Thứ Ba, 6 tháng 2, 2018

Đầu Xuân nói chuyện Chó Ta, Chó Tây

Đầu Xuân nói chuyện Chó
Huỳnh Hùng - Chó Tây vì sống ở phương trời Tây: Muốn nuôi, phải cho chó đi học hết 4 khóa “Dog Obedience Trainings.” phải được cấp 4 giấy chứng chỉ tốt nghiệp có đóng dấu ký tên đàng hoàng tử tế! Nhờ mấy khóa học này mà nó biết cách đi ị đi đái đúng cách chứ không làm bậy tùm lum tá lả trên mặt thảm trong nhà như lúc trước. Phải đóng tiền hàng năm để có "tấm thẻ bài cho chó". Chó có lịch trình chích phòng ngừa đủ các thứ bệnh chó mà chủ chó phải triệt để tuân hành. Nhưng mà vấn đề đau đầu nhất phải là cái dịch vụ cắt tóc chó...

Năm nay theo Dương lịch là năm 2018, Âm lịch thì chạy vòng vòng, chu kỳ 60 năm, nên gọi Năm Mậu Tuất 2018. Con Chó xuất hiện trên báo Xuân đã hơn một thế kỷ, tiếc rằng vì nhiều lý do nên không thể cất giữ, nên không thể biết những năm ấy người ta đón Xuân, thưởng Xuân như thế nào, xưa có giống nay chăng?

Ngày ấy, trước 1975, rất ít người ở nước ngoài nên khi ăn Tết là chỉ nói đến trong nước. Sau này khi người Việt bỏ nước ra đi nên mới có Xuân tha hương.

Cho nên Năm Chó phải nói đến chó, cả Ta lẫn Tây, có giống hay khác nhau như thế nào?

Nguồn gốc của chó: có từ lâu, nhưng không biết khi nào, từ đâu chó xuất hiện. Hiện nay chó sói được xem như là tổ tiên của chó nhà. Có nhiều loại, cho đến nay có khoảng hơn 300 loài chó.

Khi qua tay con người:
- Chó nhà trở thành gia súc trong các gia đình Việt Nam. Có người cho rằng, chó đã theo các thủy thủ và các cha nhà thờ truyền giáo vào thế kỷ 17 đến Việt Nam, thời Trịnh Nguyễn phân tranh, hay nói chung là các nước vùng Đông Á (Nhật Bản, Đại Hàn, China...) và Đông Nam Á.

Vì sao chó lại được đem từ châu Âu sang và trở nên con vật không thể thiếu trong nhà, nhiều sách vở cho rằng, các nước Đông Á, Đông Nam Á thời đó theo văn hóa Khổng Mạnh, nên khách đến nhà mà bị chó sủa, chồm lên đòi cắn khách thì không có lòng hiếu khách mà đuổi khách. Khi người phương Tây đến, hay nói đúng hơn khi Pháp đô hộ Việt Nam thì tại các thành phố lớn mới bắt đầu phong trào nuôi chó giữ nhà, sau đó lan đến thôn quê. Chó giữ nhà Mèo thì bắt Chuột, hai con vật này là loại gia súc thường nuôi, vậy Mèo không sủa không cắn chỉ cào, như vậy không thất lễ với khách, thì nuôi Mèo có nguồn gốc từ đâu, giống như Chó không? Chắc hẳn rằng giả thuyết trên không đúng lắm.

- Chó là con vật thông minh nhất trong các loài vật, người ta có thể nuôi và dạy dỗ để chúng có thêm tên như: - Chó giữ nhà, Chó săn, Chó dẫn đường, Chó làm xiếc, Chó kéo xe tuyết, chăn lùa gia súc (cừu, bò, gà, vịt, ngỗng…), Chó cảnh sát, Chó giải trí (đua chó, tranh đua thi chó đẹp, chó xấu, chó kiểng…)... để giúp ích, phụ với người trong cuộc sống.

- Chó là con vật trung thành, có tình nghĩa, đây là yếu tố chính quan trọng mà con người thích chó, quý chó hơn những con vật khác. Từng là gia súc thời xưa, ngày nay sau hơn hai trăm năm chó trở thành con thú kiểng, tiến xa hơn là người bạn của loài người, chỉ có chó mà thôi.

Ai cũng biết, thân phận nước nghèo, hay người dân nghèo đều bị thua thiệt trăm bề. Chó Ta hay chó ở phương đông hay nói chung là Chó châu Á cũng vậy, sanh ngày nào, thuộc giống nào, sanh trên cạn hay dưới nước đều xấu số, hên đâu không thấy đều xui xẻo từ lúc sinh ra cho đến khi chầu trời.

Con đường từ con vật trở thành người bạn của con người thật dài và nhiều thử thách, khởi đầu người ta hành hạ bắt giữ nhà, bắt "lao động", việc làm tùy theo công việc của chủ như đi săn, dẫn đường, hay bắt chuột như chó Phú quốc... Làm thì nhiều mà trả lương thì không tỷ lệ thuận với công sức đã bỏ ra, tùy thuộc vào chủ giàu hay nghèo, giàu thì có cơm thừa canh cặn, đôi lúc có tí xương để gặm, còn chủ nghèo thì cơ khổ suốt đời, chỉ có "ca ca", đã là ca ca nhưng cũng đủ loại: đặc, lỏng nhiễm khuẩn hay không nhiểm khuẩn! Như thế cũng chưa xong một đời chỉ biết phục tùng và phục vụ cho người, thế mà khi nào giận ai, ghét ai, chê ai con người đều dùng tên chó, thêm chữ trước: "Đồ chó" hay kèm thêm chữ sau: “Đồ chó điên!” “Đồ chó chết!” “Đồ chó đẻ!” “Đồ chó dại!” “Đồ chó ghẻ!” để chưởi hay mắng nhiếc để thỏa mãn cơn giận dữ hay thú tánh của mình:

Chưa hết đâu, ngày hôm qua đang lao động giúp chủ, hôm nay chủ có khách, không có tiền mua heo bò gà đãi khách, nên mới có câu:

“Hôm qua còn sủa gâu gâu
Hôm nay lên đĩa để hầu quý anh.”


Đọc một chuyện cũ ở Hà Nội:
“Nhật Tân Phố Chó, Quảng Bá Phố “Phò”!

"Nhắc đến hai con phố ấy dân Hà Nội không ai lại không biết. Quảng Bá và Nhật Tân đều là 2 con đường nằm ven Hồ Tây, trên đê sông Hồng. Quảng Bá là con đường hoạt động nhộn nhịp của cánh chị em “bán phấn buôn hương” (dân Hà Nội gọi các nàng Kiều này là “Phò”), còn Nhật Tân vốn nổi tiếng bởi trên con đường này có hàng loạt quán thịt chó mà dân Hà Thành đã gọi nôm na là “liên hiệp thịt chó” Nhật Tân."

Đọc ngang đây không biết nên vui hay buồn: Chó cũng được so sánh với Người, cũng có tên đường tên phố như mấy chị mấy em.

Heo Bò Gà là ba loại thịt chính mà dân Việt ưa chuộng, không biết người miền Bắc ăn thịt chó vào lúc nào và thịt chó không thể thiếu như thịt heo bò gà. Ngược lại trước năm 1954 miền Nam không có. Sau năm 1954 khi chia đôi đất nước, miền Nam có một vài quán đếm trên đầu ngón tay do những người miền Bắc di cư mang theo cho vùng đất mới một món mới: "Thịt chó di cư". Nhưng món thịt chó này không đủ sức hấp dẫn, lôi kéo, chào mời để làm thành một món ăn không thể thiếu, hay là ngang hàng với thịt heo bò gà.

Nhưng sau 1975, sự di dân ồ ạt của người Bắc vào Nam, kèm theo dân miền Nam bỏ nước ra đi, kinh tế suy sụp trong khoảng mười năm từ 1975-1985, các quán thịt chó phát triển ồ ạt, thịt chó có lẽ đứng ngang hàng với heo bò gà.

Tuy nhiên, hầu như trên mọi nẻo đường Hà Nội đều có thể tìm nhanh ra một cửa hàng bán thịt chó vì đây là một món khoái khẩu. Ðến những dịp cuối tháng thì không phải dễ kiếm thịt chó để ăn. Nếu thực khách không đến sớm thì chỉ có cơ hội nhìn tấm biển nhà hàng thịt chó mà thôi.

Tình trạng ăn nhậu nhiều làm ít, không tiền, nhà không chó, "tự nhiên" chỉ việc đi qua hàng xóm trộm chó là xong, lâu ngày chó hàng xóm cũng cạn, nên chọn làng xa hơn, từ làm ăn lẻ tẻ, cá thể thành đội quân trộm chó, tập thể rồi trở thành nghề trộm chó để sinh sống vì chó ngày nay cũng có giá hơn xưa, bán được nhiều tiền.

Ông bà ta có câu "Sinh Nghề Tử Nghiệp" hay đúng hơn là tai nạn nghề nghiệp: Nhiều vụ ăn trộm chó bị dân làng phát giác, chặn bắt. Họ đập chết tại chỗ mấy tên trộm chó, rồi sau đó đổ xăng đốt cháy rụi xác chết các tên trộm cùng với xe gắn máy và chó chết… Thật rùng rợn. Cảnh chết cháy vì trộm chó này là đặc thù chỉ có ở xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Vì ăn trộm một con chó mà bị đánh và đốt xác chết nhục nhã như một con chó thui. Nhìn cảnh này kinh hãi thật, và kinh sợ cho lòng người bây giờ, cũng không trách cho người dân, khi đời sống bị đe dọa, không còn được luật pháp bảo vệ, nên họ làm càn, nói theo mấy anh Lương Sơn Bạc bên Tàu: thế thiên hành đạo! ai cũng là ông trời con cả cuối cùng là loạn mà thôi.

Nói như thế, ở miền bắc dù chó ngang hàng với bò heo gà, nhưng thật ra khi ăn trong gia đình, hay làm tiệc mà khách mời là chốn thâm tình thì heo bò gà, nhưng tiệc mà đông khách, vì đông nên ít thâm tình thì chó là sự chọn lựa đầu tiên.

Ăn thịt chó, hành hạ con chó như vậy chưa đủ: hay thì công đầu của con người, nếu sai, không đúng là do lỗi hay tội của chó:

Con người lại đem chó vào Phong Thủy: chó đá đặt ở cửa hông hay cửa sau nhà, tránh đặt chó đá ở cửa chính, đầu chó phải hướng ra cửa, nhưng có một điều phải chú ý, về số lượng chỉ 1 đến 2 con là lợi nhất, nhưng không phải cửa chính mà cửa bên hông, cửa sau và không nên đặt nó ở phương Đông Nam... Có lẽ chó nhỏ con, tướng xấu, ăn tạp nên cửa chính dành cho Sư tử?

Phong thủy cũng nêu ra cần đặt chó theo phương vị và màu sắc. Nếu đặt ở phương Bắc phải là chó đen, nếu ở phương Tây nên là chó trắng, phương Nam nên là chó màu vàng sẫm. Những người sinh tuổi Thìn không nên đặt tượng chó trong nhà vì Thìn Tuất xung nhau, tránh được thì tránh, đặc biệt không nên đặt trong phòng ngủ của mình. Đối với người sinh tuổi Dần, Ngọ, Mão đặt chó trong nhà rất thích hợp.


Người Việt mình lại thích bói toán đầu năm, để xem năm nay làm ăn thế nào, sức khỏe tốt hay xấu...

Con người đem Chó vào thơ văn: Chó còn gọi là Cầy hay Khuyển

+ Khai bút đầu xuân của ông Nguyễn Xuân Tụ: Bính Tuất 2006

CHÓ gâu gâu, nghe pháo Dân chủ cúp đuôi,
“bấn xúc xích, chạy vung xích CHÓ”!

HEO ủn ỉn, nhìn xấp Đô la híp mắt,
“cuống cà kê, nói toạc móng HEO”!

Thế mà 12 năm đã trôi qua, không biết có ai đối đặng với ông Tụ không, chớ cam tâm làm nô bộc thì chó vẫn hoàn chó thôi: “Con không chê nhà khó, CHÓ không chê chủ nghèo.” Năm nay Mậu Tuất 2018 ông có có câu đối mới nào không hay chỉ vẫn là Chó cúp đuôi khi nghe pháo Dân Chủ, hết pháo rồi thì chó vẫn sủa gâu gâu. Rồi năm tới Heo Kỷ Hợi 2019 nói ngay nói thật, đếm đô la, chớ đụng đến tiền Yuan.

+ Nhà thơ trẻ quá cố Tường Vân ở Hải Phòng, vẽ thật đúng chân dung anh Khuyển:

Bảo ra đường
Ra đường
Bảo nằm gầm giường
Nằm gầm giường
Bảo sủa
Sủa
Bảo im
Im
Và cứ thế triền miên
Một đời con chó!
Đúng là thân "Khuyển Mã"!

Còn chó Tây thì sao, chắc hẳn rằng nó có đời sống ngon lành hơn chó Ta, nó không dọn vệ sinh khi em bé ị bậy ra sân, mà có thức ăn riêng, đóng hộp, đến nỗi con người vì thèm thịt chó đến nỗi mờ mắt không chịu đọc kỹ (“dog foods”) tưởng là thịt chó, mở ra ăn ngon lành. Người phương Tây đối xử chó khác người phương Đông, nâng niu chìu chuộng, quan trọng hơn là không làm thịt nó. Đại Hàn, dù Bắc Hàn hay Nam Hàn, một bên dư ăn dư mặc còn bên kia thiếu thốn trăm bề, bên nào cũng mê ăn thịt chó, giàu nghèo đều giống nhau ở điểm này, chớ đừng bảo rằng ăn vì chó rẻ hơn bò heo gà. Anh ba tàu, dù tàu Cộng hay tàu tự do Đài Loan đều ăn tuốt, thế cho nên cộng sản hay tự do tuy khác nhau nhưng lại giống nhau ở điểm này. Chưa chắc đây là cộng sản Nga sô là cộng sản gốc, nòi, chính gốc, còn tự do gốc là anh Mỹ vì thế hai anh ni là đạo theo thôi, nên có chút thay đổi chăng?

Thời liệt cường xâu xé nước Tàu, yêu sách cái gì thì nước tàu hồi đó cũng cam chịu làm thân khuyển mã đều dâng hiến, miễn sao vẫn còn tại vị để ngồi vơ vét tài sản, đất đai của dân mình là chuyện tốt rồi.

Một hôm, ông Đại sứ Anh quốc ở Bắc kinh đem biếu Từ Hi Thái Hậu một con chó nhỏ loại “Toy Pooddle” làm quà. Vài hôm sau vị Đại sứ này gặp lại bà Từ Hi trong cung điện, và nhân tiện hỏi thăm về con chó:

“Thưa Mẫu hậu. Mẫu hậu có thích con chó tôi biếu hay không?”
(“How do you like the dog, Your Majesty?”

Mụ Từ Hi trả lời:

“Cảm ơn Ông nhiều. Con chó mà ông cho tôi, ngon hết xẩy. Hẩu xực lớ!”
(“Oh! Thank you very much. It was delicious.”)

Hết nói nỗi hay hết ý kiến bây giờ dân mình gọi là "Cạn Lời".

Điều này đã sáng tỏ, ăn thịt chó không liên quan gì đến giá tiền (chó rẻ, bò heo gà đắt hơn), chả liên quan đến cộng sản hay tự do... chỉ là thân con chó mà thôi, chó dùng để sai khiến, làm thịt... Ôi, đau đớn thay cho thân khuyển mã!

Chó Tây vì sống ở phương trời Tây: Muốn nuôi, phải cho chó đi học hết 4 khóa “Dog Obedience Trainings.” phải được cấp 4 giấy chứng chỉ tốt nghiệp có đóng dấu ký tên đàng hoàng tử tế! Nhờ mấy khóa học này mà nó biết cách đi ị đi đái đúng cách chứ không làm bậy tùm lum tá lả trên mặt thảm trong nhà như lúc trước. Phải đóng tiền hàng năm để có Dog License: "tấm thẻ bài cho chó" cấp bởi cơ quan thẩm quyền về chó của thành phố. Chó có lịch trình chích phòng ngừa đủ các thứ bệnh chó mà chủ chó phải triệt để tuân hành. Cứ vài tháng phải đem chó đi “clean” răng tốn mỗi lần cũng vài trăm bạc (vì phải đánh thuốc mê chó trước khi “clean” răng!), rồi tốn tiền thiến chó. Nhưng mà vấn đề đau đầu nhất phải là cái dịch vụ cắt tóc chó: Cứ 4 tuần mất $25.00 tiền cắt tóc (cộng tiền “tips”) còn người, chỉ tốn 8 đồng cho mỗi lần cắt tóc cộng thêm hai đồng tiền tips, tốn hết 10 đồng. Thật là bất công! Không bất công đâu, thời người xuống hàng chó ngựa đó mà.

Ở Việt Nam mình, giờ người có tiền, hay người biết làm ăn đều bắt chước phương Tây nuôi chó kiểng, chó bẹc giê, có điều không chăm sóc kỹ như trên, mà nuôi để cho đi nhảy đực gây giống, hay nuôi chó đẻ để bán... Hồi xưa miền bắc, rồi sau 1975 cả nam lẫn bắc đều nuôi heo nhưng cực khổ không có tiền nhiều, giờ nuôi chó dẫn đi chơi , rồi đi nhảy đực... mà tiền vô như nước, cũng như hết giờ hành chánh đi lái xe ôm, đi bán vé số kiếm thêm thu nhập, chỉ vài năm sau là có xe hơi nhà lầu. Thời kỳ nuôi heo nuôi lợn cáo chung! Thời kỳ chó ngựa lên ngôi chăng?

Con chó trời tây sống trong chăn ấm nệm êm, đi chơi cũng có người dẫn đi, lỡ ỉa ra sân cỏ, trên đường có người sẵn sàng cầm bao ni lông hốt gọn. Chả trách gì ở trời tây bên Paris, vì có đầy tình người, nên không cho người đi hốt cứt chó, nên coi chừng đạp mìn khi đi du lịch, chó vô tư xả bình, còn người kiếm chỗ xả bình thật khó khăn? Than với ai đây, vậy mà có người nói trời Âu có đầy ắp tình người đó.


Sướng như thế đó, nhưng đôi lúc thấy chó buồn muốn chảy nước mắt, nó muốn sống như những con chó bẹc giê của các đại gia bên Việt Nam, được đi nhảy đực, làm cái nhiệm vụ thiêng liêng gây nòi giống, bên cạnh cái sung sướng trời ban cho bị cướp mất để mua để đổi lấy "chăn ấm nệm êm", nên có người cho rằng ở Mỹ thua Paris, London là vậy: không có tình người, không có nền văn hóa lâu dài, mà họ trách đúng thiệt, Mỹ mới lập quốc chỉ mới hơn hai trăm năm.

Tết tây 2018 đã đến, Tết ta Mậu Tuất 2018 sắp đến, một vài giòng lượm lặt trên net, cuối cùng không biết con Chó năm nay 2018 có giống con chó Mậu Tuất 1958 năm xưa không, hay những con chó anh em khác như Canh Tuất 1970, Nhâm Tuất 1982, Giáp Tuất 1994, Bính Tuất 2006. Mong rằng nó khác, nó thay đổi, chớ bắt chước hoài câu “Con không chê nhà khó, CHÓ không chê chủ nghèo” thì muôn đời chó vẫn hoàn chó, thân khuyển mã vẫn muôn đời là thân chó ngựa. Rồi thân tàn ma dại trong chăn ấm nệm êm mà mất đi chuyện đi nhảy đực để gây nòi giống!!!

Bên Giòng Sông. Tết Mậu Tuất 2018 - Ánh Dương

Huỳnh Hùng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét