Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2019

Sao mà chúng ta ngu lâu thế?

Tại sao đến giờ này (2019) người Việt chúng ta vẫn ngu thế ?
Sao mà chúng ta ngu lâu thế?
FB Nguyễn Xuân Hưng 9 tháng 7, 2017 - Ông Châu (Lữ Minh Châu, nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tương đương với chức vụ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay) là bảo tàng sống về những ngày lãnh đạo kinh tế sau 30/4/1975. Ông kể ông Kiệt (Võ Văn Kiệt, nguyên Thủ tướng) và ông phải đấu tranh đau khổ thế nào với các chủ trương "sáng suốt" của "trên" như vụ bỏ cấm các DNNN mua ngoại tệ, vụ bỏ ngăn sông cấm chợ cho TPHCM đi mua gạo, vụ khoán nông nghiệp... Nghĩa là những điều mà sau này quá hiển nhiên mà ngày đó thực hiện có thể đi tù. Sau mỗi sự kiện, ông lại than: sao mà chúng ta ngu lâu thế? 
Kỷ niệm về Sài Gòn là những thùng mì tôm sẵn có để đi làm về khuya tranh thủ úp mì ăn đỡ đói.
- Đồng bằng sông Cửu Long vựa lúa, lúa Hậu Giang để mọc mầm, mà Sài Gòn thiếu đói, sao chúng ta ngu lâu thế?
- Ta vào TPHCM, thằng nào có của ăn của để là oánh. Sao mà chúng ta ngu lâu thế?
- Nhà nước quản DN, như nuôi đứa con nghiện, cho một đứa tự lập, nghĩa là bán cho nó ngoại tệ mua sắm, cho nó tự lo khâu đầu ra, mấy ông suýt đi tù. Sao mà chúng ta ngu lâu thế? 

-Lại có chuyện, hồi đánh văn hóa đồi trụy, mấy ông trẻ đoàn thanh niên đốt cả sách kinh tế, triết học, còn chuyện không biết Rutxo thì quá bằng lên trời. Sao chúng ta ngu lâu thế...
V. V

Tôi biết nỗi đau của những trí thức như ông Châu, phục vụ chế độ mà đau lòng, cho rằng trong cái ngu lâu ấy có phần mình, nên luôn dùng chữ "chúng ta". Tuy nhiên, họ còn chút sáng láng là đã nói ra được điều đó. 

Ông Lữ Minh Châu và ông Nguyễn Việt Hồng (người phụ trách Vietcombank SG, trước nằm trong đường dây tình báo của ông Châu) kể nhiều chuyện, trong đó có chuyện ông Kiệt bảo: mình làm thế này, chúng nó làm dữ thì mầy vô tù, tao cho người đưa cơm, tao ở ngoài còn cứu mầy, nghe. Chứ tao cũng vô tù thì chả còn ai cứu. Đã quyết liệt đến mức ấy. Chứng tỏ đấu tranh với cái ngu ác liệt thế nào. 

May mà hồi đó các ông không phải vô tù, mà chỉ thành người vỗ tay thành tựu của người khác chỉ đạo những việc mà mình... làm chui. Dù sao hồi đó còn lành mạnh chán. 

Ông Châu nói: Chính ông Kiệt kêu với tôi như thế, sao mà chúng ta ngu lâu thế.

Tôi thường nhớ ông Lữ Minh Châu, vì hàng ngày hàng giờ, vẫn còn vô số điều mà "chúng ta" làm trái khoáy với thế giới văn minh, không cần sau này, mà ngay bây giờ, đa số dân chúng kêu than "sao mà lãnh đạo ngu lâu thế"

Tiếc rằng không ai trong số "chúng ta" kêu lên được như các ông Kiệt, ông Châu. 

- Cho một thằng như Fomosa vào 70 năm, chưa sản xuất đã xả thải chết biển miền trung mà còn bảo vệ nó, sao chúng ta ngu lâu thế. 

- Làm thủy điện tàn phá Tây nguyên, sao chúng ta ngu lâu thế 

- Thế giới khai tử điện than, ta lại rước về, sao chúng ta ngu lâu thế. 

- Để quân đội làm kinh tế quá lâu. Sao chúng ta ngu lâu thế. 

Vân vân... Nghĩa là vô số cái ngu lâu. 

Chỉ có điều không ai trong "chúng ta" nói ra được điều đó

------------

Lữ Minh Châu (tên thật là Lữ Triều Phú, tên khác là Ba Châu) nguyên là Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (tương đương với chức vụ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay) từ năm 1986 đến năm 1989. 

Ông đã từng được chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cử đi học tài chính ngân hàng tại Liên Xô cũ.[1]

Trong loạt bài viết về ông, báo Thanh Niên đã viết: "ông là một trong những người chỉ huy "đường dây buôn tiền" có một không hai trong lịch sử nhân loại: Chuyển hàng trăm triệu USD tiền viện trợ thành tiền Sài Gòn ngay giữa thành phố Sài Gòn để phục vụ cho các chiến trường đánh Mỹ". Thời điểm đó, ông là Phó ban Tài chính Đặc biệt của Trung ương Cục (thuộc lực lượng Mặt trận Giải phóng Miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) giữ trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ nói trên.

Năm 1975, ông giữ chức Trưởng ban Quân quản các ngân hàng Sài Gòn - Gia Định của lực lượng Mặt trận Giải phóng Miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tổ chức tiếp quản toàn bộ tiền, vàng của chính quyền Việt Nam Cộng hòa vào ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Sau khi tiếp quản, ông được bổ nhiệm làm Giám đốc Ngân hàng Quốc gia Sài Gòn - Gia Định.

Năm 1986 ông được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (đến năm 1989)[2] và được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội Đảng VI.

Năm 1989 ông được cử giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Ủy ban Hợp tác Đầu tư với Nước ngoài[3] (đến năm 1995) kiêm Trưởng ban Quản lý các Khu Chế xuất TP Hồ Chí Minh.

Năm 2010 ông được Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng nhì.[3]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét