Việt Nam: Bùng nổ các vụ biểu tình mới
Tại nhiều nơi trên khắp Việt Nam, hàng ngàn người xuống đường phản đối dự luật An ninh mạng và dự luật Đặc khu Kinh tế. Từ khoàng 8 giờ 30 sáng, vài ngàn người tập trung tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm ở thủ đô Hà Nội. Khoảng 40 người bị bắt. Tại Sài Gòn, biểu tình bùng nổ tại khu vực Nhà thờ Đức Bà, công viên Hoàng Văn Thụ, bên ngoài Đại Sứ Quán Mỹ. Biểu tình cũng diễn ra tại Bình Thuận, Nha Trang, Đà Nẵng, các giáo xứ ở Nghệ An và một số địa phương khác. Trên thế giới, cũng xảy ra biểu tình của người Việt ở Mỹ, Nhật, Pháp, Thụy Sỹ, Đài Loan và Hàn Quốc.
Tường thuật trực tiếp
Tài khoản Twitter Chelsea Nguyễn nhận định có hai lý do khiến người biểu tình ở Bình Thuận trở nên bạo lực: Ngư dân bị mất kế sinh nhai trên Biển Đông và nguồn nước bị ô nhiễm do dự án khai thác titan của chính quyền địa phương. Những điều này đã diễn ra nhiều năm.
Luật sư Trần Đình Triển viết trên Facebook cá nhân rằng từ sự kiện biểu tình khắp cả nước, có thể thấy người biểu tình "có thành phần và động cơ khác nhau". Và "nhà nước cần soi lại chính mình".
Bên hành lang Quốc hội sáng 11/6, ông Dương Trung Quốc nói với báo chí Việt Nam việc người dân tụ tập phản đối dự Luật Đặc khu cho thấy 'bài học lớn'.
"Chắc chắn quá trình xây dựng luật chúng ta vẫn chưa lấy được hết ý kiến của người dân, chưa kịp thời, nhanh chóng, đặc biệt là những tổ chức nghề nghiệp hay của các chuyên gia, nên đến phút cuối cùng mới tạo thành những bức xúc không đáng có", báo Giao Thông tường thuật.
Ông Quốc nói nhân dịp này, "rất cần một Luật biểu tình" để "người dân có thể bày tỏ thái độ ở đúng nơi, đúng chỗ, đúng mức độ".
"Chính vì chúng ta không có luật nên mới xảy ra tình trạng này."
"Tôi biết có không ít người dân rất thành tâm tham gia việc này, chứ không phải ai cũng là quá khích. Nhưng chúng ta không có hệ thống pháp lý để người dân bày tỏ quan điểm của mình dưới hình thức biểu tình."
Ông Quốc nói nhiều người dân không phải 'tự phát' vì họ từng hỏi ý kiến ông 'có nên thế này, có nên thế kia không'.
"Quả thực là thông tin của họ không đầy đủ. Sự việc này gây bức xúc cho người dân do chúng ta tuyên truyền chưa tốt và lấy ý kiến cũng chưa tốt," ông Quốc nói.
Công an tỉnh Bình Thuận cho hay đã tạm giữ hơn 100 người tham gia đập phá trụ sở UBND tỉnh đêm 10/6.
Đại tá Nguyễn Văn Nhiều, Trưởng Phòng Tham mưu, Công an Bình Thuận nói đang "phân loại đối tượng và hành vi gây rối để xử lý theo quy định pháp luật", tờ Vietnamnet tường thuật.
Rạng sáng 11/6, QL1 đoạn qua thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong, Bình Thuận thông xe sau nhiều giờ tắc nghẽn do người dân tụ tập phản ứng lực lượng chức năng.
Ông Nhiều nói có hàng chục cảnh sát bị thương, theo VnExpress.
Trong video của bạn đọc gửi BBC, nhóm dân thường ném gạch đá về phía hàng rào cảnh sát tại Phan Rí, Bình Thuận sáng 11/6.
Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Kim Ngân nói có "một bộ phận nhân dân tụ tập đông người" hôm 10/6 "gây ách tắc giao thông và có những việc làm quá khích".
Bà kêu gọi dân bình tĩnh và tin tưởng vào những quyết định của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là những dự án luật mà Quốc hội đang thảo luận.
Người Việt Nam tại Hoa Kỳ biểu tình tại ba địa điểm: Bolsa nam California, Tổng Lãnh sự Quán Trung Quốc tại San Francisco, và trước Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco.
Một video clip của bạn đọc gửi BBC cho thấy cảnh hai nhóm người mặc thường phục kéo lê người biểu tình tại Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Sài Gòn, hôm 10/6.
Đại tá Đào Ngọc Nghĩa, Phó giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận bác bỏ tin có cảnh sát hy sinh trong vụ việc tại Bình Thuận đêm 10/6. Chỉ có một số cảnh sát bị xây xát nhẹ, theo Vietnamnet.
Theo báo của Nhà nước Việt Nam, một nhóm quá khích tụ tập trước UBND tỉnh Bình Thuận đêm 10/6, xô cổng, đập bể cửa kính vọng gác, và ném đá vào bên trong các phòng ban. Bảng hiệu UBND tỉnh bị giật sập,nhiều xe máy bị đốt cháy.
Đám đông 'quá khích' này bị công an tỉnh Bình Thuận 'trấn áp' và 'giải tán' vào 23:30 ngày 10/6, theo Vietnamnet.
Tuy nhiên, các thông tin trên mạng xã hội lại cho rằng trước đó, chính quyền bắt và đánh người dân biểu tình khiến giận giữ và phản kháng bùng nổ.
Sáng 11/6, trước khi bước vào chương trình họp chính thức, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân "kêu gọi người dân bình tĩnh trước những thông tin tụ tập đông người tại một số địa phương ngày hôm qua 10/6", theo truyền thông Việt Nam.
Bà Ngân nói tại một số địa phương hôm 10/6 xảy ra tình trạng "một bộ phận nhân dân tụ tập đông người gây ách tắc giao thông và có những việc làm quá khích."
Bà nói nguyên nhân là do dân không hiểu đúng bản chất của sự việc và "không loại trừ lòng yêu nước của người dân đã bị lợi dụng."
Bà Ngân kêu gọi "nhân dân cả nước bình tĩnh và tin tưởng vào những quyết định của Đảng, Nhà nước và đặc biệt là những dự án luật mà Quốc hội đang thảo luận."
Sáng 11/6, với 85% đại biểu tán thành, Quốc hội đồng ý lùi thông qua Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc.
Ngay lúc này, trên kênh VTV1 đang phát chương trình kêu gọi thi đua ái quốc với bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
"Nhiều người lấy lý do phản đối dự thảo luật về đặc khu đã xô ngã cổng tràn vào trụ sở UBND tỉnh Bình Thuận trên đường Hải Thượng Lãn Ông, TP Phan Thiết để la hét, đốt phá," theo tờ Tuổi trẻ.
Bài báo lên lúc tối ngày 10/6 tường thuật:
"Mặc dù các lực lượng chức năng nỗ lực ngăn cản, phun vòi rồng để giải tán nhưng tình hình càng lúc càng phức tạp. Một số chiến sĩ công an đã bị các đối tượng quá khích tấn công.
"Trước đó tử khoảng 17h chiều cùng ngày, những người quá khích này đã đến trước trụ sở UBND tỉnh Bình Thuận la hét. Các lực lượng chức năng càng khuyên can thì một số đối tượng trong số này càng hung hăng.
"Đỉnh điểm vào tối cùng ngày, nhiều người xô cổng, đập bể cửa kính vọng gác bảo vệ và lao vào đốt xe trong trụ sở UBND tỉnh Bình Thuận. Các đối tượng quá khích liên tục ném đá vào bên trong các phòng ban".
Bài báo trích lời ông Nguyễn Mạnh Hùng, bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận:
"Người dân có thể bày tỏ chính kiến của mình, nhưng bày tỏ trong khuôn khổ luật pháp. Người dân bày tỏ nhưng lại có hành vi vi phạm luật pháp là không thể chấp nhận được. Hành vi ra chặn xe, gây ách tắc giao thông trên quốc lộ 1 là vi phạm pháp luật. Việc này phải xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật".
Ông Thất Trần bày tỏ quan điểm:
"- Điều tôi chưa biết: Dự luật an ninh mạng, nếu được thông qua thì an ninh mạng có thực sự được bảo đảm hay không ?
- Điều tôi đã biết: Nó đang tạo nên tình trạng hỗn loạn về an ninh trật tự ở các thành phố trong cả nước."
Tại Paris đã diễn ra biểu tình 'hỗ trợ tinh thần đấu tranh của người Việt trong nước'. Theo bà Christine Nguyễn, có mặt tại chỗ thì có khoảng 200 người tới dự cuộc biểu tình này từ 14 giờ đến 16 giờ (giờ Paris) tại pont d'Alma trung tâm Paris bên bờ sông Seine.
Bà cho BBC biết nội dung cuộc biểu tình chủ yếu lên án dự luật Đặc Khu và cập nhật ngay tại chỗ tình hình biểu tình của một số nơi ở miền Nam như Sài Gòn, Phan Rí, Bình Thuận.
Tin về làn sóng biểu tình phản đối dự luật đặc khu ở VN đã lan sang châu Âu. Đài Deutsche Welle của Đức vừa đăng rằng “tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giảm thời hạn cho thuê đất dự kiến xuống đã không làm yên được người biểu tình”.
Đài Phát thanh của nhà nước CH Ba Lan, Polskie Radio đưa tin biểu tình ở Việt Nam hôm 10/06 với lý do chính là “người biểu tình lo ngại Trung Quốc sẽ thống trị ba đặc khu trên các đảo mà chính phủ VN đề xuất”.
Cây bút Hà Phan lo ngại: "Với bất kì biện minh nào thì đập phá, đổ máu cuối cùng thua thiệt vẫn là nhân dân. Dân tộc này đã quá đủ những đau thương huynh đệ tương tàn."
"Cứ như vầy tôi tin Luật an ninh mạng sẽ sớm được thông qua."
"Yêu nước rất đáng quý nhưng có lúc đừng để con tim dẫn dắt cái đầu. Tôi chỉ mong trước khi trút đòn vào nhau, cả hai bên đừng quên hai tiếng đồng bào và kịp dừng tay."
Cây bút Đào Tuấn nhận định tình hình Phan Rí:
"Súng đã nổ ở Phan Rí khi đám đông hoàn toàn mất kiểm soát dùng gạch đá tấn công CSCĐ."
"Ủng hộ người dân bày tỏ chính kiến một cách ôn hoà nhưng bạo lực quả thực quá sức tệ hại đã vượt ngưỡng, để rồi không khéo kịch bản đập tất phá sạch năm nào lại tái diễn gây ra những hậu quả về kinh tế không thể tưởng tượng nổi!"
https://www.bbc.com/vietnamese/live/vietnam-44428861
Yêu cầu thả người.
Trả lờiXóaMáu dân đã đổ. Cs phải trả giá. Người dân hãy nhằm vào lãnh đạo cs các địa phương, TÀN PHÁ biệt phủ của chúng. LẤY MẠNG chúng. Chính chúng là nhg thành phần bán nc mạnh nhất. Lũ chóp bu còn chưa chịu quỳ gối.
Trả lờiXóa