Tổng Bí thư Trọng nói về biểu tình
18 tháng 6 2018 - ‘Không ai dại dột đi giao đất cho nước ngoài'. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói lòng yêu nước chân chính 'bị lợi dụng' trong sự kiện biểu tình phản đối dự luật Đặc khu và An ninh mạng. Thông điệp trên được ông Trọng đưa ra trong các cuộc tiếp xúc cử tri ở Hà Nội hôm 17/06. Tổng Bí thư Trọng mô tả các cuộc biểu tình tại một số thành phố và địa phương, trong đó có vụ trở thành bạo động ở Bình Thuận, là 'có bàn tay của phần tử phá hoại' và 'không loại trừ có yếu tố nước ngoài'.Dẫn chiếu tới quyết định dừng thông qua luật Đặc khu, ông Trọng nói bước đi này là động thái 'Đảng, Nhà nước và Quốc hội thấy rằng phải lắng nghe, tiếp thu, bao giờ hoàn thiện thì mới thông qua'.
"Quyết định dừng [thông qua luật Đặc khu] từ chiều mùng 8 tại sao đến ngày 10 - 11.6 vẫn có nhiều người biểu tình phản đối dự luật này. Tức là chứng tỏ là có ý đồ khác rồi,' ông nói.
Người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam mô tả trong luật chỉ có mỗi một điểm người ta góp ý và băn khoăn, là cho thuê [đất] thời hạn đến 99 năm.
'Chống tham nhũng ở cả khu vực tư nhân'
"Đây không phải là bàn giao đất cho nước A, nước B để người ta vào đây tự do mà là theo từng dự án đầu tư cụ thể….Còn qua bao qui trình và đến lúc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mới được làm.
"Thế mà cứ kích chỗ này lên để chống đối phá hoại chúng ta. Cho nên vừa rồi phải quyết tâm chấn chỉnh lại chỗ này. Xử lý nghiêm các phần tử chống đối phá hoại. Cũng mong các bác, các đồng chí hiểu rõ chỗ này,"
''Kích động lòng yêu nước chân chính của người dân để mưu các việc khác, làm việc xấu và có bàn tay của phần tử phá hoại, không loại trừ có yếu tố nước ngoài,'' Tổng bí thư Trọng nói.
Liên quan tới câu hỏi của cử tri về tham nhũng là 'giặc nội xâm và phải làm mạnh nữa' Tổng bí thư Trọng nói đa số trong Quốc hội đang thảo luận có vẻ tán thành việc chống tham nhũng trong cả khu vực ngoài nhà nước trong quá trình bàn về Luật Phòng chống tham nhũng.
'Bên ngoài không tiếp tay cho bên trong thì bên trong cũng chẳng có tham nhũng. Cấu kết thành thành một dây lợi ích nhóm, cho nên hướng là phải mở rộng ra'.
Ông Trọng cũng mô tả việc kê khai tài sản là 'vấn đề rất khó' và 'nhạy cảm'.
'Trước các sự kiện lớn, rồi đề bạt và bổ nhiệm thì đều có kê khai. Vấn đề là ở chỗ có kê khai đúng, chính xác và trung thực không, có công khai không. Ai đảm bảo việc kiểm tra giám sát kê khai là đúng hay sai,' ông Trọng nói.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44516917
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét