Lý do biểu tình: 'Chống TQ và mong mỏi dân chủ'
22 tháng 6 2018 - Trong các phát biểu của mình, lãnh đạo chính quyền Việt Nam luôn đề cao tinh thần dân tộc và bảo vệ chủ quyền nhưng họ cũng muốn có quan hệ hữu hảo với Trung Quốc. "Chủ tịch QH Việt Nam, bà Nguyễn Thị Kim Ngân tránh nói đến vấn đề tâm lý chống Trung Quốc tại Việt Nam, " Reuters viết.
Biểu tình ở TPHCM 11 tháng 5/2016. Từ mấy năm trước, thái độ chống Trung Quốc đã xuất hiện trong các cuộc xuống đường ở Việt Nam. Giới quan sát cho rằng ác cảm với Trung Quốc và sâu xa hơn, nhu cầu có một xã hội dân chủ là nguyên nhân bùng nổ biểu tình tại Việt Nam.
Ác cảm với Trung Quốc
Carlyle Thayer, giáo sư danh dự tại Học viện Quốc phòng Úc tại Canberra, cho rằng quan điểm chống Trung Quốc "là độc hại" ở Việt Nam, theo hãng tin Bloomberg.
Tờ này nhắc lại mối quan hệ căng thẳng giữa Việt Nam với quốc gia láng giềng hùng mạnh Trung Quốc từng dẫn tới chiến tranh biên giới năm 1979.
Một sự kiện nữa từng làm bùng nổ biểu tình tại Việt Nam là khi Trung Quốc đem giàn khoan thăm dò dầu khí vào vùng biển tranh chấp năm 2014.
Tờ Asiatimes thì nhắc lại năm 2016 có các cuộc biểu tình hàng loạt khi nhà máy Formosa của Đài Loan thải hàng tấn chất độc hại xuống biển miền Trung Việt Nam.
Một cuộc thăm dò của Trung tâm Nghiên cứu Pew công bố năm ngoái cho thấy chỉ 10% người Việt Nam có cái nhìn thiện cảm với Trung Quốc, theo Bloomberg.
Trang The Diplomat nói các cuộc biểu tình gần đây tại Việt Nam tập trung vào phản đối Luật Đặc khu kinh tế. Người dân lo ngại chính quyền giao đất Trung Quốc thông qua hợp đồng cho thuê đất 99 năm.
Các thông điệp biểu tình phản đối chủ yếu là "Không cho Trung Quốc thuê đất dù chỉ một ngày".
Ông Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, nói với trang The Diplomat:
"Luật Đặc khu được người Việt Nam gọi là luật bán đất nước… Những nhượng bộ như vậy chỉ dành cho các nước nghèo và lạc hậu."
Ông Dũng có thể nghĩ đến hai nước láng giềng nghèo hơn, Lào và Cambodia, đã bị cuốn vào việc chấp nhận cho các nhà đầu tư Trung Quốc thuê đất tới 99 năm, theo tác giả bài báo.
Nguyễn Chí Tuyến, một blogger bất đồng chính kiến tại Hà Nội với 42.500 người theo dõi trên Facebook, không bị ấn tượng bởi lời hứa của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc về việc sửa đổi các điều khoản của dự Luật Đặc khu:
"Chúng tôi có một lịch sử lâu dài với người dân Trung Quốc, họ luôn luôn muốn xâm lược đất nước của chúng tôi, vì vậy sẽ nguy hiểm để cho phép họ sử dụng các đặc khu kinh tế để kiểm soát đất nước của chúng tôi," ông Tuyến nói trên The Diplomat.
Tờ này nhắc lại chỉ vài ngày sau cuộc biểu tình chống Trung Quốc, ngày 14/6, Bộ Ngoại giao Việt Nam tố cáo Trung Quốc tái trang bị tên lửa trên đảo Phú Lâm, một hòn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Hà Nội tuyên bố chủ quyền. Tuyên bố của Bộ Ngoại giao gọi đây là "một sự vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam."
'Yêu cầu một xã hội dân chủ hơn'
Bên cạnh các biểu ngữ chống Trung Quốc còn có những thông điệp yêu cầu một xã hội dân chủ hơn
Tuy nhiên, tác giả David Hutt của Asia Times cho rằng các cuộc biểu tình vừa qua tại Việt Nam không đơn thuần là biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc chống Bắc Kinh.
Ông lập luận là bên cạnh các biểu ngữ chống Trung Quốc được trưng ra tại trong các cuộc biểu tình vừa qua, còn có những thông điệp mong mỏi và yêu cầu một xã hội dân chủ hơn.
Một số người biểu tình mang biểu ngữ "Trả lại quyền tự chủ cho người dân." Một biểu ngữ khác nói rằng cuộc biểu tình nhằm chống lại sự vi phạm Hiến pháp của Quốc Hội.
Điều đó có khả năng bao gồm thực tế rằng người Việt Nam không được phép thực sự bầu cử dưới dưới sự lãnh đạo độc đảng, theo bài trên Asia Times.
"Đó không phải chủ yếu do Trung Quốc. Đó là một dấu hiệu của sự thất vọng và bất mãn sâu sắc của [người dân] đối với việc chính quyền kiểm soát của chính quyền đối với mọi thứ ", Nguyễn Phương Linh, một nhà phân tích rủi ro chính trị viết trên Twiter.
Các nhà bất đồng chính kiến nói với tờ Asia Times rằng thỏa thuận về đặc khu kinh tế không phải là ví dụ duy nhất Đảng "bán đất" cho người nước ngoài. Một số người cho rằng cuộc biểu tình cuối tuần này có thể nâng cao nhận thức về các vấn đề về quyền đất đai, đặc biệt là việc chính phủ tịch thu đất đai của dân.
Các blogger chính trị, ngoài ra, lưu ý rằng vấn đề đặc khu kinh tế đã khiến người dân bình thường bắt đàu nói về các vấn đề các vấn đề như vai trò của Quốc Hội.
Đảng Cộng Sản đã cho thấy rõ rằng nó không hoàn toàn vững mạnh, và rằng người dân có thể thực thi các thay đổi chính sách thông qua biểu tình, theo Asia Times.
Tuy nhiên, tác giả David Hutt của Asia Times cho rằng các cuộc biểu tình vừa qua tại Việt Nam không đơn thuần là biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc chống Bắc Kinh.
Ông lập luận là bên cạnh các biểu ngữ chống Trung Quốc được trưng ra tại trong các cuộc biểu tình vừa qua, còn có những thông điệp mong mỏi và yêu cầu một xã hội dân chủ hơn.
Một số người biểu tình mang biểu ngữ "Trả lại quyền tự chủ cho người dân." Một biểu ngữ khác nói rằng cuộc biểu tình nhằm chống lại sự vi phạm Hiến pháp của Quốc Hội.
Điều đó có khả năng bao gồm thực tế rằng người Việt Nam không được phép thực sự bầu cử dưới dưới sự lãnh đạo độc đảng, theo bài trên Asia Times.
"Đó không phải chủ yếu do Trung Quốc. Đó là một dấu hiệu của sự thất vọng và bất mãn sâu sắc của [người dân] đối với việc chính quyền kiểm soát của chính quyền đối với mọi thứ ", Nguyễn Phương Linh, một nhà phân tích rủi ro chính trị viết trên Twiter.
Các nhà bất đồng chính kiến nói với tờ Asia Times rằng thỏa thuận về đặc khu kinh tế không phải là ví dụ duy nhất Đảng "bán đất" cho người nước ngoài. Một số người cho rằng cuộc biểu tình cuối tuần này có thể nâng cao nhận thức về các vấn đề về quyền đất đai, đặc biệt là việc chính phủ tịch thu đất đai của dân.
Các blogger chính trị, ngoài ra, lưu ý rằng vấn đề đặc khu kinh tế đã khiến người dân bình thường bắt đàu nói về các vấn đề các vấn đề như vai trò của Quốc Hội.
Đảng Cộng Sản đã cho thấy rõ rằng nó không hoàn toàn vững mạnh, và rằng người dân có thể thực thi các thay đổi chính sách thông qua biểu tình, theo Asia Times.
Giáo xứ miền Trung phản đối Luật An ninh mạng và Luật Đặc khu
'Cần có luật biểu tình'
Đã đến lúc cần có luật biểu tình, bởi vì luật biểu tình là cụ thể hóa điều 25 của Hiến pháp 2013 đã quy định công dân có quyền biểu tình, theo Phó Giáo sư Phạm Đức Bảo, chuyên gia về luật từ Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Vusta).
Hôm 21/6, PGS. TS. Phạm Đức Bảo tham gia chương trình thảo luận bàn tròn của BBC Việt ngữ, cho rằng cần khẩn trương ban hành luật biểu tình, và luật biểu tình theo ông, là cần thiết cho cả người dân và nhà nước cũng như các cơ quan bảo vệ pháp luật.
Nhà nghiên cứu hiện là Phó Viện trưởng Viện Chính sách, Pháp luật và Phát triển (PLD) giải thích vì sao Quốc hội cần ban hành luật biểu tình, ông nói:
"Quốc hội khóa 13 cũng đã có dự kiến chương trình để thông qua luật biểu tình, nhưng cơ quan soạn thảo luật biểu tình chuẩn bị chưa chu đáo cho nên Quốc hội khóa 13 vẫn nợ dân, cử tri luật biểu tình và cũng chuyển giao việc làm luật biểu tình cho Quốc hội khóa 14.
"Quốc hội khóa 14 đến nay là kỳ họp thứ năm rồi nhưng luật biểu tình vẫn chưa ra được thì đây là một sự chậm trễ.
"Nếu không có luật biểu tình thì công dân thực hiện quyền được hiến định ấy không biết làm thế nào là đúng quy định của pháp luật và khi xảy ra các cuộc biểu tình thì các cơ quan chức năng cũng rất là khó để xử lý những hành vi mà có thể gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội và ảnh hưởng đến pháp luật."
Quyền hiến định trong hiến pháp?
Cùng ngày, luật sư Lê Công Định trả lời BBC Việt ngữ trước cuộc thảo luận, ông cho rằng việc truyền thông Việt Nam mặc nhiên cáo buộc kích động biểu tình như một hành vi vi phạm pháp luật là hoàn toàn sai.
Ông cũng cho rằng Biểu tình là một quyền hiến định được ghi trong hiến pháp, do đó:
"Việc ai đó tổ chức biểu tình hoặc xuống đường biểu tình đi chăng nữa thì đó cũng là một hành động để người dân thực hiện quyền hiến định của mình, quyền công dân được ghi trong hiến pháp chứ hoàn toàn không có bất kỳ một quy định pháp lý nào trong luật hình sự cũng như về vấn đề luật hành chính để xem xét và cáo buộc cái gọi là kích động biểu tình là một hành vi vi phạm pháp luật."
Nhà báo tự do, blogger Trương Duy Nhất tham gia cuộc thảo luận hôm 21/6 từ Đà Nẵng cho rằng không phải vì chưa ban hành luật biểu tình mà người dân không có quyền biểu tình bởi vì quyền biểu tình là quyền hiến định.
"Chuyện ban hành luật biểu tình chậm trễ là do cơ quan lập pháp nhưng không phải vì thế mà tước đoạt đi quyền biểu tình của người dân."
Theo nhà báo Trương Duy Nhất, nguyên nhân sâu xa của các cuộc biểu tình gần đây đó là đụng chạm đến quyền lợi của dân.
"Chính quyền cứ hay vu cho người dân nói là có mục đích, có động cơ chính trị nhưng thực sự người dân người ta không quan tâm lắm đến câu chuyện chính trị đâu.
Đại biện của Đại sứ quán, bà Doãn Hải Hồng đã "yêu cầu phía Việt Nam bảo vệ doanh nghiệp và công dân Trung Quốc". Ảnh bà Doãn trong lễ khai trương chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp TQ tại Hà Nội tháng 5/2018
"Vấn đề trong tất cả các cuộc biểu tình không phải ở phía dân mà vấn đề ở phía chính quyền," ông Nhất nói.
Theo hãng tin Reuters hôm 20/06, các cuộc phản đối được phía Trung Quốc "xem xem nghiêm túc", theo trang của Đại sứ quán nước này ở Việt Nam.
Cơ quan đại diện ngoại giao Trung Quốc tại Việt Nam cũng "có các cuộc họp tuần trước với các đại diện doanh nghiệp Trung Quốc, với chính quyền và truyền thông Việt Nam".
Đại biện của Đại sứ quán, bà Doãn Hải Hồng đã "yêu cầu phía Việt Nam bảo vệ doanh nghiệp và công dân Trung Quốc", vẫn theo Reuters.
Trong các phát biểu của mình, lãnh đạo chính quyền Việt Nam luôn đề cao tinh thần dân tộc và bảo vệ chủ quyền nhưng họ cũng muốn có quan hệ hữu hảo với Trung Quốc.
"Chủ tịch QH Việt Nam, bà Nguyễn Thị Kim Ngân tránh nói đến vấn đề tâm lý chống Trung Quốc tại Việt Nam, " Reuters viết.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44571729
"Vấn đề trong tất cả các cuộc biểu tình không phải ở phía dân mà vấn đề ở phía chính quyền," ông Nhất nói.
Theo hãng tin Reuters hôm 20/06, các cuộc phản đối được phía Trung Quốc "xem xem nghiêm túc", theo trang của Đại sứ quán nước này ở Việt Nam.
Cơ quan đại diện ngoại giao Trung Quốc tại Việt Nam cũng "có các cuộc họp tuần trước với các đại diện doanh nghiệp Trung Quốc, với chính quyền và truyền thông Việt Nam".
Đại biện của Đại sứ quán, bà Doãn Hải Hồng đã "yêu cầu phía Việt Nam bảo vệ doanh nghiệp và công dân Trung Quốc", vẫn theo Reuters.
Trong các phát biểu của mình, lãnh đạo chính quyền Việt Nam luôn đề cao tinh thần dân tộc và bảo vệ chủ quyền nhưng họ cũng muốn có quan hệ hữu hảo với Trung Quốc.
"Chủ tịch QH Việt Nam, bà Nguyễn Thị Kim Ngân tránh nói đến vấn đề tâm lý chống Trung Quốc tại Việt Nam, " Reuters viết.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44571729
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét