Thứ Sáu, 19 tháng 5, 2017

Hồ Chí Minh là Doanh nhân văn hóa ?

Hồ Chí Minh là Doanh nhân văn hóa ?
L’image contient peut-être : plein air
L’image contient peut-être : 1 personne, plein air

Aucun texte alternatif disponible.

HCM sinh năm 1980 ?

Báo điện tử Trung Quốc cho biết, người hát cho Cụ Hồ nghe trước lúc mất là một nữ y tá Trung Quốc là Vương Tây Minh, xem tại đây:

Các thầy thuốc Trung Quốc bên cạnh Bác vào những năm tháng cuối đời
2013-05-21

Bác Hồ với các y bác sĩ Trung Quốc
Bác sĩ Trương Hiếu người ngồi bên phải-ảnh tư liệu do con gái Bác sĩ Hiếu cung cấp.


Những ngày cuối tháng 8, tình trạng sức khỏe của Bác trở nên nguy kịch, các bác sĩ Trung Quốc và Việt Nam không kể ngày đêm túc trực bên cạnh Người. Các bác sĩ Trung Quốc, không nề hà khó khăn, mệt nhọc. Để nâng cao hiệu quả của thuốc chích Erytromyxin, bao giờ các bác sĩ Trung Quốc cũng lấy thuốc tiêm thí nghiệm trên thân mình trước khi tiêm cho Bác.

Một ngày trong hạ tuần tháng 8, Bác nhìn các bác sĩ Trung Quốc đứng cạnh nói nhỏ: "Mong nghe ai hát một bài ca Trung Quốc". Chị y tá trưởng của bệnh viện Bắc Kinh, lập tức hát một bài ca Trung Quốc cho Bác nghe. Bác nghe xong, mỉm cười. Nữ y tá đó chính là bà Vương Tây Minh. Năm 2008, nhân kỷ niệm 118 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, bà đã có dịp trở lại Việt Nam và xúc động kể lại: "Lúc đó, tôi đã hát một bài hát Trung Quốc. Tôi xúc động nên hát không được hay lắm. Nghe xong, Bác giơ tay lên và ý nói cảm ơn. Bác để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc về một vị Chủ tịch nước thật giản dị, hiền từ".


AQ11:55 18 tháng 5, 2017

Nhưng theo Vương Tinh Minh, y tá trưởng Bệnh viện Bắc Kinh, thành viên Tổ bác sĩ Trung Quốc sang Việt Nam chữa bệnh cho Bác Hồ, tháng 8-1969, người chứng kiến cụ Hồ chết lại nói khác.
Cụ Hồ trước khi chết không khóc mà cười, cụ cười những 3 lần. Cụ Hồ không muốn nghe bài hát Việt nam mà muốn nghe bài hát Trung Quốc. Không có em bé nào có thể vào đó mà hát khi cụ Hồ lâm chung được. Nguyên văn lời bà này: "Chiều hôm đó sức khỏe của Bác đã có chuyển biến tốt lên một chút, Bác nói muốn nghe một câu hát Trung Quốc. Các đồng chí đề nghị tôi hát. Tôi nói thật là hát cũng không tốt lắm, nhưng để vui lòng Bác, vì tình hữu nghị Trung-Việt, tôi đã hát một bài hát mà nhiều người thuộc và hát được, bài hát có nội dung chính là ra khơi xa phải vững tay chèo. Bác nghe xong rất vui, Bác nở nụ cười hiền từ. Bác nắm nhẹ tay tôi, tặng tôi một bông hoa biểu thị cảm ơn. Đó là lần thứ ba tôi thấy Bác cười. Và đó cũng là nụ cười cuối cùng của Người”.
Tôi tin lời bà này hơn, vì bà là người trực tiếp hát cho cụ Hồ nghe, lại trực tiếp chứng kiến cụ Hồ chết. Nó đáng tin hơn kiểu nghe hơi của ông Trần Hoàn, lại được chính báo của đảng và quân đội Việt Nam xác nhận (Ba lần Bác cười trước lúc đi xa, http://119.15.167.94/qdndsite/vi-vn/61/43/bao-xuan-canh-dan-2010/ba-lan-bac-cuoi-truoc-luc-di-xa/101538.html)
Trả lời


Nặc danh12:25 18 tháng 5, 2017

báo Trung Quốc trong bài "CỰU ĐẠI SỨ TQ TỪNG NHƯ THƯ KÝ RIÊNG VÀ Ở BÊN HỒ CHÍ MINH ĐẾN CUỐI ĐỜI". (Bài này được báo Quân Đội Nhân Dân Việt Nam dịch và đăng lên báo)

Người đó là Trương Đức Duy,phiên dịch tiếng Việt có thâm niên của nước ta, sinh năm 1930 ở Quảng Đông, từng là Hoa kiều học tập tại Việt Nam. Năm 1954, tham gia thành lập Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, phụ trách phần phiên dịch và điều tra nghiên cứu, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Trung Quốc tại Việt Nam.
Năm 1967, Hồ Chí Minh bị bệnh đến Trung Quốc nghỉ dưỡng, Trương Đức Duy làm phiên dịch theo suốt cả thời gian này. Trong khoảng thời gian 2 năm sau đó, Trương Đức Duy luôn ở bên Hồ Chí Minh cho đến khi Hồ Chí Minh qua đời.

Trị liệu được hơn 2 tháng, hiệu quả chữa trị rõ, Hồ Chí Minh rất hài lòng, vì nhớ đến cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước của Việt Nam, nên ngày 1 tháng 7 năm 1967 đã rời Quảng Châu quay về Hà Nội."
It lâu, HCM bị bệnh, lại được đưa qua Trung Quốc, nằm tại Nhà điều dưỡng Trung ương Ngọc Tuyền Sơn ở Bắc Kinh dưỡng bệnh trong hơn nửa năm.

Trong khoảng thời gian 2 năm tiếp đó, Tổ chăm sóc y tế còn từng 3 lần đến Hà Nội chữa bệnh cho Hồ Chí Minh. Mùa hè năm 1969, Hồ Chí Minh muốn để cho Tổ chăm sóc y tế được về Trung Quốc nghỉ phép 1 tháng, tiện thể nhờ Trương Đức Duy mang thư đến cho Thủ tướng Chu Ân Lai luôn.  

Vào trung tuần tháng 8 năm đó, Hồ Chí Minh ra ngoài đi thị sát đột nhiên bị cảm, dẫn đến viêm phế quản cấp, từng bị choáng mất một lúc. Cả bệnh tim và bệnh mạch máu não cùng phát, tiếp đến viêm phế quản chuyển thành viêm phổi cấp.

Bắt đầu từ ngày 25 tháng 8, Bắc Kinh điều sang thêm liên tiếp 2 tốp chuyên gia và đội chăm sóc y tế Đông, Tây y…, mang theo các loại thuốc cấp cứu và dụng cụ đáp chuyên cơ tới Hà Nội. Các thầy thuốc Trung Quốc thay phiên túc trực ngày đêm bên giường bệnh Hồ Chí Minh, đã dùng một loạt các biện pháp trị liệu, nhưng đều không thấy có hiệu quả.

“Tôi còn nhớ rất rõ, trong những ngày tháng cuối cùng ấy, ông cụ tỏ ra rất yên lặng”. Trương Đức Duy nói, ông luôn ở trước giường Hồ Chí Minh, có lần Hồ Chí Minh bị hôn mê khi tỉnh lại, nhìn thấy hộ lý Trung Quốc đứng bên giường còn yêu cầu các cô hát.
Hai cô hộ lý liền khẽ hát bài hát “Ca ngợi xã hội chủ nghĩa” đã quen thuộc với mọi người.

Hồ Chí Minh nghe xong mỉm cười gật đầu, mãn nguyện chìm vào giấc ngủ.
Rạng sáng ngày 2 tháng 9, Hồ Chí Minh đã không còn tự chủ được hơi thở, tim ngừng đập hoàn toàn. Các bác sĩ Trung Quốc đã sử dụng mọi loại thiết bị, nhưng cuối cùng vẫn không thể hồi phục được nhịp tim cho ông cụ.

Ba tốp chuyên gia chăm sóc y tế do Chu Ân Lai lệnh điều thêm vào ngày hôm đó còn chưa kịp tới Hà Nội thì tử thần đã cướp đi mất sinh mạng của Hồ Chí Minh. Đồng hồ điểm đúng 9 giờ 47 phút ngày 2 tháng 9 năm 1969, Hồ Chí Minh đã không vượt qua nổi cái mốc 79 tuổi. (Nguồn: “Báo Pháp chế buổi chiều”) (HCM, XXIII )

Như vậy, hoặc là Trương đức Duy, hoặc là Trần Hoàn, một trong 2 có một tên nói láo.Trả lời


Nặc danh17:08 18 tháng 5, 2017

Hiểm nhỉ, rốt cục trước khi mất cụ Hồ nghe dân ca quan họ, hay nghe cô y tá Khựa hát dân ca Tung Của? Trần Hoàn đúng hay Vương Tây Minh đúng đây? Giờ cả Tố Hữu, Võ Nguyên Giáp, Vũ Kỳ đếu mất cả rồi, biết lấy ai để hỏi cho rõ.

Bản nhân nghĩ, có lẽ cụ Hồ nghe dân ca Tung Của là đúng, bởi lẽ cụ khôn lắm, lúc nào cũng tranh thủ ngoại giao, đến chết cụ vẫn tranh thủ ngoại giao, thể hiện sự thân thiết với nước lớn để nhờ vả, bởi thế cụ nghe dân ca Tung Của cho thân thiện với bạn Mao Sếnh Sáng. Chê cụ Hồ cái gì thì chê, chứ riêng khoản ngoại giao thì cụ là bậc thầy.Trả lời


Nặc danh17:08 18 tháng 5, 2017

Trong hai câu chuyện với hay dữ kiện HOÀN TOÀN TRÁI NGƯỢC nhau. Như vậy phải có một anh bịa đặt trắng trợn. Câu hỏi đặt ra là anh nào (tàu hay ta) đáng tin hơn?
Công tâm mà nói, bài của anh tàu viết có vẻ sát với thực tế hơn, vì khi một nhân vật cao cấp hấp hối trên giường bệnh, việc người này được vây quanh bởi các nhân viên y tế, chứ lấy đâu ra "em gaí nhỏ" vô danh nào lọt được vào phòng bệnh của một lãnh tụ quan trọng??? Vả lại, bà y tá tàu này còn được ghi nhận là đã trở lại VN để hãnh diện kể lại thành tích 1 0 2 của bà một cách hồn nhiên vô tư (làm cho "ai kia" phải thẹn thùng mắc cỡ vì bị bể mánh hihi )
Trả lời


Nặc danh17:53 18 tháng 5, 2017

Vậy ai mới là người hát cho Bác Hồ nghe? Y tá Việt Nam hay y tá Trung Quốc?Trả lời

Trả lời


Nặc danh03:08 19 tháng 5, 2017

Không tìm thấy cô y tá Việt. Chắc cô ta trốn, không muốn nhận vinh dự. Nhiều người có lòng tự trọng cao, hơn mức mà ban tuyên giáo cần.

https://xuandienhannom.blogspot.com/2017/05/tu-lieu-lich-su-quy-ve-cu-ho-qua-loi.html

1 nhận xét:

  1. Tấm bảng viết "Hồ Cí Minh lad doanh nhân văn hóa thế giới", không phải ngươì ta viết sai đâu. Mà người ta cố ý viết như vậy. Bởi vì ông Hồ đâu phải là "danh nhân văn hóa thế giới". Mà người ta cứ bắt người này viết là "danh nhân", cho nên người này phải viết chệch ra như vậy là rất cao sâu.

    Trả lờiXóa