Thứ Hai, 5 tháng 8, 2019

Báo chí VN và nguồn thu 'hợp đồng truyền thông'

Báo VN đã và đang tiếp tục né tránh những vấn đề hệ trọng của đất nước, quyền dân sự của người dân đồng thời thường xuyên lợi dụng quyền lực thông tin để trục lợi cách tinh vi cho các nhóm lợi ích. Nguy hại hơn, doanh nghiệp điều hành chính phủ, điều hành nền báo chí "cách mạng", điều hành cả công an, tòa án... Nguy hại hơn nữa, doanh nghiệp tiếng là của VN nhưng thực ra là chỉ có tên VN, còn vốn của Tàu, do người Tàu đứng sau điều hành. Đây có phải là một hình thức mất nước ?
Báo chí VN và nguồn thu 'hợp đồng truyền thông'
Hoàng Trúc, BBC News Tiếng Việt từ TPHCM - 4 tháng 8 2019
Ý kiến lý giải tại sao báo chí Việt Nam thiếu những bài về chênh lệch địa tô, chúa đất mới, người dân mất đất vì dự án, những dự án tàn phá môi trường, tai nạn lao động… thậm chí chất lượng hàng hóa của một loại ô tô hiện nay cũng là điều cấm kỵ số một, còn hơn cả chúa trời, không thể nhắc đến, dù một chữ hay hình ảnh trong bài báo.

'Nồi cơm của anh em'
Trước đó , mạng xã hội đã đưa ra nhiều tài liệu nói rằng nhóm của một phóng viên đang gây tranh luận về vụ Asanzo lợi dụng tên tuổi của tờ báo mà ông đang công tác để lôi kéo cá nhân, doanh nghiệp phải làm truyền thông với công ty “sân sau” của nhóm này. Báo Tuổi Trẻ vẫn chưa có câu trả lời cho vấn đề này.

Cái bẫy “hợp đồng truyền thông” Ở đây chúng ta không bàn về loạt bài gây tranh cãi đó. Tòa án đã thụ lý đơn đòi bồi thường thiệt hại dân sự ngoài hợp đồng, cần chờ đợi và thượng tôn quyền tài phán của tòa. Nhưng qua những câu chuyện trên, công chúng bày tỏ sự thất vọng, báo chí né tránh những vấn đề hệ trọng của đất nước, quyền dân sự của người dân bây giờ còn lộ ra chuyện dùng quyền lực thông tin để trục lợi cách tinh vi cho các nhóm lợi ích.

Nhiều tòa soạn hiện nay sống "cầm hơi" nhờ những hợp đồng truyền thông được phân phát theo kiểu phân bổ "quota" từ những tập đoàn hàng đầu. Chỉ cần họ rút hợp đồng truyền thông là tờ báo có nguy cơ bể "nồi cơm". Một nền báo chí như vậy liệu có giữ được tính khách quan vốn là chuẩn chất của truyền thông hay không? Nhà báo Hoàng Trúc hỏi.

Nhiều lần được mời đến các tòa soạn để trao đổi về truyền thông mạng xã hội, tôi trực tiếp chứng kiến việc phóng viên bị cắt bài, buộc phải dừng bài điều tra nếu có đụng chạm với những doanh nghiệp mà tòa soạn có ký hợp đồng truyền thông.

Đây là “nồi cơm của anh em”, lãnh đạo báo nói thẳng với phóng viên như vậy. Khi đặt tôi viết bài, các tòa soạn ở Việt Nam cũng căn dặn không nêu tên các doanh nghiệp lớn như Vingroup, Sungroup, Masan, VietJet… cũng đâu trên dưới chục cái tên như vậy.

Đây cũng là lý do tại sao báo chí Việt Nam thiếu những bài về chênh lệch địa tô, chúa đất mới, người dân mất đất vì dự án, những dự án tàn phá môi trường, tai nạn lao động… thậm chí chất lượng hàng hóa của một loại ô tô hiện nay cũng là điều cấm kỵ số một, còn hơn cả chúa trời, không thể nhắc đến, dù một chữ hay hình ảnh trong bài báo.

Do không thể bán trực tiếp nội dung trên báo điện tử, báo in thì giảm sút số lượng phát hành, kể cả quảng cáo nên nhiều tòa soạn hiện nay sống “cầm hơi” nhờ những hợp đồng truyền thông được phân phát theo kiểu phân bổ “quota” từ những tập đoàn hàng đầu.

Chỉ cần họ rút hợp đồng truyền thông là tờ báo có nguy cơ bể “nồi cơm”. Một nền báo chí như vậy liệu có giữ được tính khách quan vốn là chuẩn chất của truyền thông hay không? Nhiều lãnh đạo tòa soạn lớn nói rằng ‘hợp đồng truyền thông” là tích cực vì nó tạo lợi ích cho cả tờ báo và doanh nghiệp.

Tờ báo có tiền còn doanh nghiệp quảng bá hình ảnh hoặc những chiến dịch truyền thông về sản phẩm của mình. Nhưng , bằng kinh nghiệm của mình, tôi e rằng không, không hề. Đơn cử như bờ sông Sài Gòn ở thành phố Hồ Chí Minh và bờ sông Hàn ở Đà Nẵng bị lấn chiếm bất minh bởi các doanh nghiệp bất động sản làm rộ thông tin trên báo chí mấy năm trước nhưng rồi nhanh chóng được làm “hạ nhiệt” bằng các “hợp đồng truyền thông”.

Các bài báo về chủ đề này biến mất từ đó. Ở cấp độ tinh vi hơn tiền bạc chi phối nội dung là khi tờ báo cùng công ty đó chạy một loạt bài không gắn logo mà mang nội dung dân sinh, chống tiêu cực xã hội. Đó có thể là loạt bài nói về cà phê bẩn đầy hóa chất giết người tiêu dùng.

Là nhóm bài về thịt heo tiêm đầy chất tăng trọng. Là tuyến bài nói về rau trồng bằng nước có nhiễm kim loại nặng. Thông tin gây sợ hải này đẩy người tiêu dùng phải chọn lựa một sản phẩm nào đó vừa xuất hiện, mời gọi và khuyến mãi hấp dẫn.

Tập đoàn Asanzo đã nộp đơn kiện báo Tuổi Trẻ theo luật Báo chí vào hôm 25/7/2019 tại Tòa án Nhân dân quận 11, TP.Hồ Chí Minh

'Ký thác niềm tin'

Nội dung này có thể nằm ở bất cứ trang nào của tờ báo: điều tra, phóng sự, thời sự, xã hội, kinh doanh, môi trường, nông nghiệp và không dễ phát hiện, công chúng bị báo chí “điều hướng” đến một thoái quen tiêu dùng, một nhãn hàng nào đó… rất tinh vi.

Loạt bài dùng ruột pin để làm cà phê gây chấn động dư luận, các tiểu chủ cà phê chết tươi và các nhãn hàng cà phê hòa tan, cà phê của các thương hiệu lớn tăng vọt doanh số…

Cuối cùng sự thật là không có chuyện người ta dùng ruột pin để làm cà phê.

Có nhiều thí dụ như thế và tất nhiên độc giả phải tìm nơi khác để ký thác niềm tin, đó là mạng xã hội. Nhưng mạng xã hội không được cộng hưởng bởi báo chí thì không đủ sức để cầm cự với những tập đoàn khổng lồ đầy thế lực và sự tinh khôn.

Và bất cứ một tòa soạn nào tự xưng là đủ tỉnh táo để tách bạch chuyện “hợp đồng truyền thông” và thông tin khách quan về nội dung thì cũng khác gì chuyện con người tách rời con tim và khối óc, một việc không thể.

Một số tòa soạn còn lập công ty “sân sau”, chèo kéo những doanh nghiệp bị chính bản báo “đánh” để làm “hợp đồng truyền thông”, còn lợi ích chia chác thế nào thì chưa biết vì chưa bao giờ công khai và chưa được cơ quan chức năng điều tra.

Bị “mắc kẹt” trong cái bẫy “hợp đồng truyền thông” như vậy báo chí đánh mất dần niềm tin của độc giả và chính vì thế tương lai của báo chí Việt như thế nào vẫn là một vấn đề khó đoán định.

Bài thể hiện quan điểm và cách hành văn của tác giả, một nhà báo sống tại TP.Hồ Chí Minh.

https://www.bbc.com/vietnamese/forum-49205355

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét