Đối diện với hiện tượng nghiện điện thoại thông minh
Với sự ra mắt trên toàn trái đất của chiếc Iphone X những ngày vừa qua, người ta đặc biệt chú ý đến bao nhiêu người xếp hàng dài chờ đợi suốt đêm trước những cửa hàng chuyên hiệu Apple để mua cho bằng được một chiếc Iphone mới, mặc dù giá rất cao, từ 1000 đô la trở lên. Điều này minh chứng một hiện tượng trong giới thanh thiếu niên thế giới đang gây thảo luận sôi nổi ngày nay là sự tùy thuộc đến mức độ có thể gọi là nghiện ngập điện thoại di động, hay còn gọi là điện thoại thông minh hoặc smarthphone.Nhiều người trẻ nghiện Smartphone – REUTERSLẽ dĩ nhiên, tuổi trẻ thời đại nào cũng đam mê những tiến bộ kỹ thuật tối tân, nhưng ngày nay với những thế hệ điện thoại thông minh đời mới, nó trở thành một loại bệnh nghiện. Nhiều người trẻ không thể rời chiếc điện thoại di động, nhiều khi ăn uống ngủ nghỉ cũng khư khư ôm điện thoại bên mình. Họ đi vào tình trạng hốt hoảng và có những hành vi không thể kiểm soát được khi thiếu vắng chiếc điện thoại, không vào được các mạng xã hội để tham khảo. Chính vì thế, tại nhiều nơi trên thế giới, người ta đang mở ra nhiều loại bệnh viện để điều trị hiệu chứng gọi là NOMOPHOBIE, xuất phát từ chữ no mobile phobia, có nghĩa là không nghiện ngập điện thoại thông minh.
Một trong những trường hợp điển hình nhất là một người trẻ Brazil, tên gọi tắt là L. L. 29 tuổi. Anh say mê những tiến bộ mới nhất trong kỹ nghệ này, nhưng sự say mê đó đã đưa anh đi đến tình trạng nghiện ngập. Anh bỏ bê gia đình thân thuộc, hờ hững với công ăn việc làm, cả ngày chúi đầu vào màn hình điện thoại. Cả việc học cũng bị ảnh hưởng vô cùng tiêu cực. Trong một lúc bừng tỉnh, LL quyết định nghe theo lời người thân vào bệnh viện có tên gọi là Delete để giải độc vi tính.
Cho đến nay, đã có rất nhiều bệnh viện giải độc kiểu này xuất hiện đó đây trên toàn thế giới, nhưng Học viện Delete là bệnh viện đầu tiên tại Brazil để đáp ứng nhu cầu giải độc tại đây. Brazil hiện nay, với 200 triệu dân, là quốc gia có nhiều người lướt mạng Internet đứng hàng thứ tư trên toàn thế giới.
Học viện Delete đã được bác sĩ tâm lý Anna Lucia King sáng lập năm 2013 trong khuôn viên đại học liên bang Rio De Janeiro. Công cuộc điều trị tại học viện này hoàn toàn miễn phí và cho đến nay, đã có hơn 800 người được hồi phục tại đây, trong số này, có nhiều thiếu niên chơi games trực tuyến suốt ngày đêm hay nhiều người trưởng thành nghiện internet đến độ mất việc và mất cả người yêu chỉ vì suốt ngày cắm đầu vào màn hình điện thoại. Các bệnh nhân sẽ được phân loại và điều trị trong một thời gian dài ngắn tùy mức độ nghiện ngập.
Mục tiêu của công cuộc điều trị không phải là loại bỏ hẳn các tiến bộ kỹ thuật mới mẻ, nhưng là giúp phân định và xử dụng các kỹ thuật này cách lành mạnh hơn. Chương trình giải độc, thường là tập thể, hướng đến chỗ trao đổi kinh nghiệm hay thực tập bằng cách đọc sách hay xem phim ảnh và tuyệt đối không đụng đến điện thoại smarthphone. Trong những trường hợp nặng như bị hoang tưởng hoặc rối loạn tâm thần, các bác sĩ tâm lý có thể sẽ dùng cả thuốc men để chữa trị. Sau một thời gian điều trị, L.L. nhìn nhận rằng bây giờ anh đã tạm khá hơn.
Bác sĩ Eduardo Guedes, chuyên viên về truyền thông vi tính của học viện Delete nói: Việc xử dụng các mạng truyền thông được xem là lạm dụng khi mà thế giới ảo xâm chiếm thực tại đối với người dùng, hay là khi đưa người xử dụng đến chỗ không còn kiểm soát được những hành vi của mình nữa. Rất thường khi, người nghiện không ý thức được vấn đề và chính các người thân của họ phải can thiệp, nhờ các chuyên viên giúp đỡ, như là trường hợp của một sinh viên khác 24 tuổi, đã được bà mẹ đưa đến chữa trị tại đây.
Tại Brazil, có khoảng 120 triệu trên tổng số 200 triệu dân xử dụng Internet thường xuyên. Theo thống kê của LHQ về thông tin kinh tế, công bố hồi tháng 10 vừa qua, Brazil đứng hàng thứ tư trên toàn thế giới về số người xử dụng internet, sau Trung quốc với 705 triệu; Ấn Độ với 333 triệu và Hoa Kỳ với 242 triệu. Một cuộc nghiên cứu tại Brazil về mạng Internet do Ủy ban quản lý mạng Internet thực hiện, từ 77 đến 85% số người xử dụng mạng để trao đổi tin tức trên mạng xã hội như Whatsapp, Facebook, Instagram hay Snapchat.
(AFP
Mai Anh
vi.radiovatican.va
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét