Những bộ phận cơ thể nữ mang tên đàn ông
Leah Kamnisky 19 tháng 6 2018 - Hãy làm một vòng quanh vùng xương chậu của phụ nữ, bạn sẽ bắt gặp một số người ở đó. Bằng cách nào James Douglas lại xuất hiện sau tử cung? Gabriel Fallopian làm gì mà quanh quẩn nơi buồng trứng? Cơn có gì khiến Caspar Bartholin the Younger gắn liền với môi âm hộ? Và liệu chúng ta có thể tin Ernst Grafenberg khi ông nói rằng mình là người phát hiện ra điểm G ở nữ giới? Cách đặt tên các bộ phận trên cơ thể nữ giới có thể cho thấy ý tưởng là cơ thể họ đã được "khám phá" bởi các "nhà thám hiểm" nam giới gan dạDù bạn biết hay không, những người đàn ông này đã trở nên bất tử quanh vùng xương chậu của phụ nữ - với các tên gọi như cùng đồ Douglas (Pouch of Douglas), tuyến nhờn âm đạo (tuyến Bartholin - Bartholin's glands), ống dẫn trứng (fallopian tubes) và điểm G (Grafenberg spot). Sự thực là đàn ông hiện diện khắp nơi trên cơ thể phụ nữ - nói đúng hơn thì họ là các nhà giải phẫu học da trắng, nam giới và đã qua đời.
Tên của họ trở thành bất tử như những nhà thám hiểm táo bạo đã chinh phục địa hạt quanh vùng xương chậu của phụ nữ.
Các vị thần cũng được gắn kết với phụ nữ.
Vị thần Hy Lạp đầy nam tính biểu tượng cho hôn nhân có tên Hymen, chết vào đêm chàng làm đám cưới, được dùng để đặt tên cho một cấu trúc giải phẫu đặc biệt của phụ nữ.
Hymen là từ có gốc từ tiếng Hy Lạp trong từ "hyalos", có nghĩa là màng mỏng. Nhưng nghĩa của từ này là cha đẻ của một từ trong giải phẫu học hiện đại, khi Vesalius vào thế kỷ 16 dùng từ này để chỉ màng trinh của phụ nữ.
Tên của vị thần Hy Lạp Hymen được nhà giải phẫu học tên Vesalius dùng để đặt tên cho một vị trí trên cơ thể phụ nữ
Trong khoa học và y học, đàn ông (và các vị thần) để lại dấu vết của mình khắp mọi nơi.
Họ đặt tên mình cho hàng ngàn sinh vật, từ vi khuẩn salmonella (đặt theo tên bác sĩ thú y Daniel Elmer Salmon, dù đó là khám phá của trợ lý của ông) đến loài ngựa vằn grevy (được đặt theo tên một cựu tổng thống Pháp).
Mãi đến thế kỷ trước, phụ nữ hầu như vẫn bị loại trừ khỏi y khoa học thuật. Cách đặt tên hầu hết thiên về nam giới không chỉ thể hiện định kiến và sự bất bình đẳng giới trong kiến thức y học của con người. Tình trạng này có thể còn tiếp tục kéo dài.
Câu hỏi từ lâu vẫn gây tranh cãi là liệu ngôn ngữ có ảnh hưởng đến suy nghĩ không. Có rất nhiều ví dụ cho thấy cách ta mô tả thứ gì đó có thể ảnh hưởng đến quan niệm của ta về vật thể đó.
Ghil'ad Zuckermann, giáo sư ngành ngôn ngữ và các ngôn ngữ bị đe dọa tại Đại học Adelaide, chỉ ra rằng trong các ngôn ngữ khi từ "cây cầu" được gán cho đặc tính nữ, người ta thường mô tả cây cầu là thanh nhã. Nhưng ở các ngôn ngữ mà từ "cây cầu" được gán cho giới tính nam, thì mọi người hay mô tả cây cầu là vững chãi.
Điều này làm nổi lên câu hỏi liệu quan niệm của con người về cơ thể, và tình trạng của cơ thể, cũng bị làm sai lệch đi khi có yếu tố định kiến giới chen vào mà ta không hề biết.
Trong khoa học và y học, đàn ông (và các vị thần) để lại dấu vết của mình khắp mọi nơi.
Họ đặt tên mình cho hàng ngàn sinh vật, từ vi khuẩn salmonella (đặt theo tên bác sĩ thú y Daniel Elmer Salmon, dù đó là khám phá của trợ lý của ông) đến loài ngựa vằn grevy (được đặt theo tên một cựu tổng thống Pháp).
Mãi đến thế kỷ trước, phụ nữ hầu như vẫn bị loại trừ khỏi y khoa học thuật. Cách đặt tên hầu hết thiên về nam giới không chỉ thể hiện định kiến và sự bất bình đẳng giới trong kiến thức y học của con người. Tình trạng này có thể còn tiếp tục kéo dài.
Câu hỏi từ lâu vẫn gây tranh cãi là liệu ngôn ngữ có ảnh hưởng đến suy nghĩ không. Có rất nhiều ví dụ cho thấy cách ta mô tả thứ gì đó có thể ảnh hưởng đến quan niệm của ta về vật thể đó.
Ghil'ad Zuckermann, giáo sư ngành ngôn ngữ và các ngôn ngữ bị đe dọa tại Đại học Adelaide, chỉ ra rằng trong các ngôn ngữ khi từ "cây cầu" được gán cho đặc tính nữ, người ta thường mô tả cây cầu là thanh nhã. Nhưng ở các ngôn ngữ mà từ "cây cầu" được gán cho giới tính nam, thì mọi người hay mô tả cây cầu là vững chãi.
Điều này làm nổi lên câu hỏi liệu quan niệm của con người về cơ thể, và tình trạng của cơ thể, cũng bị làm sai lệch đi khi có yếu tố định kiến giới chen vào mà ta không hề biết.
Những thuật ngữ mang tính phân biệt giới
Chúng ta đều biết từ "loạn thần phân ly" (hysteria) - bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp của từ tử cung, "hysterika" và được Hippocrates (một người đàn ông) đặt cho để thể hiện căn bệnh do "tử cung dịch chuyển".
Căn bệnh tâm thần đầu tiên được gán cho phụ nữ, ý tưởng về bệnh loạn thần có từ thời Ai Cập cổ đại, khi họ lần đầu tiên mô tả căn bệnh này vào năm 1900 trước Công Nguyên.
Nhưng người Hy Lạp mới là những người cho rằng có vẻ như chính là tử cung đã "dịch chuyển" (và từ đó tạo ra "khí độc") khi người phụ nữ không sinh nở. Vì thế, kết hôn là cách chữa trị căn bệnh.
Ý tưởng này tồn tại trong nhiều thế kỷ: trong Thế kỷ 19 nó trở thành triệu chứng mà các bác sĩ y khoa chủ yếu là nam giới chỉ định cho bệnh nhân.
"Những phụ nữ loạn thần" bắt đầu xếp hàng dài trong phòng đợi của bác sĩ, chờ để được "chữa" bằng phương pháp massage bộ phận sinh dục do bác sĩ thực hiện để tạo ra "cực đỉnh" (paroxysms) - một từ tế nhị để chỉ cơn cực khoái.
Khi các bác sĩ bắt đầu quá sức, bị mệt mỏi và bị đau tay mãn tính thì thiết bị rung bằng máy ra đời, và thực sự hỗ trợ họ.
Bệnh loạn thần - cuối cùng cũng bị loại bỏ khỏi danh sách các bệnh hiện đại của Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ vào năm 1952 - giờ nghe lại có vẻ cổ xưa lắm rồi.
Tuy nhiên, điều ít được nói tới là hầu hết ngôn ngữ y khoa đều được sử dụng với những cụm từ hàm ý trọng nam giới đến mức nào.
Gabriel Fallopian làm gì mà lại dính dáng đến buồng trứng?"
Yếu tố này thể hiện ở nhiều mặt hơn là cách đặt tên.
Rất nhiều cụm từ mang định kiến giới và thể hiện nam tính nhiều hơn, và có hàm ý quân sự (chẳng hạn như: cuộc chiến chống lại bệnh tim, cuộc chiến chống ung thư, ngày giam giữ) hay từ những cụm từ thể hiện ý tiêu cực (như bất túc cổ tử cung (tình trạng cổ tử cung yếu hay giãn), trứng trống).
Ngôn ngữ y khoa, nghệ thuật và khoa học của việc chữa lành con người, đã trở nên cực kỳ bạo lực và đáng phê phán trong mặt này.
Chúng ta nghiên cứu cơ thể người để cải thiện tình trạng bệnh tật. Nhưng khi cơ thể con người trở thành chiến trường, chúng ta đã vô tình biến nó thành trận địa nơi người ta tranh giành quyền kiểm soát.
Bác sĩ ung thư Jerome Groopman, tác giả của quyển sách "Trí tuệ Y khoa của Bạn" (Your Medical Mind) cho rằng giọng điệu sặc mùi quân sự có thể có tác dụng: như giúp bệnh nhân cảm thấy có một cuộc chiến đang xảy ra trong cơ thể họ.
Nhưng một số người lại cảm thấy cách nói này như một lời nguyền với sức khỏe. Nó ám chỉ nếu họ không khỏe hơn nghĩa là họ đã thất bại, dẫn đến việc tự đổ lỗi cho bản thân là đã không "chiến đấu" mạnh mẽ.
Thậm chí các cụm từ giải phẫu mà ta nghe có vẻ hướng nữ tính thường đã lỗi thời và có nguồn gốc kỳ thị giới tính.
Từ "vagina" (âm đạo) chẳng hạn, bắt nguồn từ tiếng Latin với nghĩa là vỏ bọc - loại vỏ dùng cho dao hoặc lưỡi kiếm.
Tương tự một từ Hy lạp kleitorís, với nghĩa là âm vật (clitoris) có nguồn gốc từ kleíein: có nghĩa là "bị giam cầm".
Bạn không cần tới Freud để có thể hiểu những ẩn ý lỗi thời của những danh từ trên.
Yếu tố này thể hiện ở nhiều mặt hơn là cách đặt tên.
Rất nhiều cụm từ mang định kiến giới và thể hiện nam tính nhiều hơn, và có hàm ý quân sự (chẳng hạn như: cuộc chiến chống lại bệnh tim, cuộc chiến chống ung thư, ngày giam giữ) hay từ những cụm từ thể hiện ý tiêu cực (như bất túc cổ tử cung (tình trạng cổ tử cung yếu hay giãn), trứng trống).
Ngôn ngữ y khoa, nghệ thuật và khoa học của việc chữa lành con người, đã trở nên cực kỳ bạo lực và đáng phê phán trong mặt này.
Chúng ta nghiên cứu cơ thể người để cải thiện tình trạng bệnh tật. Nhưng khi cơ thể con người trở thành chiến trường, chúng ta đã vô tình biến nó thành trận địa nơi người ta tranh giành quyền kiểm soát.
Bác sĩ ung thư Jerome Groopman, tác giả của quyển sách "Trí tuệ Y khoa của Bạn" (Your Medical Mind) cho rằng giọng điệu sặc mùi quân sự có thể có tác dụng: như giúp bệnh nhân cảm thấy có một cuộc chiến đang xảy ra trong cơ thể họ.
Nhưng một số người lại cảm thấy cách nói này như một lời nguyền với sức khỏe. Nó ám chỉ nếu họ không khỏe hơn nghĩa là họ đã thất bại, dẫn đến việc tự đổ lỗi cho bản thân là đã không "chiến đấu" mạnh mẽ.
Thậm chí các cụm từ giải phẫu mà ta nghe có vẻ hướng nữ tính thường đã lỗi thời và có nguồn gốc kỳ thị giới tính.
Từ "vagina" (âm đạo) chẳng hạn, bắt nguồn từ tiếng Latin với nghĩa là vỏ bọc - loại vỏ dùng cho dao hoặc lưỡi kiếm.
Tương tự một từ Hy lạp kleitorís, với nghĩa là âm vật (clitoris) có nguồn gốc từ kleíein: có nghĩa là "bị giam cầm".
Bạn không cần tới Freud để có thể hiểu những ẩn ý lỗi thời của những danh từ trên.
Từ "âm đạo" bắt nguồn từ "vỏ bọc" - một từ chỉ vỏ bao của kiếm hay dao
Không chỉ có các thuật ngữ y khoa hướng về nam giới mà giải phẫu học nữ giới cũng bị ảnh hưởng.
Định kiến giới trong giảng dạy ngành giải phẫu học và sinh lý học cho sinh viên y khoa đã được kiểm chứng trong một nghiên cứu tiến hành năm 2013 do Susan Morgan và các đồng nghiệp của bà thực hiện.
Trong các sách giáo khoa hướng dẫn sinh viên, họ nhận thấy rằng "giải phẫu và sinh lý học nam giới thường được sử dụng và coi là thông lệ, trong khi phụ nữ rất ít khi được đề cập trong mảng giải phẫu học ngoài sinh sản. Ấn tượng để lại trong mọi người đó là cơ thể con người là đàn ông và cơ thể nữ giới chỉ được sử dụng để so sánh xem có khác biệt gì."
Nếu rất nhiều thuật ngữ y khoa bắt nguồn từ lịch sử trọng nam, vậy câu hỏi là nó ảnh hưởng tới ngày nay ra sao.
Nếu hầu hết mọi người vẫn không nhận ra các bộ phận trên cơ thể phụ nữ được đặt theo tên nam giới - vì vậy họ sẽ không vô tình kết nối các bộ phận đó với nam giới thay vì nữ giới - thì điều đó có gì quan trọng?
Cuối cùng, để ủng hộ quan điểm kỳ thị giới tính, có thể bạn nghĩ rằng người ta cần một chút thiên hướng theo ý trọng nam tính hơn trong đầu óc.
Không chỉ có các thuật ngữ y khoa hướng về nam giới mà giải phẫu học nữ giới cũng bị ảnh hưởng.
Định kiến giới trong giảng dạy ngành giải phẫu học và sinh lý học cho sinh viên y khoa đã được kiểm chứng trong một nghiên cứu tiến hành năm 2013 do Susan Morgan và các đồng nghiệp của bà thực hiện.
Trong các sách giáo khoa hướng dẫn sinh viên, họ nhận thấy rằng "giải phẫu và sinh lý học nam giới thường được sử dụng và coi là thông lệ, trong khi phụ nữ rất ít khi được đề cập trong mảng giải phẫu học ngoài sinh sản. Ấn tượng để lại trong mọi người đó là cơ thể con người là đàn ông và cơ thể nữ giới chỉ được sử dụng để so sánh xem có khác biệt gì."
Nếu rất nhiều thuật ngữ y khoa bắt nguồn từ lịch sử trọng nam, vậy câu hỏi là nó ảnh hưởng tới ngày nay ra sao.
Nếu hầu hết mọi người vẫn không nhận ra các bộ phận trên cơ thể phụ nữ được đặt theo tên nam giới - vì vậy họ sẽ không vô tình kết nối các bộ phận đó với nam giới thay vì nữ giới - thì điều đó có gì quan trọng?
Cuối cùng, để ủng hộ quan điểm kỳ thị giới tính, có thể bạn nghĩ rằng người ta cần một chút thiên hướng theo ý trọng nam tính hơn trong đầu óc.
Môi âm hộ nằm ngay bên ngoài cửa mình được đặt tên theo Caspar Bartholin the Younger, nhà giải phẫu học người Đan Mạch
Một vấn đề nữa, như phó giáo sư về khoa học nhận thức Lera Boroditsky tại Đại học UCSD cho biết, là những cách đặt tên kéo dài ý niệm rằng một cá nhân đã tạo ra tiến bộ nào đó - thay vì cho thấy đó là cả quá trình dài của sự hợp tác mới dẫn đến những phát hiện khoa học.
Bà đấu tranh cho một hệ thống "không tập trung quanh những chiến thắng lịch sử của nam giới trong việc 'khám phá' 'cơ thể'". Thay vào đó, những thuật ngữ cần phải được thay thế bằng những mô tả hữu ích và có tính giáo dục với người sở hữu cơ thể đó.
Năm 2000, nhân viên xã hội Anna Kostztovics quan ngại về tình trạng thiếu sự bình đẳng giới trong tiếng Thụy Điển. Bà chỉ ra rằng con trai có từ trung dung để chỉ bộ phận sinh dục của họ, là từ "snopp" được sử dụng rộng rãi và có nghĩa gần giống từ tiếng Anh "willy" (chỉ dương vật) nhưng con gái thì không có từ nào. Bà tìm cách phổ biến từ "snippa", một từ mới chỉ âm đạo của phụ nữ.
Một vấn đề nữa, như phó giáo sư về khoa học nhận thức Lera Boroditsky tại Đại học UCSD cho biết, là những cách đặt tên kéo dài ý niệm rằng một cá nhân đã tạo ra tiến bộ nào đó - thay vì cho thấy đó là cả quá trình dài của sự hợp tác mới dẫn đến những phát hiện khoa học.
Bà đấu tranh cho một hệ thống "không tập trung quanh những chiến thắng lịch sử của nam giới trong việc 'khám phá' 'cơ thể'". Thay vào đó, những thuật ngữ cần phải được thay thế bằng những mô tả hữu ích và có tính giáo dục với người sở hữu cơ thể đó.
Năm 2000, nhân viên xã hội Anna Kostztovics quan ngại về tình trạng thiếu sự bình đẳng giới trong tiếng Thụy Điển. Bà chỉ ra rằng con trai có từ trung dung để chỉ bộ phận sinh dục của họ, là từ "snopp" được sử dụng rộng rãi và có nghĩa gần giống từ tiếng Anh "willy" (chỉ dương vật) nhưng con gái thì không có từ nào. Bà tìm cách phổ biến từ "snippa", một từ mới chỉ âm đạo của phụ nữ.
Cách đặt tên các bộ phận trên cơ thể nữ giới có thể cho thấy ý tưởng là cơ thể họ đã được "khám phá" bởi các "nhà thám hiểm" nam giới gan dạ
Kể từ đó, các nhà hoạt động Thụy Điển đã kêu gọi những người nói tiếng Anh dần thay thế những cụm từ có hàm ý kỳ thị giới tính trong tiếng Anh - như đổi tên bộ phận "hymen" (nghĩa là màng trinh) thành "vaginal corona" (màng âm đạo).
Ta vẫn còn phải chờ xem liệu những cụm từ này có trở nên phổ biến không. Nhưng có lẽ mọi người nên được khuyến khích tạo ra các từ họ cần. Với các thuật ngữ trong giải phẫu từ lâu mang tính trọng nam, Boroditsky cho rằng: "Cứ để nó phai mờ dần rồi biến mất, đó là cái chết mà chúng nên có."
Leah Kaminsky là bác sĩ và tiểu thuyết gia đoạt giải sống tại Úc.
Bài viết là một phần trong chuyên đề "Khoảng cách Sức khỏe", chuyên đề đặc biệt của BBC về trải nghiệm của nam giới và nữ giới trong hệ thống y tế và với chính sức khỏe của họ.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
Kể từ đó, các nhà hoạt động Thụy Điển đã kêu gọi những người nói tiếng Anh dần thay thế những cụm từ có hàm ý kỳ thị giới tính trong tiếng Anh - như đổi tên bộ phận "hymen" (nghĩa là màng trinh) thành "vaginal corona" (màng âm đạo).
Ta vẫn còn phải chờ xem liệu những cụm từ này có trở nên phổ biến không. Nhưng có lẽ mọi người nên được khuyến khích tạo ra các từ họ cần. Với các thuật ngữ trong giải phẫu từ lâu mang tính trọng nam, Boroditsky cho rằng: "Cứ để nó phai mờ dần rồi biến mất, đó là cái chết mà chúng nên có."
Leah Kaminsky là bác sĩ và tiểu thuyết gia đoạt giải sống tại Úc.
Bài viết là một phần trong chuyên đề "Khoảng cách Sức khỏe", chuyên đề đặc biệt của BBC về trải nghiệm của nam giới và nữ giới trong hệ thống y tế và với chính sức khỏe của họ.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
https://www.bbc.com/vietnamese/vert-fut-44527894
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét