CẤM LUÔN HIẾN PHÁP, ANH CHUNG HỈ?
Chu Mộng Long - Nói thật, có lần tiếp thằng nhà báo Vnexpress, tôi đã từng quát nó về cái tội tự tiện ghi âm, chụp hình. Là do trước đó phóng viên của nó phạm tội tày đình khi viết bài bôi nhọ tôi, bị tôi kiện, thằng tổng biên tập lại cho một thằng khác về gặp tôi. Lẽ ra nó phải xin lỗi đàng hoàng, đằng này lại cứ dí máy ảnh vào mặt tôi đòi chụp ảnh. Tôi trị cho một trận và tống cổ ra khỏi trường. Nhưng đó là chuyện cá nhân của tôi. Cho phép chụp ảnh, ghi hình hay không là quyền cá nhân.
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung
Nhưng một cán bộ đại diện pháp luật tiếp dân thì không có cái quyền ấy, bởi người đại diện không phải là một cá nhân. Người dân có quyền ghi âm, chụp hình để giám sát và làm bằng chứng nếu cán bộ tiếp dân hoạnh họe, thậm chí đòi... ăn. Cấm ghi âm, chụp hình trong trường hợp này chỉ có thể là sự che giấu tội phạm nhân danh công vụ. Hiển nhiên, nếu công dân bố láo, cứ dí máy vào mặt vào mồm cán bộ một cách bố láo thì cán bộ có quyền nhắc nhở, thậm chí cảnh cáo.
Như vậy, nếu muốn người ta ghi âm, chụp hình một cách lịch sự thì hãy ra văn bản cấm sự bố láo chứ không phải cấm ghi âm, chụp hình. Nếu ghi âm, chụp hình để làm điều xấu thì có điều luật trị cho cái tội làm điều xấu.
Anh Chung ra văn bản cấm hay thậm chí bắt người ta phải xin phép ghi âm, chụp hình là vi hiến. Anh nói muốn ghi âm, chụp hình phải xin phép thì cán bộ tiếp dân sẽ cho phép ư? Nếu cán bộ nói "tôi không cho phép" bất luận là người xin rất lịch sự thì sao?
Điều này cũng giống như hiến pháp cho công dân cái quyền biểu tình, lập hội nhưng các anh đòi phải xin phép thì gọi là "quyền" gì? Và các anh luôn thực hiện cái quyền "không cho phép" thì quyền nào lớn hơn?
Điều này cũng giống như hiến pháp cho công dân cái quyền biểu tình, lập hội nhưng các anh đòi phải xin phép thì gọi là "quyền" gì? Và các anh luôn thực hiện cái quyền "không cho phép" thì quyền nào lớn hơn?
Theo tôi, đã có ý chí cao ngất như vậy thì hãy ra văn bản cấm luôn hiến pháp anh Chung ạ. Bởi hiện nay bọn phản động, thù địch đang lợi dụng hiến pháp để kết tội anh đang ra một văn bản vi hiến đấy! Cấm luôn hiến pháp là cách làm triệt để, tận gốc nhất.
Chu Mộng Long
-----------
Hà Nội lý giải việc cấm ghi hình cán bộ tiếp dân nếu chưa xin phép
Phạm Toàn 08/01/2019 Nhiều ý kiến trái chiều khi Hà Nội ban hành quyết định “Không quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân”.
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa ký văn bản quyết định ban hành nội quy về việc tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân thành phố.
Theo đó, nội quy quy định đối với công dân đến trụ sở tiếp công dân thành phố phải xuất trình giấy tờ tùy thân, có thái độ đúng mực, tôn trọng, tuân thủ sự hướng dẫn của cán bộ tiếp công dân và nhân viên bảo vệ; công dân được tiếp theo thứ tự, phải trình bày trung thực sự việc, nói rõ yêu cầu, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
Công dân không được lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh để xuyên tạc, vu khống, kích động gây mất trật tự trong trụ sở tiếp công dân hoặc có hành động xâm hại, xúc phạm, cản trở cán bộ tiếp công dân làm nhiệm vụ và các hoạt động của cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân.
Trường hợp có nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung (từ 5 người trở lên) thì phải cử người đại diện để trình bày. Thực hiện quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, văn bản cũng quy định “Không quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân”.
Liên quan đến quy định không quay phim, chụp ảnh, Trưởng Ban Tiếp Công dân Trung ương Nguyễn Hồng Điệp cho biết việc ban hành nội quy tiếp công dân là quyền của Thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước; quy định này là đúng vì vừa để bảo vệ người dân, vừa bảo vệ cán bộ tiếp dân.
“Người dân có quyền giám sát, bản thân tôi cũng cho rằng người dân nên giám sát để cán bộ làm công tác tiếp dân cẩn thận, có thái độ đúng mực, đúng quy định, không để xảy ra tình trạng hạch sách, quát nạt người dân. Nhưng cũng cần phải bảo vệ cán bộ tiếp dân”, ông Điệp nói.
Theo ông Điệp, có những người dân vì bức xúc mà lăng mạ, dọa nạt cán bộ tiếp dân. “Nếu lúc đó lại có những người có động cơ không trong sáng vào trụ sở để quay phim đưa lên mạng thì sẽ bảo vệ cán bộ tiếp công dân thế nào được” – ông Điệp phân trần.
Cho nên, chỉ khi được sự đồng ý của lãnh đạo Ban tiếp công dân, cán bộ tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân thì người dân đến trụ sở mới được quay phim, chụp ảnh, ghi âm.
Cùng chia sẻ về vấn đề trên, Ủy viên Thường trực Ủy ban pháp luật của Quốc hội Bùi Văn Xuyền lại cho rằng việc Hà Nội ra một quy định căn cứ trên Luật Tiếp công dân, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, nghị định hướng dẫn thi hành Luật Tiếp công dân mà đặt ra những chế định không có trong luật là không phù hợp.
Hiện cả Luật Tiếp công dân và Nghị định 64/2014 hướng dẫn luật này đều không có quy định cấm ghi âm, ghi hình ở trụ sở tiếp công dân. Theo ông Xuyền, cán bộ tiếp dân cũng đang thực thi công vụ, chứ không phải tư cách cá nhân và không thuộc phạm vi bí mật đời tư.
Phạm Toàn
https://trithucvn.net/tin-tuc-vn/ha-noi-ly-giai-viec-cam-ghi-hinh-can-bo-tiep-dan-neu-chua-xin-phep.html?fbclid=IwAR0m6ukqq5o4l_ucd1TAcQ1Wh30UWE3TDPk-5SmsRAae6FZv-6Kuwx5DhBY
Liên quan đến quy định không quay phim, chụp ảnh, Trưởng Ban Tiếp Công dân Trung ương Nguyễn Hồng Điệp cho biết việc ban hành nội quy tiếp công dân là quyền của Thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước; quy định này là đúng vì vừa để bảo vệ người dân, vừa bảo vệ cán bộ tiếp dân.
“Người dân có quyền giám sát, bản thân tôi cũng cho rằng người dân nên giám sát để cán bộ làm công tác tiếp dân cẩn thận, có thái độ đúng mực, đúng quy định, không để xảy ra tình trạng hạch sách, quát nạt người dân. Nhưng cũng cần phải bảo vệ cán bộ tiếp dân”, ông Điệp nói.
Theo ông Điệp, có những người dân vì bức xúc mà lăng mạ, dọa nạt cán bộ tiếp dân. “Nếu lúc đó lại có những người có động cơ không trong sáng vào trụ sở để quay phim đưa lên mạng thì sẽ bảo vệ cán bộ tiếp công dân thế nào được” – ông Điệp phân trần.
Cho nên, chỉ khi được sự đồng ý của lãnh đạo Ban tiếp công dân, cán bộ tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân thì người dân đến trụ sở mới được quay phim, chụp ảnh, ghi âm.
Cùng chia sẻ về vấn đề trên, Ủy viên Thường trực Ủy ban pháp luật của Quốc hội Bùi Văn Xuyền lại cho rằng việc Hà Nội ra một quy định căn cứ trên Luật Tiếp công dân, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, nghị định hướng dẫn thi hành Luật Tiếp công dân mà đặt ra những chế định không có trong luật là không phù hợp.
Hiện cả Luật Tiếp công dân và Nghị định 64/2014 hướng dẫn luật này đều không có quy định cấm ghi âm, ghi hình ở trụ sở tiếp công dân. Theo ông Xuyền, cán bộ tiếp dân cũng đang thực thi công vụ, chứ không phải tư cách cá nhân và không thuộc phạm vi bí mật đời tư.
Phạm Toàn
https://trithucvn.net/tin-tuc-vn/ha-noi-ly-giai-viec-cam-ghi-hinh-can-bo-tiep-dan-neu-chua-xin-phep.html?fbclid=IwAR0m6ukqq5o4l_ucd1TAcQ1Wh30UWE3TDPk-5SmsRAae6FZv-6Kuwx5DhBY
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét