Thứ Tư, 10 tháng 5, 2017

Thủ tướng viếng Việt Phương và ấn tượng của mình

Biết hôm nay sẽ có đông đảo các lãnh đạo, cựu lãnh đạo Đảng và Nhà nước đến viếng nhà thơ nên mình đến muộn, chỉ còn vài phút hàn huyên với các bậc tiền bối quen biết trong khi chờ đợi lễ truy điệu. Điều làm mình ngạc nhiên là có lẽ tất cả các lãnh đạo, cựu lãnh đạo Đảng và Nhà nước cũng như phần lớn các nhân vật nổi tiếng trong giới thơ văn đều biến mất trước khi lễ truy điệu chính thức bắt đầu. Cuối cùng chỉ còn những Nguyễn Quang A, Nguyễn Xuân Diện, Phạm Chi Lan, Trần Đức Nguyên, Nguyễn Trung, Đặng Đức Đạm, đ/c Thỉnh (VPTW), Vũ Ngọc Hoàng, Xuân Ba, Trần Xuân Giá, Võ Trí Thành, Nguyễn Đình Cung, Đống Hoài Nam, vài anh chị em trong Viện quản lý kinh tế trung ương (CIEM), thân quyến chú Phương và một số người lạ hoặc người mình trông quen quen nhưng không nhớ tên. Nhìn chung lễ truy điệu khá nhạt nhẽo và khá vắng so với các đám tang bình dân, chứ chưa nói tới chú Phương là người có quan hệ rộng rãi, có nhiều bè bạn trong cả giới chính trị, xã hội, khoa học, văn học và thơ. Số vòng hoa cũng không nhiều... Hỏi thăm về những người từng chịu ơn lớn của chú Việt Phương, mấy hôm nay họ viết nhiều trên FB khoe khoang về quan hệ với chú Phương... tại sao hôm nay không có mặt, một số anh em bảo tôi đừng quan tâm tới chúng nó, toàn bọn đểu cáng chỉ biết lợi dụng lòng tốt của chú Phương, bọn qua sông đấm buồi vào sóng ấy mà... Ôi nhân tình thế thái. Buồn cho cái cảnh chợ chiều của đất nước Việt Nam thật.
Displaying IMG_1001.JPG
Ảnh của chủ Blog chụp tại lễ tang 13h25 10/5/2017. Con trai trưởng nhà thơ (anh Trần Trung Thực) phát biểu không cần chuẩn bị trên giấy - Chủ Blog chủ chụp duy nhất tấm ảnh này bằng điện thoại.
Thủ tướng đến viếng và chia buồn với gia quyến nhà thơ Việt Phương
VOV 10/05/2017 Sáng 10/5, lễ viếng nhà thơ Việt Phương đã diễn ra tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã đến viếng và chia buồn cùng gia quyến nhà thơ Việt Phương.

Dòng người thương tiếc tiễn đưa nhà thơ Trần Việt Phương.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ghi sổ tang, chia buồn cùng gia quyến: “Vô cùng thương tiếc đồng chí Trần Việt Phương, cán bộ lão thành cách mạng, người Đảng viên cộng sản trung kiên, nhà trí thức, nhà thơ, chuyên gia xuất sắc nhiều năm giúp việc trực tiếp cho các đồng chí lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta.


Trong suốt cuộc đời làm việc, đồng chí Việt Phương đã thể hiện rõ bản lĩnh của người cộng sản, luôn tận tụy, sáng tạo trong công việc, uyên thâm trong tư duy, nhân văn trong cuộc sống và quyết liệt trong đổi mới.

Xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến toàn thể gia quyến của đồng chí Trần Việt Phương”.


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến viếng và chia buồn cùng gia quyến nhà thơ Việt Phương. Ảnh: Tuổi Trẻ

Điếu văn do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đọc tại tang lễ nhà thơ Việt Phương có đoạn: “Với 90 năm tuổi đời, 71 năm tuổi Đảng, 73 năm cống hiến cho sự nghiệp giành độc lập, thống nhất và phát triển đất nước, đồng chí Việt Phương đã trực tiếp tham gia chiến đấu trong những năm đầu kháng chiến chống quân xâm lược...

Cả cuộc đời phục vụ Đảng, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân, đồng chí Trần Việt Phương là tấm gương sáng về tinh thần học tập, tận tụy, sáng tạo, hết mình trong công việc với một tinh thần nhất quán.

Đến những năm cuối đời, dù không còn làm việc trong cơ quan nhà nước, đồng chí vẫn tiếp tục suy nghĩ đề xuất với các đồng chí lãnh đạo về việc đổi mới toàn diện và sâu sắc, đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững..."
.


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi sổ tang, chia buồn cùng gia quyến nhà thơ Việt Phương.

Nhà văn Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội cũng có những chia sẻ xúc động về nhà thơ Việt Phương. Ông cho biết: “Việt Phương được nhiều người biết đến với danh xưng nhà thơ dù ông là một nhà chính trị. Ông đã đến với thơ và chính thơ đã giúp ông ở lại với cuộc đời. Nhờ thơ, vì thơ và bằng thơ, Việt Phương sẽ còn ở lại trong lịch sử văn học, đặc biệt với tập thơ Cửa mở ra đời năm 1970. Theo tôi, đó là một hiện tượng văn học của thời kỳ ấy. Đó là giá trị của một thái độ dám nói thẳng, nói thật. Người đọc đã ám ảnh, lay động và ngạc nhiên về cảm xúc và tư tưởng của ông trong những vần thơ ấy”.

Việt Phương viết Cửa mở năm 1970. Năm đó ông mới 42 tuổi. Và cho đến lúc nằm xuống ở tuổi gần 90, ông vẫn luôn nhất quán về cách nghĩ, cách cảm nhận.

Theo nhà văn Phạm Xuân Nguyên, Cửa mở là một tập thơ đồng vọng và là bài học cho những người cầm bút. Thơ phải đi với nhân dân, phải sống với nhân dân, hãy dám nói thẳng, sống thật, nhà thơ hông thể mũ ni che tai, ngoảnh mặt với nỗi đau của nhân dân mà phải dũng cảm để nói lên điều đó.

Ông Nguyễn Đình Hương, nguyên Phó Trưởng Ban tổ chức Trung ương chia sẻ, nhà thơ Việt Phương là một người chân thành, chung thủy.

“Tôi còn giữ bút tích của Việt Phương khi ông tặng tôi cuốn sách Cửa mở. Trong đó ông viết “tình bạn, tình đồng chí và tình người”. Ba chữ ấy cũng nói lên đầy đủ về con người Việt Phương”.

Ông Vũ Ngọc Hoàng, nguyên Phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Việt Nam cũng cho biết: “Nhà thơ Việt Phương là một nhân cách, một trí tuệ, một tâm hồn lớn. Nhiều bài viết về Việt Phương trong thời gian gần đây đã chứng tỏ sự kính trọng của bạn bè, đồng nghiệp dành cho ông”.

Sau lễ truy điệu, đúng 13h30 phút ngày 10/5, lễ di quan nhà thơ Việt Phương được tiến hành, thi hài nhà thơ được hỏa táng tại đài hóa thân Hoàn Vũ, Hà Nội./.

Đào Bích/VOV.VN

http://www.baomoi.com/thu-tuong-den-vieng-va-chia-buon-voi-gia-quyen-nha-tho-viet-phuong/c/22234706.epi


Chú Việt Phương thường khen ngợi PTT Đam với chủ Blog này. Có lẽ hai người rất thân nhau nên Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam viết thế này

“Kính cẩn vĩnh biệt chú Việt Phương. Không bao giờ quên lời chú dặn về chữ Văn, lời khuyên của chú về chữ Dân, lời chú chia sẻ về nhân tình.

Mãi nhớ ánh mắt hiền, sâu nhưng vẫn lóng lánh trên gương mặt đã suy nhược do tuổi tác, bệnh nặng cùng lời chậm nhẹ của chú: “... nhưng hãy nhìn, hãy nghe trời xanh, gió lay, chim hót. Cuộc đời đẹp làm sao!”

Nỗi đau buồn, tiếc thương không nói hết này là một phần trong cuộc đời này.

Hãy để lại những trăn trở. Hãy thật thảnh thơi chú nhé!”

http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/20170510/tien-biet-nha-tho-viet-phuong-nguoi-doi-moi-quyet-liet/1311996.html


Tiễn biệt nhà thơ Việt Phương - người đổi mới quyết liệt 
10/05/2017 15:13 GMT+7





TTO - Trưa 10-5, tại nhà tang lễ Bộ Quốc phòng - số 5, Trần Thánh Tông, Hà Nội - gia đình, người thân cùng nhiều cơ quan, đơn vị đã tổ chức lễ viếng và tiễn đưa nhà thơ Việt Phương về nơi an nghỉ cuối cùng.


Tang lễ nhà thơ Việt Phương được cử hành vào lúc 11h30- Ảnh: NAM TRẦN

Người quyết liệt trong đổi mới

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ đến viếng và chia buồn cùng gia quyến nhà thơ Việt Phương.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi trong sổ tang: “Vô cùng thương tiếc đồng chí Trần Việt Phương, cán bộ lão thành cách mạng, người Đảng viên cộng sản trung kiên, nhà trí thức, nhà thơ, chuyên gia xuất sắc nhiều năm giúp việc trực tiếp cho các đồng chí lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta.

Trong suốt cuộc đời làm việc, đồng chí Việt Phương đã thể hiện rõ bản lĩnh của người cộng sản, luôn tận tụy, sáng tạo trong công việc, uyên thâm trong tư duy, nhân văn trong cuộc sống và quyết liệt trong đổi mới.

Xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến toàn thể gia quyến của đồng chí Trần Việt Phương”.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam viết: “Kính cẩn vĩnh biệt chú Việt Phương. Không bao giờ quên lời chú dặn về chữ Văn, lời khuyên của chú về chữ Dân, lời chú chia sẻ về nhân tình.

Mãi nhớ ánh mắt hiền, sâu nhưng vẫn lóng lánh trên gương mặt đã suy nhược do tuổi tác, bệnh nặng cùng lời chậm nhẹ của chú: “... nhưng hãy nhìn, hãy nghe trời xanh, gió lay, chim hót. Cuộc đời đẹp làm sao!”

Nỗi đau buồn, tiếc thương không nói hết này là một phần trong cuộc đời này.

Hãy để lại những trăn trở. Hãy thật thảnh thơi chú nhé!”


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến viếng và chia buồn cùng gia quyến nhà thơ Việt Phương- Ảnh: V.V. Tuân

Nhà thơ gợi cảm hứng cho mọi người

Trong điếu văn đọc tại lễ tang nhà thơ Việt Phương, ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nhấn mạnh:

“Với 90 năm tuổi đời, 71 năm tuổi Đảng, 73 năm cống hiến cho sự nghiệp giành độc lập, thống nhất và phát triển đất nước, đồng chí Việt Phương đã trực tiếp tham gia chiến đấu trong những năm đầu kháng chiến chống quân xâm lược...

Cả cuộc đời phục vụ Đảng, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân, đồng chí Trần Việt Phương là tấm gương sáng về tinh thần học tập, tận tuỵ, sáng tạo, hết mình trong công việc với một tinh thần nhất quán.

Đến những năm cuối đời, dù không còn làm việc trong cơ quan nhà nước, đồng chí vẫn tiếp tục suy nghĩ đề xuất với các đồng chí lãnh đạo về việc đổi mới toàn diện và sâu sắc, đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững...

Đồng chí đã kết nối nhuẫn nhuyễn kiến thức lý luận với cảm xúc nghệ thuật, vừa là nhà tri thức giàu thuyết phục vừa là nhà thơ gợi cảm hứng cho mọi người.

Học sinh, sinh viên trong những năm 50, 60 của thế kỷ trước đều nhớ mãi về tinh thần hứng khởi và nhiệt tình tham gia vào hoạt động yêu nước được nâng cao sau khi nghe đồng chí diễn thuyết, nói chuyện thời sự.

Những người đã từng làm việc với đồng chí Việt Phương, kể cả những người chỉ tiếp xúc, trao đổi ý kiến vài lần hoặc chỉ đọc bài viết, bài thơ của đồng chí đều quý trọng đồng chí là một nhân cách ở tầm cao về văn hoá, một trí tuệ uyên bác về nhiều lĩnh vực nhất là về triết học, chính trị, kinh tế, một tài năng về viết và nói, một nhà thơ lay động lòng người...”

Thay mặt gia đình, ông Trần Trung Thực, con trai nhà thơ Việt Phương đã gửi lời cảm ơn tất cả mọi người đã đến tiễn biệt nhà thơ Cửa mở về nơi an nghỉ cuối cùng.

Nhà thơ Việt Phương mất ngày 6-5-2017 tại Hà Nội.

Ông sinh năm 1928, tên thật là Trần Quang Huy, đậu tú tài thời Pháp thuộc. Năm 17 tuổi, ông tham gia hoạt động bí mật chống thực dân Pháp, từng bị bắt giam. Ông là thư ký của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từ năm 19 tuổi.

Ông về làm việc tại Văn phòng Chính phủ từ năm 1947, đó là những năm đầu tiên sau khi Văn phòng Chính phủ được thành lập (năm 1945).

Về sáng tác, sau tập Cửa mở (1970), Việt Phương có các tác phẩm: Cửa đã mở (2008), Bơ vơ đông đảo (2009), Nhặt nắng trong sương (2009), Cỏ dọc đường trần (2010), Cát dưới chân người (2011), Sống (2012), Lan (2013, Nắng (2013).


Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ghi sổ tang tại lễ tang nhà thơ Việt Phương - Ảnh: V.V. Tuân


Nhà sử học Dương Trung Quốc chắp tay nhìn mặt di hài nhà thơ Việt Phương lần cuối - Ảnh: NAM TRẦN


Bạn bè và người thân chia sẻ nỗi đau thương với gia đình nhà thơ - Ảnh: NAM TRẦN


Bộ trưởng,Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đọc điếu văn tại lễ tang - Ảnh: NAM TRẦN


Con trai nhà thơ, ông Trần Trung Thực xúc động mạnh khi kể về những câu chuyện về cha - Ảnh: NAM TRẦN


Đúng 13h30, lễ di quan nhà thơ Việt Phương được tiến hành, thi hài nhà thơ sẽ được hỏa táng tại đài hóa thân Hoàn Vũ, Hà Nội - Ảnh: NAM TRẦN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét