Thứ Bảy, 18 tháng 11, 2017

Hải béo: Có thể sẽ cấp sổ đỏ cho ông bà Trịnh Văn Bô

Nói đến người to béo nặng cân, tôi hay liên tưởng tới các ông Đỗ Mười và Hoàng Trung Hải. Nghĩ tới ông Đỗ Mười vì mỗi lần ông trèo vào ô tô, chiếc ô tô Liên Xô (hồi những năm 1980 lãnh đạo toàn đi xe Liên Xô), nghiêng hẳn sang một bên. Còn ông Hải, những chiếc ghế ở Hội trường Quốc hội hay phòng họp Chính phủ tưởng như không chứa hết thân hình đồ sộ của ông. Thỉnh thoảng nhìn thấy ông nằm trườn hay dựa hẳn ra sau ghế, tưởng chừng ghế sẽ đổ hoặc gãy... Nhà văn Nguyễn Công Hoan từng tả cảnh quan: Chà! Chà! Béo ơi là béo vì to béo quá, thân hình quan đồ sộ làm cho quan tưởng là “nói xỏ” khi có thằng dân nào nói nhờ bóng quan lớn; to béo đến mức ra mặt hắn căng lên, râu không sao chồi ra ngoài được. Bởi vậy ngoài tứ tuần mà mặt hắn cứ nhẵn thín, cố gắng lắm trên mép hắn mới có được cái dấu chua chủa...
Ông bà Trịnh Văn Bô và căn nhà niềm tin
"Bấy giờ trong Bộ Quốc phòng và sau này kể cả ông Lê Đức Anh, Chủ tịch nước, cũng như ông Phạm Văn Trà là Bộ Trưởng Quốc phòng, đều coi nhà đó là nhà của tư sản, đã bị cải tạo và bị tịch thu. Họ nghĩ như thế và họ nói với nhau như thế, nhưng đối với bà Trịnh Văn Bô, vẫn lấy bề ngoài nói đây là mượn tạm trong hai năm, đây là một kiểu giả dối muốn nói như thế nào [cũng được], nên đến bây giờ người ta vẫn muốn coi như việc bà Bô nhảy dù vào chiếm lại nhà của mình là bất hợp pháp, bên Bộ Quốc phòng vẫn có người nói là đấy là nhà của Bộ Quốc phòng. "Nhưng do bị dư luận lên án quá nhiều là 'vô ơn bạc nghĩa' cho nên chính quyền đã phải có những bước lùi, bước lùi đó là ông Hoàng Trung Hải, Bí thư thành ủy Hà Nội đã để ngỏ ra là sẽ cấp sổ đỏ chính thức cho gia đình hiện nay."

Vợ chồng nhà tư sản Trịnh Văn Bô - Hoàng Thị Minh Hồ đã hiến nhà cửa và tài sản ủng hộ cách mạng và chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ trên bày thập niên trước. 

Vợ chồng nhà tư sản Trịnh Văn Bô đã hiến tặng tài sản, nhiều nhà cho cuộc cách mạng dân tộc nhưng một biệt thự họ chỉ ‘cho chính quyền mượn’ từ năm 1945 vẫn còn chưa được trả chính thức, gây ra nhiều tranh cãi cho tới nay.
Tham gia thảo luận Bàn tròn của BBC hôm 16/11/2017, các nhà văn, nhà báo ở hải ngoại và trong nước nói rằng việc đầu tiên là cần đánh giá đúng hơn về đóng góp của gia đình ông bà Trịnh Văn Bô với cách mạng và chính quyền ở Việt Nam.

Theo đó, ông bà Trịnh Văn Bô không phải “tư sản đi theo Cách mạng Tháng 8/1945” mà thực ra đã tham gia ủng hộ cho Việt Minh từ trước đó.

Từ Paris, Pháp, nhà văn Vũ Thư Hiên, con trai bà Phạm Thị Tề và ông Vũ Đình Huỳnh, cựu bí thư của cố Chủ tịch Việt Nam, Hồ Chí Minh, nêu quan điểm:

  Ông Hoàng Văn Thái ký tên và lấy danh nghĩa là Bộ Quốc phòng để mà mượn trong hai năm [1954-1956], thế nhưng đây chỉ là bề nổi thôi, còn theo tôi được biết lúc bấy giờ trong Bộ Quốc phòng và sau này kể cả ông Lê Đức Anh, Chủ tịch nước, cũng như ông Phạm Văn Trà là Bộ Trưởng Quốc phòng, đều coi nhà đó là nhà của tư sản, đã bị cải tạo và bị tịch thu

Nhà báo Bùi Tín
"Có nhiều nguồn tin nói rằng dường như có một sự vận động để cho hai bác Trịnh Văn Bô đã hiến tặng vàng bạc và nhà cửa tại Hà Nội, tôi chỉ muốn nói việc đó không đúng là như vậy. Vì gia đình tôi và gia đình bác Trịnh Văn Bô là hai gia đình thân mật, không những thế chúng tôi cùng quê, còn có họ nữa, nên mẹ tôi và bác Bô là hai người bạn rất thân.

"Theo chỗ tôi biết như là người ở trong gia đình, bác Bô đã theo cách mạng từ trước khi có cuộc Cách mạng Tháng Tám, chứ không phải đến lúc được người ta vận động thì mới có những hành động hiến tặng vàng bạc, cũng như là các ngôi nhà.

"Như chuyện từ trước, những cuộc tiếp tế cho tù nhân ở Sơn La, thì đều có phần của bác Bô góp vào đấy rồi và tất nhiên đó là những điều phải giữ bí mật trước, nên không ai nói tới. Thứ hai, việc ngôi nhà 48 Hàng Ngang, thực sự ra ngay ngày đầu tiên của cướp chính quyền ở Hà Nội, gia đình bác đã dành ngôi nhà ấy để cho cách mạng dùng, chứ không phải là về sau này có những người nói đấy là do ông A hay bà B vận động mới có chuyện đó...

"Theo chỗ tôi biết và tôi cũng là người sống ở trong giai đoạn đó, không một người Việt Nam nào theo tôi nghĩ là không sung sướng được thấy mình thoát khỏi ách nô lệ của người Pháp và vì thế nên của cải người ta dâng hiến rất nhiều, đến xương máu người ta cũng không tiếc, nữa là của cải."

Một góc căn biệt thự tại 34 phố Hoàng Diệu từng được gia đình ông Trịnh Văn Bô cho quân đội và chính quyền mượn từ năm 1954.                 

“Không chỉ có ngôi nhà 48 Hàng Ngang hay là về sau này, ngôi nhà 34 Hoàng Diệu, là lớn đâu, bác Bô còn có nhiều nhà khác và đều đưa cho các cán bộ Cách mạng về ở hết.”

Cũng từ Paris, nhà báo tự do Bùi Tín, con trai của ông Bùi Bằng Đoàn – cựu Trưởng ban Thanh tra đặc biệt của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Trưởng Ban Thường trực Quốc hội, đưa ra bình luận về biệt thự 34 phố Hoàng Diệu ở Hà Nội.

Đây là nhà mà vợ chồng nhà tư sản Trịnh Văn Bô nói là Quân đội và chính quyền Việt Nam ‘mượn’ của họ.

Ông Bùi Tín nói:

  Về việc nhà 34 Hoàng Diệu, tôi xin nói thêm là vào đầu những năm 1990, tôi có dịp thỉnh thoảng gặp ông Võ Văn Kiệt, ông có nói với tôi về ngôi nhà đó và ông nói rất rõ ràng rằng phải trả lại ngôi nhà đó cho gia đình cụ Trịnh Văn Bô
"Theo tôi được biết có việc ông Hoàng Văn Thái ký tên và lấy danh nghĩa là Bộ Quốc phòng để mà mượn trong hai năm [1954-1956], thế nhưng đây chỉ là bề nổi thôi, còn theo tôi được biết lúc bấy giờ trong Bộ Quốc phòng và sau này kể cả ông Lê Đức Anh, Chủ tịch nước, cũng như ông Phạm Văn Trà là Bộ Trưởng Quốc phòng, đều coi nhà đó là nhà của tư sản, đã bị cải tạo và bị tịch thu.

"Họ nghĩ như thế và họ nói với nhau như thế, nhưng đối với bà Trịnh Văn Bô, vẫn lấy bề ngoài nói đây là mượn tạm trong hai năm, đây là một kiểu giả dối muốn nói như thế nào [cũng được], nên đến bây giờ người ta vẫn muốn coi như việc bà Bô nhảy dù vào chiếm lại nhà của mình là bất hợp pháp, bên Bộ Quốc phòng vẫn có người nói là đấy là nhà của Bộ Quốc phòng.

"Nhưng do bị dư luận lên án quá nhiều là 'vô ơn bạc nghĩa' cho nên chính quyền đã phải có những bước lùi, bước lùi đó là ông Hoàng Trung Hải, Bí thư thành ủy Hà Nội đã để ngỏ ra là sẽ cấp sổ đỏ chính thức cho gia đình hiện nay."

"Hai là hứa hẹn là sẽ lấy một phố của Hà Nội đặt tên Trịnh Văn Bô, ba là sẽ làm tang lễ cao cấp của nhà nước cho bà Trịnh Văn Bô và sẽ đưa bà Bô vào an táng ở nghĩa trang Mai Dịch là nghĩa trang nhà nước, mà toàn cán bộ cao cấp cộng sản đặc biệt mới được vào nằm ở đó."

Ngôi nhà 48 Hàng Ngang của ông Trịnh Văn Bô là nơi bản Tuyên ngôn Độc lập được cố Chủ tịch VN Hồ Chí Minh soạn thảo.                 
Giải quyết thế nào?

Từ Hà Nội, nhà báo tự do Trần Tiến Đức, con trai thứ của ông Trần Duy Hưng – cựu Thị trưởng đầu tiên của Hà Nội thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đưa ra bình luận thêm:

“Về việc nhà 34 Hoàng Diệu, tôi xin nói thêm là vào đầu những năm 1990, tôi có dịp thỉnh thoảng gặp ông Võ Văn Kiệt, ông có nói với tôi về ngôi nhà đó và ông nói rất rõ ràng rằng phải trả lại ngôi nhà đó cho gia đình cụ Trịnh Văn Bô, không phải là tặng, hay là gần như một cái để mà đánh đổi gì đó và qua những thông tin tôi được biết, người ta đã nhiều lần thuyết phục cụ đổi ngôi nhà này lấy những ngôi nhà khác thuộc quyền quản lý của Ban Quản trị Tài chính Trung ương, nhưng cụ nhất quyết không đồng ý.

“Và tôi còn được anh Trịnh Cần Chính, là con trai của cụ kể rằng thậm chí trước khi chính thức bà Bô “nhảy dù” vào ngôi nhà đó vào đêm 10/10/2010, tức là kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, thì trước đó, sau khi có được quyết định vào mà do ông Phó Thủ tướng ký vào năm 1994, mãi đến năm 1997, 1998, thì cụ bà Trịnh Văn Bô mới thuyết phục được đám cảnh vệ cho cụ đặt ban thờ của ông Trịnh Văn Bô vào ngôi nhà đó.

  Nhà ông Trịnh Văn Bô không có quyết định thu hồi, không có quyết định cải tạo [tư sản, tư doanh, công thương nghiệp], thì cái nhà đó nằm lững lơ, cho nên việc trả đó không liên quan

Luật sư Trần Quốc Thuận
"Nhưng ngôi nhà đó vẫn thuộc quyền quản lý của quân đội và sau này mới có chuyện nhảy dù. Và cho đến khi cụ bà Trịnh Văn Bô tức là cụ Hoàng Thị Minh Hồ qua đời, thì vẫn chưa có một giấy tờ nào."

Bình luận về cách giải quyết ngôi nhà ở 34 phố Hoàng Diệu, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam, nói:

"Nếu đặt vấn đề trả ngôi nhà của ông Trịnh Văn Bô thì ông Trịnh Văn Bô không có quyết định thu hồi, không có quyết định cải tạo [tư sản, tư doanh, công thương nghiệp], thì cái nhà đó nằm lửng lơ, cho nên việc trả đó không liên quan.

Vào năm 1945, "đến xương máu người ta cũng không tiếc, nữa là của cải", theo nhà văn Vũ Thư Hiên                 

"Nếu những nhà khác thì liên quan đến Nghị quyết của Quốc hội là không giải quyết hậu quả của những ngôi nhà qua cải tạo công thương nghiệp vừa qua," Luật sư Thuận nói với BBC từ Sài Gòn.

Nhà tư sản Trịnh Văn Bô (1914-1988) là một thương nhân Việt Nam ở giữa thế kỷ 20, từng ủng hộ cho chính phủ Việt Nam DCCH 5.147 lượng vàng.

Hiệu buôn tơ lụa Phúc Lợi, số 48 Hàng Ngang là nhà riêng của ông Bô, trở thành nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ở cuối tháng 8 đầu tháng 9/1945 và là nơi ra đời bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước VNDCCH.

Mới đây, bà Trịnh Văn Bô (tức Hoàng Thị Minh Hồ) qua đời, chính quyền Việt Nam đã quyết định tổ chức đám tang cao cấp cấp nhà nước dành cho bà và công bố lấy tên ông Trịnh Văn Bô đặt cho một con đường ở Hà Nội.

Quí vị bấm vào đây để theo dõi toàn văn Bàn tròn thứ Năm hôm 16/11/2017 có liên quan tới chủ đề về nhà tư sản Việt Nam, ông Trịnh Văn Bô.

BBC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét