20/11: Ngày dối trá ngọt ngào
Tho Nguyen Ngày 20.11 hàng năm, cả nước Việt Nam sôi sục kỷ niệm ngày "Quốc tế hiến chương các Nhà giáo", hay "Ngày nhà giáo Việt nam". Trên thế giới, chỉ ở Việt nam, người ta mới liên hoan, ăn uống kỷ niệm ngày này. Hoa, cam, kẹo bánh, thiếp mừng cháy hàng. Trẻ em đi đầy đường, đi thành từng đoàn đến nhà thầy cô. Mạng xã hội tràn ngập trong các lời chúc, các hình ảnh đẹp. Báo chí đăng hàng loạt câu chuyện cảm động về gặp gỡ thầy trò....Được tôn kính như vậy tại sao nghề giáo vẫn là nghề đói khổ nhất, hỡi các cô giáo làng, cô giáo bản? Một đất nước với những câu chuyện tình thầy trò đẹp như vậy sao lại có thể bị phê phán là đang "Suy thoái đạo đức"?
Một dân tộc tôn kính nghề giáo như vậy sao lại có thể chịu hình phạt "Suy đồi giáo dục", khiến ai có tiền là đổ xô đi "Tỵ nạn giáo dục" ?
Người Việt ham học, kính thầy như vậy sao mãi vẫn cứ là một dân tộc lạc hậu? Sao vẫn bị cho là "dân trí thấp", không xứng đáng được hưởng những quyền mà dân ở các nước không kỷ niệm ngày 20.11 vẫn đương nhiên có?
Có ai đặt câu hỏi như tôi không? Hay là tôi bi lừa dối?
Huu Phuoc Pham Bịnh Chuộng Hình thức ! Bịnh Đồng phục !
Quản lý
Huy Nguyen Em rón rén xin giơ tay trả lời các câu hỏi của bác Tho Nguyen.
Sự nghiệp trồng người cho dân tộc VN là 1 quá trình lâu dài (nghe nói tới 100 năm lận), các thầy cô không những dạy các em học sinh về chuyên môn, tri thức, nghiệp vụ mà còn phải đào tạo ra...Xem thêm
Quản lýSự nghiệp trồng người cho dân tộc VN là 1 quá trình lâu dài (nghe nói tới 100 năm lận), các thầy cô không những dạy các em học sinh về chuyên môn, tri thức, nghiệp vụ mà còn phải đào tạo ra...Xem thêm
Tho Nguyen Bonsai là loại cây lùn, trang điểm cho văn hóa ngắn.😀
Quản lý
Lê Lâm Để ý cứ tôn vinh cái gì là y như rằng cái đấy đang là thảm kịch của bao nhiêu thế hệ lầm lũi cúi mặt mà đi, 20.11 kỷ niệm một nền giáo dục suy đồi lạc hậu, 8.3 kỷ niệm những năm dài trẻ em gái, thiếu nữ và phụ nữ bị quấy rối tình dục bị lạm dụng tình dục bị buôn bán như những món hàng khắp năm châu. 20.10 là ngày đánh dấu bạo hành gia đình đang trở nên phổ biến... thử liệt kê còn ngày nào nữa không nhỉ? Ah còn ngày quốc tế lao động? Là kỷ niệm một giai cấp lầm than được không nhỉ😏?
Quản lý
Dung Nguyen Thi Quynh Người thì thích giả dối nịnh nọt , người thì thích nghe những lời nói dối mà không biết : thường đã nói ra miệng là chẳng hay ho gì , quý trọng thật sự người có tự trọng họ thường dấu trong lòng không dễ gì chia sẻ - Bởi vậy ở một nước thực sự DÂN TRÍ THẤP họ thích làm theo đám đông , reo hò tung hô như trò hề Thọ ạ - đáng buồn .
Quản lý
Ngô Duy Quyền Những câu khuyên bảo từ các cụ xưa “...lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” đã trở thành kim chỉ nam cho đa số. Người ta nói chẳng vì sự tiến bộ chung mà cốt sao cho vừa lòng nhau. Điều cần góp ý để cùng nhau tốt lên thì không nói vì sợ mất lòng vậy nên cứ vòng vo “kiếm câu chuyện làm quà”.
Những người dám nói, dám sống ngay thẳng thì luôn như con cá nằm trong giỏ cua.
Quản lýNhững người dám nói, dám sống ngay thẳng thì luôn như con cá nằm trong giỏ cua.
Dang Manh Hung "người có tự trọng họ thường dấu trong lòng không dễ gì chia sẻ" là người chỉ tự trọng cho bản thân họ, chỉ chăm lo cho cái tôi của riêng họ, chứ họ không tự trọng cho người khác, không chăm lo cho người quanh mình vì họ chọn lối sống im lặng, dĩ hòa vi quý thậm chí một cái like trên mạng cũng phải đắn đo. Những người đấy có đáng được quý trọng ?!
Quản lý
Ngô Duy Quyền Mở miệng ra thực lòng khen ai một câu thật khó ơi là khó nhưng xun xoe phỉnh phờ để trục lợi thì đào luyện thành kỹ năng.
Quản lý
Tho Nguyen Chị Dung Nguyen Thi Quynh, vợ em vừa ở VN về, kể là thằng cháu sắp vào cấp một, muốn xin vào trường A cho gần nhà bà nội. Vợ em nhờ các đồng nghiệp cũ giới thiệu với người lãnh đạo ở trường đó. Họ ra giá 1500 USD để nhập học cấp 1. Vợ em sốc quá, nhưng các cháu bảo: "Cô ơi, họ nể cô nên giá đấy là mềm, cô cho cu K vào học đi. Nơi khác còn 2000 đến 2500 USD cơ cô ạ!". Em không hiểu việc kính trọng thầy cô ở ngôi trường mà chỗ học được mua bằng mấy tháng lương bố mẹ như vậy sẽ ra sao?
Quản lý
Ho Nga Hue Đáng tiếc tuổi như chúng mình thì thày cô ở V N hồi đó rất giản dị và mẫu mực nay đã khuất núi cả rồi.Mình còn nhớ như in hình ảnh
thày cô ở các lớp.
Hiện tại thì có quá ít
học sinh muốn trở thành thày cô giáo.Câu hỏi của bạn làm nhức nhối lòng người.Giới trẻ sẽ quyết định mọi điều theo nhận thức của họ
Quản lýthày cô ở các lớp.
Hiện tại thì có quá ít
học sinh muốn trở thành thày cô giáo.Câu hỏi của bạn làm nhức nhối lòng người.Giới trẻ sẽ quyết định mọi điều theo nhận thức của họ
Tho Nguyen Ho Nga Hue, Thời nào, ở đâu cũng có thầy cô tốt, tâm huyết. Không thể nói người Đức, người Nga không yêu quý thầy cô bằng người Việt. Nhưng trong cách kỷ niệm các ngày lễ ở VN có cái gì đó giả tạo, hời hợt. Các loại phong bì không thể là biểu hiện của ...Xem thêm
Quản lý
Ho Nga Hue Đúng là nên vậy .Vì lời nói phải đi đôi với việc làm.Vì vẫn còn có nhiều cảnh thầy cô đánh học sinh dã man.Cho nên mình mới nói giới trẻ sẽ quyết định mọi điều theo nhận thức của họ .
Quản lý
Dung Nguyen Thi Quynh Đây là món quà quý của bố chị Thọ Nguyễn ạ , lời nhận xét của anh Tạ Chính - thiếu tướng QĐNDVN là con trai của bác Tạ Quang Bửu ( nguyên Bộ trưởng bộ Đại Học ) . Thế là quá đủ với một thầy giáo , hạnh phúc cũng là đây .....giản dị thế thôi .
Quản lý
Nguyen Huyen Trang Anh đặt nhiều câu hỏi hay quá, nếu nhìn sâu vào một vấn đề sẽ ra rất nhiều câu hỏi, em có một câu hỏi đăng lên rồi lại bỏ đi, vì thấy nhiều bạn mình trung thành ủng hộ nói lời yêu thương, nhân ái, ngọt ngào, không thắc mắc, không nghi ngờ, mới nhớ ra Martin Luther được kính trọng từ cách đây 500 năm và tưởng nhớ tới ngày nay, nhưng ko phải ở Vn :D
Quản lý
Nguyen Trung Dung Tôi vừa đi thăm bản H'Mong ở Lai Châu về. Là khu di dân tái định cư nên NN xây trường lớp rất khang trang. Song các cô hàng ngày phải đi 20 km đường núi để đến dạy. Núi cao nên nhiều cô phải ở lại. Họ mới chính là những "anh hùng" vì lương thì thấp, song vẫn bám bản làng và các cháu.
Quản lý
Tô Kim Anh Có nhiều người làm thầy đã từng hỏi chính mình những câu hỏi như bạn hỏi Không ai nghe nhất là các vị lãnh đạo đứng trên triệu lượt người Họ cũng đã từng đi hoc đã có nhiều văn bằng hoc vị trên cả thầy giáo của họ dù có là băng mua được bằng tiền Văn b...Xem thêm
Quản lý
Tô Kim Anh Thọ ơi ở nhà đi đẻ cũng phải lót tay thì việc chạy trường của cháu ông là chuyện đời thường còn các thầy có nhân cách ngày nay đã mai một dần hưu hắt chết nhiều rồi .Bộ trưởng bộ giáo dục còn coi nghề giáo .giáo viên như tiếp viên phục vụ cán bộ lãnh đ...Xem thêm
Quản lý
Yên Tạ Diệu Văn hoá phong bì mà anh , nhiều học trò đến thăm chúc thày vì nghĩa vụ, nịnh bợ để đạt cho đc mục đích mà hai bên phải cần lẫn nhau để thăng tiến chứ trong lòng có coi nhau ra gì đâu ... một nền giáo dục rất buồn . Ngày lễ nào cũng kỉ niệm rầm rộ như đánh vào cái trống rỗng để mị dân .
Quản lý
Lê Mạnh Hùng Hoa Ha bạn đọc nhé , H ko có nói sai đâu, vì H cũng đã trải qua nhiều năm ở nn rồi và thấy việc học ở nn nó vô cùng đơn giản, ko phải là một cuộc trường kì kháng chiến như ở vn , nếu ko thay đổi thì ko chỉ con thế hệ chúng ta, mà cháu chắt , chút chít sau này cũng sẽ như vậy thôi ... đó là một nỗi buồn và xấu hổ không nói lên lời.
Quản lý
Hoa Ha Lê Mạnh Hùngnh
H thân mến, tôi đọc rồi và hoàn toàn nhất trí thôi. Tôi chỉ có 1 năm học ở Anh thôi nên chắc trải nghiệm ko bằng bạn. Nhưng tư tưởng chung về cơ bản là giống nhau. Đúng là việc học ở Việt Nam quá vất vả. Nhưng việc thăm hỏi cô giáo cũ cũng tuỳ thuộc hoàn cảnh và môi trg. Ở Việt Nam và nc ngoài có sự khác biệt rất lớn.
Quản lýH thân mến, tôi đọc rồi và hoàn toàn nhất trí thôi. Tôi chỉ có 1 năm học ở Anh thôi nên chắc trải nghiệm ko bằng bạn. Nhưng tư tưởng chung về cơ bản là giống nhau. Đúng là việc học ở Việt Nam quá vất vả. Nhưng việc thăm hỏi cô giáo cũ cũng tuỳ thuộc hoàn cảnh và môi trg. Ở Việt Nam và nc ngoài có sự khác biệt rất lớn.
Thai Binh Nguyen Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy anh Tho Nguyen nhỉ! Nhưng đúng là ớ VN đầu tư cho GD còn thấp và lối sống quá thực dụng đã làm cho đạo đức xuống cấp, ngành GD cũng ko tránh khỏi những sai lầm.,
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét