Thứ Ba, 15 tháng 1, 2019

Tài xế xe container chịu nhiều áp lực từ DN vận tải

Đọc bài này, liên tưởng tới thuận lợi của các lái xe đường dài, xe container ở Mỹ, Pháp, Đức, Ý, Thụy Sĩ... mà thương cho các ace tài xế Việt Nam. Nhưng suy rộng ra, đâu chỉ tài xế khổ; cả dân tộc đều đang trong kiếp nạn từ ngày chủ nghĩa xã hội được áp đặt lên đất nước đau thương này, trừ đám quan lại cường hào và các doanh nghiệp sân sau của chúng. Không chỉ áp lực từ chủ các doanh nghiệp vận tải, còn có áp lực về phí BOT, về chất lượng đường xá quá đểu cáng do bị rút ruột khi thi công... Ace lái xe đang đấu tranh đòi Chính phủ phải xóa bỏ BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài, BOT bẩn nhất trong tất cả các BOT hiện nay. Mời nhân dân thử đi trên tuyến đường từ Hà Nội ra trạm BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài mà xem, kể cả đường trên và dưới (dành cho xe máy) cầu Thăng Long. Đường xuống cấp nghiêm trọng, tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhưng không ai quan tâm. Đây là đường đầu tư bằng vốn ngân sách nhưng vẫn thu tiền suốt 16 năm (1993-2008), từ năm 2009 bộ đôi Hoàng Trung Hải và Nguyễn Tấn Dũng cho Công ty CP BOT Vietracimex 8 của Võ Nhật Thăng thu phí để hoàn trả tiền đầu tư đường tránh Vĩnh Yên cách trạm 42 km. Theo hợp đồng, Võ Nhật Thăng thu phí, còn Nhà nước phải sửa chữa. Dĩ nhiên, chẳng thằng nào muốn cầm chim cho thằng khác đái cả, nên thằng Nhà nước mặc kệ con đường, đường xấu thì dân chửi Thăng vì dân không biết chính thằng nhà nước mới là thằng chịu trách nhiệm (các hợp đồng này chúng giấu kín như bưng). Nhà nước quyền pháp nên quyền của Hải và Dũng quá lớn, cao hơn pháp luật; cứ ý kiến của chúng là cấp dưới và người dân phải thi hành. Trong đời làm quan chức của mình, mình phẫn nộ nhất là mỗi khi nhìn thấy công văn của Văn phòng Chính phủ có tiêu đề truyền đạt ý kiến của thằng này thằng nọ..., nhất là của thằng được anh em nhận xét là "trình cái gì cũng ký, ký cái gì sai cái đấy, đất nước khổ vì cái đấy". Còn nhớ năm 2000 mình đến UBND Hà Nội họp với các Bộ, ngành về việc triển khai thực hiện ý kiến của nó về việc phải cấp ngay 80 tỷ đồng cho tp Hà Nội để bồi thường giải phóng mặt bằng dãy tòa nhà 3-5 Phan Chu Trinh, 2-6 Tràng Tiền làm Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, mình phát biểu kiên quyết không đồng ý. Chủ tịch Hoàng Văn Nghiên và một thằng phó nào đó quát ầm ĩ giữa cuộc họp là cơ quan mình ngang ngược không chấp hành ý kiến lãnh đạo Chính phủ. Tuy nhiên, mình sợ gì, cuối cùng sau cuộc họp, chúng phải gặp riêng mình để giải trình, năn nỉ. Nói thêm là rất may đời mình chưa bao giờ nhận hối lộ, chưa bao giờ lợi dụng chức quyền để xin xỏ lợi ích riêng; chỉ dám nhận phong bì vài trăm nghìn bồi dưỡng lúc họp hành.
Tài xế xe container chịu nhiều áp lực từ doanh nghiệp vận tải
14/01/2019 TTO - Sau các vụ tai nạn nghiêm trọng có liên quan đến xe container, nhiều người đặt ra vấn đề về trách nhiệm của doanh nghiệp vận tải, của tài xế, của hạ tầng... Tuổi Trẻ đã có cuộc trao đổi với tài xế Lê Khả Hùng. 
Tài xế Lê Khả Hùng: Hiện nay, đối với những chuyến hàng chặng ngắn nhất, tài xế cũng phải làm việc hơn 11 giờ mỗi ngày. Ngoài ra, tài xế chỉ cần giao hàng chậm 5-10 phút phải chịu phạt 40-80 USD tùy vào công ty quy định.  Từ TP.HCM đi các tỉnh miền Tây, miền Đông Nam Bộ không có lấy một điểm dừng chân nào cho tài xế nghỉ ngơi dọc đường, trong khi tất cả các tuyến đường đều cắm bảng cấm dừng, cấm đậu. 

Anh Lê Khả Hùng - hội trưởng Hội container 
Cát Lái - trong một chuyến chở hàng - Ảnh: NVCC
* Thời gian qua, liên tiếp nhiều vụ tai nạn do xe container gây ra đã cướp đi sinh mạng nhiều người. Hầu hết tài xế lý giải họ gặp nhiều áp lực trong quá trình lái xe nên rất dễ gây ra tai nạn? Anh nghĩ như thế nào về vấn đề này?
4/30 Đó là số trường hợp tài xế xe container tại cảng 622 (P.Trường Thọ, Q.Thủ Đức, TP.HCM) dương tính với ma túy trong đợt kiểm tra chiều 13-1. Khác với lái xe du lịch, xe buýt... tài xế xe container chịu nhiều áp lực hơn từ phía doanh nghiệp vận tải, quy định nhà nước... Hầu hết tài xế đều phải làm việc quá sức mình, "chạy ráng" là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều vụ tai nạn thương tâm.

Bản thân tôi nhận chạy xe từ Cát Lái (Q.2, TP.HCM) về Đồng Nai để giao hàng, mỗi ngày ít nhất 2 chuyến.

Nhưng từ TP.HCM đi các tỉnh miền Tây, miền Đông Nam Bộ không có lấy một điểm dừng chân nào cho tài xế nghỉ ngơi dọc đường, trong khi tất cả các tuyến đường đều cắm bảng cấm dừng, cấm đậu.
Nhiều trường hợp tài xế đậu tạm trên đường, từ đó xảy ra tai nạn chết người. Cái đáng sợ nhất đối với cánh tài xế chạy đường dài là những cơn buồn ngủ.

Để nhằm giảm bớt áp lực cho tài xế lái xe container, tôi đề xuất các tỉnh, thành cần có quy hoạch trạm dừng chân dành cho xe tải nặng, xe container.

Tại các điểm dừng chân này phải tích hợp được bãi đậu xe, trạm nạp nhiên liệu, vị trí ăn uống, nghỉ ngơi cho tài xế.

Tuy nhiên, tài xế cũng không nên đổ lỗi tại áp lực mà có thể vi phạm Luật giao thông, gây tai nạn hoặc sử dụng các chất kích thích.

* Như vậy, theo anh, trách nhiệm của doanh nghiệp vận tải ở đâu và có nên xử lý các doanh nghiệp có xe gây tai nạn giao thông?

- Tôi cho rằng khi xảy ra tai nạn, doanh nghiệp vận tải cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật bởi vì phần lớn doanh nghiệp sử dụng tài xế không qua kiểm tra lý lịch, sức khỏe. Tài xế nghiện ngập, rượu chè vẫn được nhận và giao lái xe là rất nguy hiểm.

Theo đúng quy định nhà nước, định kỳ 6 tháng tài xế bắt buộc đi khám sức khỏe mới được duy trì công việc, nhưng một số chủ doanh nghiệp "lờ" đi.

Không chỉ vậy, doanh nghiệp vận tải luôn khai thác quá sức lao động của tài xế. Có một số doanh nghiệp yêu cầu tài xế chạy liên tục mấy ngày liền không nghỉ.

Đặc biệt là dịp tết đến, mỗi lần tài xế đến nhận kế hoạch hàng thì bị đưa một lúc 2-3 kế hoạch chạy.

Trong đơn hàng buộc giao hàng cho rất nhiều công ty ở các tỉnh khác nhau. Lúc này tài xế không chạy sẽ bị đuổi việc, nên buộc phải "cố thêm chuyến nữa".

Dù đã có quy định tài xế không chạy xe quá 10 tiếng/ngày và không chạy quá 4 tiếng liên tục/ngày nhưng việc kiểm soát, xử phạt vấn đề này đã thực hiện nghiêm chưa?

Những chuyến xe đường dài, chạy đêm, doanh nghiệp vận tải phải đảm bảo có 2-3 tài xế thay phiên nhau để tránh quá sức, dùng chất kích thích tăng sức lao động.

Tôi yêu cầu doanh nghiệp cũng phải có đội ngũ kỹ thuật kiểm tra an toàn cho xe. Tài xế chỉ được đào tạo cơ bản để biết được những hỏng hóc thông thường như phanh, đèn xe...

Chính vì thế, những trường hợp xe bị hư hỏng, tài xế vẫn không hay biết nên rất dễ gây ra tai nạn.

Từ trước đến nay, các doanh nghiệp vận tải đều không yêu cầu tài xế nộp chứng chỉ hành nghề.

Chúng ta nên bổ sung chứng chỉ này vào danh mục hồ sơ bắt buộc đối với tài xế. Điều này nhắc nhở những ai làm nghề tài xế xe tải nặng, xe container đều phải luôn tự nhủ bản thân tuân thủ pháp luật, đảm bảo "đi an toàn, về hạnh phúc".


Tài xế Lê Khả Hùng

* Theo khảo sát tại thời điểm 6 năm trước thì có hơn 30% tài xế xe container (bằng lái FC) dương tính với ma túy, đây là con số nhức nhối nhưng nhiều năm qua ngành giao thông dường như bất lực. Anh nghĩ điều này có đúng không, có cách nào khắc phục tệ nạn này?
- Tình trạng hàng loạt tài xế có bằng FC dính vào ma túy là có thật, thậm chí là tỉ lệ cao. Tôi nhiều lần chứng kiến tài xế lên cơn "ghiền" phải phóng xe bạt mạng để kịp mua thuốc hay "phê" ma túy xong chạy lạng lách, đánh võng trên đường.

Cơ quan quản lý nhà nước cần siết chặt quản lý vấn đề này, có biện pháp mạnh đối với tài xế dùng ma túy. Bộ phận tài xế đã dính vào ma túy rất khó cai và không thể lái xe an toàn.

Nhà nước nên thành lập các trạm kiểm tra ma túy di động, lực lượng công an tổ chức kiểm tra đột xuất.

Các trạm này có thể đặt tại các điểm ra vào cảng, các trạm thu phí, trạm cân... Sau khi kiểm tra, cơ quan chức năng cấp cho tài xế phiếu xác nhận có thời hạn rõ ràng.

Tài xế nào dương tính với ma túy thì nên đình chỉ, thu hồi bằng lái, xử lý luôn đơn vị sử dụng lao động.

* Về đề xuất thu hồi bằng lái vĩnh viễn trong trường hợp gây tai nạn nghiêm trọng, anh nghĩ sao nếu có quy định này?

- Theo tôi, sau mỗi vụ tai nạn giao thông, tài xế thường bị sang chấn tinh thần và ám ảnh về sự việc suốt một thời gian dài. Do vậy, việc cấm tài xế lái xe sau khi gây ra tai nạn là một điều hoàn toàn hợp lý.

Thế nhưng chúng ta cũng cần xem xét, điều tra xem nguyên nhân tai nạn do tài xế hay nguyên nhân nào khác.

Nếu thực sự là lỗi chủ quan của tài xế thì tước bằng lái vĩnh viễn, còn do yếu tố khách quan thì cũng nên cho tài xế cơ hội làm lại cuộc đời.

Lập hội tài xế container nhắc nhau lái xe an toàn


Tháng 5-2017, tài xế Lê Khả Hùng lập ra Hội tài xế container Cát Lái trên Facebook để chia sẻ kinh nghiệm lái xe đường dài. Đến nay, tổng số thành viên trong hội đã hơn 3.000 người.

Hội này chủ yếu tổ chức các buổi trao đổi, hướng dẫn, chia sẻ nghiệp vụ lái xe, tuyên truyền cho người trong nhóm tránh xa tệ nạn xã hội, chấp hành Luật giao thông.

Đồng thời, thành viên trong hội hỗ trợ nhau phát hiện lỗi kỹ thuật xe tải, cách khắc phục... cũng như giúp đỡ nhau trong cuộc sống.

https://tuoitre.vn/tai-xe-xe-container-chiu-nhieu-ap-luc-tu-doanh-nghiep-van-tai-20190114081921891.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét