì nước sẽ bị giữ trong túi chứ không chảy ra ngoài. Mình đã từng tặng túi dứa này cho vài người quen, trong đó có giáo sư tiến sĩ Toan Khoi. Hôm nay mình vừa dùng 4 túi này để đựng 60 quả bưởi xin lấy từ vườn nhà bố mẹ vợ. Mình đã góp ý với nhiều người ở các chung cư cao tầng nên mang túi đựng đồ đi chợ vì thấy họ dùng túi nylon thường làm rơi nước hay đồ ăn ra thang máy hoặc sảnh tòa nhà. Tuy nhiên hình như tiếng nói của mình không có trọng lượng (dù mình là Trưởng ban quản trị nhà chung cư), nên chẳng thấy ai làm theo cả.
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang đứng và ngoài trời
Bạn có biết thời gian "phân hủy" của đồ nhựa ?
Một nhà phát minh người Mỹ đã phát minh ra nhựa vào năm 1935, sau 2 năm, 1937 ông đã tự tử vì cho rằng phát minh của mình không mang giá trị gì cho nhân loại. Ngày nay, đồ nhựa được sử dụng vô cùng rộng rãi, tràn lan, vì sự thuận tiện và rẻ của chúng, thế nhưng, chúng lại tồn lại rất rất lâu trên Trái Đất, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người mà giờ đây, các tổ chức gọi chúng là đại dịch "nhựa".

Nhựa có phân hủy?! Không, nhựa chỉ phân rã thành các mảnh vô cùng nhỏ, hạt vi nhựa có cả trong kem đánh răng, sữa tắm, có cả trong nước uống của chúng ta! Nó gây rất nhiều vấn đề cho sức khỏe cộng đồng.
Có 1 thông tin rằng, TẤT CẢ lượng nhựa được làm từ 1935 vẫn còn TỒN TẠI trên Trái đất, CHÚNG KHÔNG HỀ BỊ BIẾN MẤT!!
Và có đến 80% lượng nhựa không được xử lý, mà chúng bị chôn lấp, đốt, thậm chí xả thẳng ra sông hồ, đại dương.





Chúng ta chỉ dùng vài phút, nhưng nhựa tồn tại cả mấy trăm năm!

Hãy để lại những giá trị cho con cháu, thay vì để lại nhựa và các tác động của chúng lên Trái đất.

Sống xanh hơn, từ việc sử dụng giỏ, túi vải - NÓI KHÔNG VỚI NILON.

Sống xanh hơn, từ việc sử dụng chai/hộp cá nhân - NÓI KHÔNG VỚI ĐỒ NHỰA DÙNG 1 LẦN.

Sống xanh hơn, từ việc tiết kiệm năng lượng, trồng cây xanh và phân loại rác.

Sống xanh hơn, cùng nhau nhé!

1 nhận xét:

  1. Cu mang cai mac KHOA HOC ra de lam ngao op---do nhua ko co toi -toi la y thuc con nguoi.

    Trả lờiXóa