Những doanh nghiệp nào được hưởng lợi từ đất thu hồi của dân Thủ Thiêm?
HƯNG LONG0 14/09/18 (GDVN) - Nhiều doanh nghiệp được “hưởng lợi” từ khu tái định cư mà lẽ ra, phải dành cho người dân khi bị thu hồi, cưỡng chế ở ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Đất của gia đình mình đang sinh sống yên ổn đã bị thu hồi, cưỡng chế theo giá đền bù của nhà nước để giao cho các công ty kinh doanh bất động sản. Các doanh nghiệp đó lần lượt, gồm: Công ty cổ phần Địa ốc 11, Công ty cổ phần Bất động sản Dầu khí Việt Nam, Công ty Đầu tư và Dịch vụ Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty trách nhiệm hữu hạn Liên doanh Hoàng Kim, Công ty trách nhiệm hữu hạn Tiến Phước, Công ty trách nhiệm thương mại dịch vụ Mỹ Mỹ, Công ty cổ phần Phát triển nhà Thủ Đức và Công ty cổ phần Tân Tạo.
Một góc Khu đô thị mới Thủ Thiêm. (Ảnh chụp từ Google Maps)
Người dân Thủ Thiêm hiện tại khá buồn khi đọc được Thông báo của Thanh tra Chính phủ liên quan đến 160 ha đất tái định cư đã bị “xẻ thịt” để cho các doanh nghiệp. Mọi người đều đồng tình với chủ trương của Thủ tướng Chính phủ vì mục tiêu phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng rất tiếc, khi thực thi lại chưa được như thế.Lẽ ra, người phải được bù đắp những mất mát khi bị di dời, giải tỏa chính là người dân nhưng hơn 20 năm qua, người Thủ Thiêm phải sống cảnh… đong đầy nước mắt.
Thông báo Kết luận Thanh tra có nêu, trong phạm vi 5 phường (ngoài ranh Khu đô thị mới), mặc dù đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch Khu tái định cư 160 ha, nhưng Ủy ban nhân dân thành phố đã giao đất cho 51 dự án để đầu tư xây dựng nhà ở, văn phòng, khu vui chơi giải trí, công trình công cộng… với tổng diện tích 144,6 ha.
Hậu quả là, không có đủ đất để bố trí tái định cư theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Vậy, những dự án này là của ai, và doanh nghiệp nào được Thành phố Hồ Chí Minh ưu ái đến vậy? Cứ hỏi người dân Thủ Thiêm, họ sẽ kể tận tường từng dự án.
Qua tìm hiểu, Khu tái định Nam Rạch Chiếc với quy mô hơn 90 ha thì nay được chia cho các doanh nghiệpthông qua hình thức giao đất đầu tư cơ sở hạ tầng.
Cụ thể, tháng 02/2008, Ủy ban nhân dân thành phố chấp thuận cho Công ty Thế Kỷ 21 chuyển mục đích sử dụng hơn 30,1 ha đất tại dự án Khu du lịch, văn hóa, giải trí (phường Bình Khánh).
Công ty Thế Kỷ 21 đã xây dựng 4.000 căn hộ tái định cư để xin hoán đổi hơn 30 ha đất sạch thuộc 90 ha Khu tái định cư Nam Rạch Chiếc.
Tháng 7/2017, Ủy ban nhân dân thành phố đã chấp thuận cho Công ty Thế Kỷ 21 sử dụng 30 ha đất tại Khu tái định cư Nam Rạch Chiếc để đầu tư xây dựng khu dân cư.
Tương tự, tháng 04/2008, Ủy ban nhân dân Thành phố giao hơn 30 ha đã được đền bù, giải phóng mặt bằng ở Khu tái định cư Nam Rạch Chiếc cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Nam Rạch Chiếc để đầu tư kinh doanh nhà ở thương mại.
Ông Lê Thanh Hải đã cho thu hồi đất Thủ Thiêm như thế nào?
Vẫn trong những nghi vấn của người dân, tại dự án hơn 1,1 ha kéo dài hơn 500 mét từ đầu đại lộ Mai Chí Thọ.
Đất của người dân bị giải tỏa trắng, do nhà nước áp giá đền bù đã được giao cho Ban quản lý Khu đô thị Thủ Thiêm đầu tư xây dựng khu tái định cư.
Năm 2012, cử tri của phường An Phú (quận 2) thắc mắc với Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thì nhận được phản hồi bất ngờ.
Đất của gia đình mình đang sinh sống yên ổn đã bị thu hồi, cưỡng chế theo giá đền bù của nhà nước để giao cho các công ty kinh doanh bất động sản.
Các doanh nghiệp đó lần lượt, gồm: Công ty cổ phần Địa ốc 11,
Công ty cổ phần Bất động sản Dầu khí Việt Nam,
Công ty Đầu tư và Dịch vụ Thành phố Hồ Chí Minh,
Công ty trách nhiệm hữu hạn Liên doanh Hoàng Kim,
Công ty trách nhiệm hữu hạn Tiến Phước,
Công ty trách nhiệm thương mại dịch vụ Mỹ Mỹ,
Công ty cổ phần Phát triển nhà Thủ Đức
và Công ty cổ phần Tân Tạo.
Người dân đã đặt câu hỏi, phần chênh lệch giá giữa phần thu hồi giá rẻ của người dân với giá doanh nghiệp bán ra thị trường sẽ vào túi ai?
http://giaoduc.net.vn/gdvn-post189857.gd
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét