Sáng kiến ‘Vành đai và Con đường’ của Trung Quốc là gì?
Nhiều động cơ đằng sau chính sách đối ngoại chính của Tập Cận Bình. Vào giữa tháng 5/2017, Tập Cận Bình đã đón tiếp 28 vị lãnh đạo nhà nước và chính phủ tới Bắc Kinh cho một bữa tiệc mang tính “giới thiệu” nhằm chào mừng sáng kiến ”Vành đai và Con đường”, chính sách đối ngoại tham vọng nhất của ông. Được bắt đầu vào năm 2013 với tên gọi “Một vành đai, một con đường”, chính sách này liên quan đến việc Trung Quốc bảo lãnh hàng tỷ đô la để đầu tư cho cơ sở hạ tầng ở các quốc gia dọc theo Con đường Tơ lụa cổ nối liền quốc gia này với châu Âu. Tham vọng này là vô cùng lớn. Trung Quốc đang chi khoảng 150 tỷ đô la mỗi năm ở 68 quốc gia đã tham gia chương trình này.
Cuộc họp thượng đỉnh (được gọi là diễn đàn) đã thu hút số lượng lớn nhất các lãnh đạo cao cấp nước ngoài tới Bắc Kinh kể từ Thế vận hội Olympic năm 2008. Tuy nhiên, chỉ có vài nhà lãnh đạo Châu Âu xuất hiện. Phần lớn họ đã phớt lờ những hàm ý trong sáng kiến này của Trung Quốc. Vậy những hàm ý đó là gì và liệu phương Tây có đúng không khi làm ngơ sáng kiến này?
Sáng kiến “Vành đai và con đường” là minh chứng rõ ràng nhất cho quyết tâm của Chủ tịch Tập nhằm từ bỏ phương châm “giấu mình chờ thời” của Đặng Tiểu Bình. Diễn đàn “Vành đai và con đường” (viết tắt là BARF) là sự kiện thứ hai được chuẩn bị kỹ lưỡng trong năm nay mà qua đó chủ tịch Tập đưa ra tuyên bố về vai trò lãnh đạo toàn cầu của Trung Quốc. (Sự kiện đầu tiên là bài phát biểu chống chủ nghĩa bảo hộ tại Diễn đàn Kinh tế thế giới ở Davos vào tháng 1 vừa qua). Năm 2014, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói rằng sáng kiến này là chính sách ngoại giao quan trọng nhất của Chủ tịch Tập. Mục đích cơ bản của nó là biến khu vực Á-Âu (do Trung Quốc chi phối) thành một khu vực kinh tế và thương mại đối trọng với khu vực xuyên Đại Tây Dương (do Mỹ đứng đầu).
Đằng sau nó là một loạt những động cơ thứ yếu, và chính số lượng và sự đa dạng của những động cơ này đã tạo ra sự hoài nghi về sự gắn kết và tính thực tiễn của sáng kiến. Chủ tịch Tập hy vọng việc đầu tư cơ sở hạ tầng sẽ đem lại nhiều lợi nhuận hơn cho khoản dự trữ ngoại tệ khổng lồ của Trung Quốc, chủ yếu đang được sử dụng để mua các trái phiếu có lãi suất thấp của Chính phủ Mỹ. Ông cũng hi vọng tạo ra một thị trường rộng lớn cho các công ty Trung Quốc như các doanh nghiệp đường sắt cao tốc, và giúp tiêu thụ các sản phẩm dư thừa như xi măng, thép và một số kim loại khác. Ông cho rằng việc đầu tư vào những quốc gia Trung Á có thể mang lại một khu vực láng giềng ổn định cho các tỉnh phía Tây Trung Quốc vốn bất ổn là Tây Tạng và Tân Cương. Hơn nữa, việc khuyến khích các dự án quanh khu vực Biển Đông có thể giúp Trung Quốc củng cố các yêu sách chủ quyền của mình ở khu vực này. (Cấu phần “Con đường” trong sáng kiến là để chỉ các con đường trên biển).
Vấn đề là những tham vọng của Trung Quốc đang có mâu thuẫn với nhau. Liệu việc đầu tư vào những dự án không đáng tin cậy ở Trung Á có tốt hơn việc đầu tư vào trái phiếu chính phủ Mỹ? Và đi kèm với các động lực mâu thuẫn là các lợi ích xung đột nhau. Đang có sự mâu thuẫn đấu đá giữa các cơ quyền lực nhất của Trung Quốc liên quan tới sáng kiến, như Bộ Thương mại, Bộ Ngoại giao, Uỷ ban kế hoạch và các tỉnh của Trung Quốc. Tồi tệ hơn, Trung Quốc đang rất khó xác định được những dự án đầu tư có thể mang lại lợi nhuận ở nhiều nước nằm trong sáng kiến “Vành đai và con đường”. (Các doanh nhân Trung Quốc ở Trung Á đã gọi nó là sáng kiến “Một con đường, một cái bẫy”). Cuối cùng, Trung Quốc đang phải đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ tại một số dự án khi các chính phủ mới được bầu lên tại Myanmar và Sri Lanka không thừa nhận hoặc muốn đàm phán lại những dự án đã được phê chuẩn bởi các chính phủ tiền nhiệm.
Sau diễn đàn, mà trên bề mặt là một dịp để ăn mừng sáng kiến này, thực tế Chủ tịch Tập sẽ phải cố gắng kiềm chế sự phản đối dữ dội chống lại nó. Sự phản đối đó dường như giúp biện minh cho quyết định xa lánh sáng kiến này của các nhà lãnh đạo Châu Âu. Nhưng sẽ là sai lầm khi nghĩ rằng sáng kiến này sẽ thất bại. Chủ tịch Tập cần sáng kiến này vì ông đã dành nhiều tâm huyết cho nó. Trung Quốc cũng cần sáng kiến này vì nó giúp giải một số bài toán kinh tế hiện nay của Trung Quốc. Và châu Á cần nó vì tình trạng thiếu vốn trầm trọng cho đầu tư cơ sở hạ tầng. Sáng kiến “Vành đai và con đường” có nhiều vấn đề khó giải quyết, song Chủ tịch Tập vẫn quyết tâm biến nó thành hiện thực.
Sáng kiến “Vành đai và con đường” là minh chứng rõ ràng nhất cho quyết tâm của Chủ tịch Tập nhằm từ bỏ phương châm “giấu mình chờ thời” của Đặng Tiểu Bình. Diễn đàn “Vành đai và con đường” (viết tắt là BARF) là sự kiện thứ hai được chuẩn bị kỹ lưỡng trong năm nay mà qua đó chủ tịch Tập đưa ra tuyên bố về vai trò lãnh đạo toàn cầu của Trung Quốc. (Sự kiện đầu tiên là bài phát biểu chống chủ nghĩa bảo hộ tại Diễn đàn Kinh tế thế giới ở Davos vào tháng 1 vừa qua). Năm 2014, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói rằng sáng kiến này là chính sách ngoại giao quan trọng nhất của Chủ tịch Tập. Mục đích cơ bản của nó là biến khu vực Á-Âu (do Trung Quốc chi phối) thành một khu vực kinh tế và thương mại đối trọng với khu vực xuyên Đại Tây Dương (do Mỹ đứng đầu).
Đằng sau nó là một loạt những động cơ thứ yếu, và chính số lượng và sự đa dạng của những động cơ này đã tạo ra sự hoài nghi về sự gắn kết và tính thực tiễn của sáng kiến. Chủ tịch Tập hy vọng việc đầu tư cơ sở hạ tầng sẽ đem lại nhiều lợi nhuận hơn cho khoản dự trữ ngoại tệ khổng lồ của Trung Quốc, chủ yếu đang được sử dụng để mua các trái phiếu có lãi suất thấp của Chính phủ Mỹ. Ông cũng hi vọng tạo ra một thị trường rộng lớn cho các công ty Trung Quốc như các doanh nghiệp đường sắt cao tốc, và giúp tiêu thụ các sản phẩm dư thừa như xi măng, thép và một số kim loại khác. Ông cho rằng việc đầu tư vào những quốc gia Trung Á có thể mang lại một khu vực láng giềng ổn định cho các tỉnh phía Tây Trung Quốc vốn bất ổn là Tây Tạng và Tân Cương. Hơn nữa, việc khuyến khích các dự án quanh khu vực Biển Đông có thể giúp Trung Quốc củng cố các yêu sách chủ quyền của mình ở khu vực này. (Cấu phần “Con đường” trong sáng kiến là để chỉ các con đường trên biển).
Vấn đề là những tham vọng của Trung Quốc đang có mâu thuẫn với nhau. Liệu việc đầu tư vào những dự án không đáng tin cậy ở Trung Á có tốt hơn việc đầu tư vào trái phiếu chính phủ Mỹ? Và đi kèm với các động lực mâu thuẫn là các lợi ích xung đột nhau. Đang có sự mâu thuẫn đấu đá giữa các cơ quyền lực nhất của Trung Quốc liên quan tới sáng kiến, như Bộ Thương mại, Bộ Ngoại giao, Uỷ ban kế hoạch và các tỉnh của Trung Quốc. Tồi tệ hơn, Trung Quốc đang rất khó xác định được những dự án đầu tư có thể mang lại lợi nhuận ở nhiều nước nằm trong sáng kiến “Vành đai và con đường”. (Các doanh nhân Trung Quốc ở Trung Á đã gọi nó là sáng kiến “Một con đường, một cái bẫy”). Cuối cùng, Trung Quốc đang phải đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ tại một số dự án khi các chính phủ mới được bầu lên tại Myanmar và Sri Lanka không thừa nhận hoặc muốn đàm phán lại những dự án đã được phê chuẩn bởi các chính phủ tiền nhiệm.
Sau diễn đàn, mà trên bề mặt là một dịp để ăn mừng sáng kiến này, thực tế Chủ tịch Tập sẽ phải cố gắng kiềm chế sự phản đối dữ dội chống lại nó. Sự phản đối đó dường như giúp biện minh cho quyết định xa lánh sáng kiến này của các nhà lãnh đạo Châu Âu. Nhưng sẽ là sai lầm khi nghĩ rằng sáng kiến này sẽ thất bại. Chủ tịch Tập cần sáng kiến này vì ông đã dành nhiều tâm huyết cho nó. Trung Quốc cũng cần sáng kiến này vì nó giúp giải một số bài toán kinh tế hiện nay của Trung Quốc. Và châu Á cần nó vì tình trạng thiếu vốn trầm trọng cho đầu tư cơ sở hạ tầng. Sáng kiến “Vành đai và con đường” có nhiều vấn đề khó giải quyết, song Chủ tịch Tập vẫn quyết tâm biến nó thành hiện thực.
Nguồn: “What is China’s belt and road initiative?”, The Economist,
Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan & Lê Xuân Thuận | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan & Lê Xuân Thuận | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét