Năm huyền thoại về thuế nhập cảng
Chiến thắng chiến tranh thương mại bằng cách phá hủy cả nhập cảng và xuất cảng sẽ là một chiến thắng phải trả bằng một giá đắt. Quyết định của Tổng thống Trump đánh thuế nhập cảng 25% trên thép và 10% trên nhôm, kế đến là kế hoạch tấn công Trung Quốc với 60 tỷ USD thuế nhập cảng một loạt sản phẩm, có vẻ như đang mở một cuộc chiến tranh thương mại. Những lo lắng về sự ổn định của hệ thống thương mại quốc tế đã làm khuấy đục thị trường tài chính và gây ra những lời phàn nàn từ Quốc hội, chuyên viên kinh tế và giới lãnh đạo nước ngoài. Cũng như với nhiều chính sách kinh tế, thuế nhập cảng có thể tạo ra người thắng cuộc, kẻ thua cuộc và rất nhiều nhận thức sai lầm.
Một xưởng luyện thép ở San Luis Potosi, Mexico. Tổng thống Trump đã tạm thời để Canada và Mexico ngoài vùng ảnh hưởng của thuế nhập cảng thép nhôm mới Nguồn: Mauricio Palos/Bloomberg.
Huyền thoại số 1
Thuế nhập cảng sẽ giúp giảm thâm hụt thương mại của Mỹ.
Tổng thống Trump dường như tin rằng đánh thuế nhập cảng trên một một số mặt hàng nhất định sẽ làm chúng tăng giá và làm giảm nhu cầu và sẽ làm giảm thâm hụt thương mại. Ông tweet cho biết Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) “đã là một hiệp định xấu đối với Hoa Kỳ” vì “thâm hụt thương mại lớn” của chúng ta (Mỹ). AFL-CIO (Liên hiệp Nghiệp đoàn Lao đọng Kỹ nghệ Hoa Kỳ) ủng hộ quan điểm này. Và đúng là thâm hụt thương mại của Mỹ, lượng hàng nhập cảng vượt quá lượng hàng xuất cảng, năm ngoái là là 566 tỷ đô la (hay gần 3% tổng sản phẩm quốc nội). Chặn hàng nhập cảng có vẻ là một cách đơn giản để giảm thâm hụt.
Không phải vậy. Các rào cản thương mại trả đũa của các nước khác sẽ ảnh hưởng đến xuất cảng của Hoa Kỳ và hóa giải mức giảm nhập cảng, có nghĩa là nhập siêu sẽ không biến mất. Hơn nữa, xuất cảng thấp hơn sẽ có nghĩa là việc làm ít hơn — một hệ quả mà chính sách của Trump không mong muốn có.
Thâm hụt thương mại là kết quả của chính sách kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến mức độ sản xuất và tiêu thụ của một quốc gia. Khi một quốc gia tiêu thụ và đầu tư nhiều hơn sản lượng hàng năm, nước này có thâm hụt thương mại. Thâm hụt tạm thời không phải là điều xấu nếu nó phản ảnh cơ hội đầu tư tốt hoặc tăng trưởng mạnh về thu nhập khiến người dân tiêu nhiều tiền hơn. Nhưng thâm hụt thương mại do thiếu hụt ngân sách lớn của chính phủ có thể gây hại.
Chính phủ giảm thiểu vay mượn và giúp các công ty Mỹ tăng năng suất của họ (có nghĩa là họ có thể cạnh tranh tốt hơn ở nước ngoài) sẽ làm giảm thâm hụt thương mại nhiều hơn bất cứ chính sách nào khác. Làm cho các quốc gia khác hạ rào cản thương mại của họ chắc chắn sẽ giúp ích nhưng làm như vậy bằng những hiệp định song phương và đa phương có thể sẽ thành công hơn là đơn phương tăng thuế nhập cảng.
Huyền thoại số 2
Hoa Kỳ sẽ giành chiến thắng trong một cuộc chiến thương mại.
Một cuộc chiến thương mại là sự leo thang của các hạn chế thương mại ‘đá-ném-đi-chì- ném-lại’ do hai hoặc nhiều quốc gia áp đặt trên hàng xuất cảng của nhau. Trump đã lập luận rằng các cuộc chiến thương mại là “tốt và dễ thắng,” đặc biệt vì khi Hoa Kỳ nhập cảng nhiều hơn từ nhiều đối tác thương mại hơn là xuất cảng sang nước của họ. Một số trong giới phân tích, như Robert E. Scott thuộc Viện chính sách kinh tế khuynh tả, cho rằng các nước khác thậm chí không dám tham gia vào một cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ. Tuần trước, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin khẳng định rằng “Hoa Kỳ là thị trường thương mại lớn nhất,” ngụ ý rằng nó có đòn bẩy mạnh hơn các nước khác.
Nhưng việc bế quan thương mại với bất kỳ nước nào sẽ dẫn đến những thiệt hại khác. Một cuộc chiến tranh thương mại gây thương vong cho tất cả các chiến binh: làm rối loạn kinh doanh và sự tự tin của người tiêu dùng, hạn chế xuất cảng và làm giảm tăng trưởng. Nhiều doanh nghiệp Mỹ đã dựa vào các rào cản thương mại thấp để tạo ra các chuỗi cung ứng quốc tế làm giảm chi phí và tăng hiệu quả. Hệ thống này có thể sụp đổ vì chính sách đánh thuế nhập cảng mới. Lần cuối cùng Hoa Kỳ áp dụng mạnh chính sách đánh thuế nhập cảng, trong những năm 1930, hiệu quả là nó kéo dài và làm trầm trọng thêm cuộc Đại Khủng hoảng. Thắng cuộc chiến tranh thương mại bằng cách phá hủy cả nhập cảng và xuất cảng sẽ là một chiến thắng phải trả bằng một giá đắt.
Huyền thoại số 3
Thuế nhập cảng là sức mạnh đàm phán.
Một xưởng luyện thép ở San Luis Potosi, Mexico. Tổng thống Trump đã tạm thời để Canada và Mexico ngoài vùng ảnh hưởng của thuế nhập cảng thép nhôm mới Nguồn: Mauricio Palos/Bloomberg.
Huyền thoại số 1
Thuế nhập cảng sẽ giúp giảm thâm hụt thương mại của Mỹ.
Tổng thống Trump dường như tin rằng đánh thuế nhập cảng trên một một số mặt hàng nhất định sẽ làm chúng tăng giá và làm giảm nhu cầu và sẽ làm giảm thâm hụt thương mại. Ông tweet cho biết Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) “đã là một hiệp định xấu đối với Hoa Kỳ” vì “thâm hụt thương mại lớn” của chúng ta (Mỹ). AFL-CIO (Liên hiệp Nghiệp đoàn Lao đọng Kỹ nghệ Hoa Kỳ) ủng hộ quan điểm này. Và đúng là thâm hụt thương mại của Mỹ, lượng hàng nhập cảng vượt quá lượng hàng xuất cảng, năm ngoái là là 566 tỷ đô la (hay gần 3% tổng sản phẩm quốc nội). Chặn hàng nhập cảng có vẻ là một cách đơn giản để giảm thâm hụt.
Không phải vậy. Các rào cản thương mại trả đũa của các nước khác sẽ ảnh hưởng đến xuất cảng của Hoa Kỳ và hóa giải mức giảm nhập cảng, có nghĩa là nhập siêu sẽ không biến mất. Hơn nữa, xuất cảng thấp hơn sẽ có nghĩa là việc làm ít hơn — một hệ quả mà chính sách của Trump không mong muốn có.
Thâm hụt thương mại là kết quả của chính sách kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến mức độ sản xuất và tiêu thụ của một quốc gia. Khi một quốc gia tiêu thụ và đầu tư nhiều hơn sản lượng hàng năm, nước này có thâm hụt thương mại. Thâm hụt tạm thời không phải là điều xấu nếu nó phản ảnh cơ hội đầu tư tốt hoặc tăng trưởng mạnh về thu nhập khiến người dân tiêu nhiều tiền hơn. Nhưng thâm hụt thương mại do thiếu hụt ngân sách lớn của chính phủ có thể gây hại.
Chính phủ giảm thiểu vay mượn và giúp các công ty Mỹ tăng năng suất của họ (có nghĩa là họ có thể cạnh tranh tốt hơn ở nước ngoài) sẽ làm giảm thâm hụt thương mại nhiều hơn bất cứ chính sách nào khác. Làm cho các quốc gia khác hạ rào cản thương mại của họ chắc chắn sẽ giúp ích nhưng làm như vậy bằng những hiệp định song phương và đa phương có thể sẽ thành công hơn là đơn phương tăng thuế nhập cảng.
Huyền thoại số 2
Hoa Kỳ sẽ giành chiến thắng trong một cuộc chiến thương mại.
Một cuộc chiến thương mại là sự leo thang của các hạn chế thương mại ‘đá-ném-đi-chì- ném-lại’ do hai hoặc nhiều quốc gia áp đặt trên hàng xuất cảng của nhau. Trump đã lập luận rằng các cuộc chiến thương mại là “tốt và dễ thắng,” đặc biệt vì khi Hoa Kỳ nhập cảng nhiều hơn từ nhiều đối tác thương mại hơn là xuất cảng sang nước của họ. Một số trong giới phân tích, như Robert E. Scott thuộc Viện chính sách kinh tế khuynh tả, cho rằng các nước khác thậm chí không dám tham gia vào một cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ. Tuần trước, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin khẳng định rằng “Hoa Kỳ là thị trường thương mại lớn nhất,” ngụ ý rằng nó có đòn bẩy mạnh hơn các nước khác.
Nhưng việc bế quan thương mại với bất kỳ nước nào sẽ dẫn đến những thiệt hại khác. Một cuộc chiến tranh thương mại gây thương vong cho tất cả các chiến binh: làm rối loạn kinh doanh và sự tự tin của người tiêu dùng, hạn chế xuất cảng và làm giảm tăng trưởng. Nhiều doanh nghiệp Mỹ đã dựa vào các rào cản thương mại thấp để tạo ra các chuỗi cung ứng quốc tế làm giảm chi phí và tăng hiệu quả. Hệ thống này có thể sụp đổ vì chính sách đánh thuế nhập cảng mới. Lần cuối cùng Hoa Kỳ áp dụng mạnh chính sách đánh thuế nhập cảng, trong những năm 1930, hiệu quả là nó kéo dài và làm trầm trọng thêm cuộc Đại Khủng hoảng. Thắng cuộc chiến tranh thương mại bằng cách phá hủy cả nhập cảng và xuất cảng sẽ là một chiến thắng phải trả bằng một giá đắt.
Huyền thoại số 3
Thuế nhập cảng là sức mạnh đàm phán.
Nguồn: Zero Hedge/Choy
Thuế nhập cảng thường được coi là đòn bẩy trong đàm phán thương mại với các nước khác. Thông điệp đó là: Nếu bạn không cho chúng tôi các điều khoản ưu đãi, chúng tôi sẽ làm tổn thương công kỹ nghệ của bạn. Các nhà kinh tế học bảo thủ như Larry Kudlow, người vừa được bổ làm cố vấn kinh tế hàng đầu của Trump trong tháng này, và Arthur Laffer, cả hai trong quá khứ đều đã nhạo báng thuế nhập cảng, đưa ra lập luận này. Những đe dọa của Trump dường như đã làm dịu đi vị thế của Trung Quốc trong các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ; Bắc Kinh đã báo hiệu rằng nó có thể mở rộng thị trường hơn cho hàng hoá của Mỹ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các công ty Hoa Kỳ tốt hơn.
Đây là một trò chơi nguy hiểm, vì ngay cả chỉ đe dọa hành động như vậy sẽ mở đường cho các quốc gia khác nghĩ đến việc đơn phương bảo vệ những kỹ nghệ của mình bằng các biện pháp tương tự. Đại diện thương mại Hoa Kỳ Michael Froman lưu ý rằng các thủ đô khác có thể chặn hàng nhập cảng các sản phẩm nông nghiệp của Hoa Kỳ để cải thiện vị trí đàm phán của họ trên cơ sở vì an ninh lương thực. Liên minh châu Âu đã đe dọa đánh thuế nhập cảng trên rượu bourbon, bơ đậu phộng, nam việt quất và nước cam của Mỹ. Sự bấp bênh do Trump gây ra đã làm tổn thương cho những doanh nghiệp Mỹ dựa vào chuỗi cung ứng quốc tế phức tạp.
Tất cả các quốc gia, thậm chí các đối tác thương mại và các đồng minh lâu năm, đều có lý do để đánh giá lại mối quan hệ kinh tế của họ với Mỹ, hiện nay trông giống như một đối tác không đáng tin cậy. Sau khi Trump rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, 11 quốc gia khác trong thỏa thuận đó đã đi tiếp mà không cần có Washington; họ sẽ hưởng lợi từ việc được buôn bán dễ dàng hơn trong thị trường cho hàng xuất cảng của họ vào thời điểm chúng ta là những người nói rằng chúng ta cần phải xuất cảng nhiều hơn.
Huyền thoại số 4
Thuế nhập cảng là bất bình đẳng, là tấn công bất hợp pháp vào các đối tác thương mại.
Các hữu trách nước ngoài, như Ủy viên Thương mại Châu Âu Cecilia Malmstrom, đã coi mức thuế nhập cảng của Trump là không công bằng và vi phạm các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới. Một viên chức Trung Quốc đã gọi việc đánh thuế nhập cảng vào hàng hóa Trung Quốc là một “hành động sai trái” và vô căn cứ.
Trên thực tế, WTO cho phép đánh thuế nhập cảng theo những điều kiện nhất định, gồm cả khi một quốc gia phải đối phó với cạnh tranh không lành mạnh từ các đối tác thương mại; các quốc gia khác đánh thuế nhập cảng trên nhiều sản phẩm, thường ở mức cao hơn của chúng ta (Mỹ). Trung Quốc đã tránh né các quy tắc của WTO và không đạt được các cam kết mở cửa thị trường trong nước, vì vậy WTO đã chấp nhận mức thuế nhập cảng trước đó. WTO thậm chí còn cho phép các biện pháp trừng phạt thương mại dựa trên các cân nhắc về an ninh quốc gia trong những trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như chiến tranh hoặc một số “tình trạng khẩn cấp khác trong quan hệ quốc tế.”
Vấn đề là các tin nhắn qua tweet của Trump cho thấy thuế của ông thực sự tập trung vào các mục tiêu kinh tế chứ không phải là an ninh quốc gia. Đây là cớ để các nước sử dụng các cơ sở tương tự để áp đặt các lệnh trừng phạt trả đũa, phá hoại các quy tắc của hệ thống thương mại toàn cầu.
Huyền thoại số 5
Thuế nhập cảng sẽ không giúp cho ngành thép và nhôm.
Một số nhà kinh tế nghĩ rằng mức thuế khủng khiếp đến nỗi không có gì tốt có thể xẩy ra. Nhà báo Jared Bernstein viết trên blog cá nhân của mình trong tháng này “Nhắm mục tiêu thâm hụt thương mại song phương chẳng có nghĩa lý gì và có thể gây ra phản tác dụng.” Ngay cả một số nhà lãnh đạo ngành kỹ nghệ nhôm đã bày tỏ sự dè dặt về việc thuế nhập cảng có thể giúp doanh nghiệp của họ hay không. Trong một tiêu đề, hiệp hội sản xuất nhôm gọi là “Thuế nhập cảng cho mọi thứ là Cơ hội bị bỏ lỡ về những thách thức Thương mại trong Kỹ nghệ.”
Trên thực tế, chúng sẽ giúp đỡ. Bằng cách hạn chế nhập cảng, chiếm khoảng một phần ba nhu cầu thép và gần 90% nhu cầu nhôm sơ cấp ở Mỹ năm ngoái, thuế nhập cảng sẽ làm giá cả cao hơn ở Hoa Kỳ cho cả kim loại. Điều này sẽ rất tốt cho lợi nhuận của công ty thép và nhôm. Thật vậy, giá cổ phiếu của các công ty trong các ngành kỹ nghệ này tăng vọt khi thuế được công bố khi các nhà đầu tư dự đoán lợi nhuận cao hơn trong những năm tới. Thật không may, điều này sẽ không giúp được gì để tạo việc làm trong các ngành công nghiệp này, vì nó đang trở nên tự động hóa rất nhiều. Hơn nữa, giá cao hơn sẽ được chuyển xuống cho người tiêu dùng mua đồ kim loại, như ô tô, máy móc và vật liệu xây dựng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến số việc làm trong các ngành này và có thể làm giảm nhu cầu về thép và nhôm.
Tác giả Eswar Prasad là giáo sư về Chính sách Thương mại tại Đại học Cornell và là một thành viên của Viện Nghiên cứu Brookings
http://www.dcvonline.net/2018/03/26/nam-huyen-thoai-ve-thue-nhap-cang/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét