Thứ Sáu, 24 tháng 11, 2017

Phạm Thanh Bình: Làm vua, làm chó rồi làm giun

Phạm Thanh Bình là đệ tử ruột của Nguyễn Tấn Dũng. Nếu như Dũng là chúa thì Bình là vua. Trong thập kỷ 2000, nhất là trong và sau khủng hoảng 2008, nhiều đoàn kiểm tra đến Vinashin của Bình đều bất lực; biết chúng làm sai nhưng không làm gì được. Đến ông Trương Tấn Sang, khi nghe mình khoe mới đọc bài dài gần nửa trang trên báo Nhân dân ca ngợi Vinashin (2008), cũng đã nổi khùng quát mắng, rồi kết luận mày tin được bài báo này à ? Chuyện ngoài lề về vị thế vua của Bình nhiều vô kể... Ấy là khi Bình còn là vua, dưới một người mà trên gần trăm triệu người. Còn mấy năm qua, chúa về hưu học làm người tử tế, thì Bình làm chó trong tù; nay bị truy tố tiếp thì chắc thành dế thành giun sớm. Người ta không trị được chúa thì trị vua. Mà tội của vua cũng quá xứng đáng để trị. Âu cũng là một kiếp người. Từ vua xuống chó đã khổ; nay còn xuống tiếp dế giun... Địa ngục ở đây chứ đâu.
Nguyên chủ tịch Vinashin tiếp tục bị truy tố khi đang thụ án tù
Báo Công an nhân dân đưa tin, ngày 23/11, Viện KSND tỉnh Phú Yên cho biết, cơ quan này vừa tống đạt cáo trạng truy tố bị can Phạm Thanh Bình, nguyên Chủ tịch HĐQT Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin — sau này là SBIC) về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Nguyên chủ tịch HĐQT Vinashin Phạm Thanh Bình bị truy tố về tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Ngoài ra còn có bị can Võ Tân, nguyên Giám đốc Công ty cổ phần công nghiệp nông thủy sản (CPCN-NTS) Phú Yên và Dương Sơn Hoan, nguyên kế toán trường cùng bị truy tố vì tội danh trên.

Viện KSND tỉnh Phú Yên cho biết, dự án đầu tư đóng mới 2 tàu vận tải biển 4.000 DWT của Công ty CPCN-NTS Phú Yên thuộc lĩnh vực giao thông với tổng dự toán đầu tư 150 tỷ đồng, phải được thực hiện theo trình tự thủ tục quy định đối với dự án nhóm B nhưng Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vinashin Phạm Thanh Bình và 2 cộng sự Võ Tân, Dương Sơn Hoan bất chấp pháp luật, cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả thiệt hại hơn 5,1 tỷ đồng theo kết luận giám định tài chính kế toán.

Trước đó vào chiều 30/3, HĐXX TAND TP Hải Phòng đã tuyên án đối với 9 bị cáo trong vụ án Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Vinashin.

Trong đó, bị cáo Phạm Thanh Bình, nguyên Chủ tịch Vinashin bị tuyên mức án 20 năm tù vì có nhiều sai phạm trong dự án mua tàu Hoa Sen, dự án Nhà máy nhiệt điện Cái Lân, dự án Nhà máy nhiệt điện Sông Hồng. Hiện, ông Bình đang thụ án trong trại giam.

Cáo trạng thể hiện trên báo Người Lao Động, năm 2007, ông Võ Tân, Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghiệp nông thủy sản Phú Yên xin chủ trương đầu tư xây dựng đội tàu gồm 4 tàu. Ngày 22/10/2007, Vinashin cho phép Công ty Cổ phần Công nghiệp nông thủy sản Phú Yên lập dự án đầu tư đóng mới 2 tàu 4.000 DWT với tổng mức đầu tư 150 tỷ đồng.

Mặc dù chỉ mới được cho phép lập dự án nhưng cùng ngày 22/10, ông Võ Tân đã lập tờ trình gửi ông Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Vinashin xin khởi công đóng 2 tàu này.

Biết đây là dự án thuộc lĩnh vực giao thông, có dự toán mức vốn đầu tư lớn, phải thực hiện theo trình tự thủ tục nhưng ông Bình đã đồng ý cho thực hiện dự án khi dự án này chưa thực hiện xong khâu chuẩn bị đầu tư như chưa lập, chưa thẩm định dự án là trái quy định pháp luật.

Ngoài ra, ông Bình còn chỉ đạo ông Tân lập các thủ tục dự án hợp thức hóa hồ sơ để trình ông Bình ký quyết định phê duyệt dự án đóng 2 tàu 4.000 DWT và sẽ tạo điều kiện cho vay vốn tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam khi dự án được phê duyệt.

Sau đó, ông Tân chỉ mới thực hiện bước lập đề cương dự án; việc lập dự án và thiết kế 2 tàu 4.000 DWT dở dang, dự án không được thẩm định nên không trình được hồ sơ để ông Bình phê duyệt.

Theo báo Công an TP HCM, ngày 9/1/2008, ông Bình ký quyết định phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí chuẩn bị đầu tư, chấp thuận đơn vị lập dự án là Công ty CP Vinashin; tư vấn đầu tư và chỉ định đơn vị thẩm tra dự án là Công ty CP tư vấn đầu tư Hoàng Anh. Tuy nhiên, trước đó, Công ty Công nghiệp nông thủy sản Phú Yên đã vay vốn mua sắt thép, tiến hành xuất vật tư đóng 1 tàu 4.100 DWT, đến tháng 10/2008 dừng thi công.

Tổng giá trị khối lượng vật tư, nhân công và chi phí chung đã đầu tư đóng tàu 4.100 DWT gần 9,7 tỷ đồng. Đến ngày 22/6/2012, Công ty CP Công nghiệp nông thủy sản Phú Yên bán thanh lý tàu 4.100 DWT, gây hậu quả thiệt hại hơn 5 tỷ đồng.

(ANTĐ)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét