Bản án chế độ thực dân Pháp – Chương X
CHỦ NGHĨA GIÁO HỘI
Trong thời kỳ bình định, các sứ giả của Chúa cũng hoạt động chẳng kém. Hệt như bọn gian phi rình lúc mọi người đang hoảng hốt để nhảy vào hôi của sau khi nhà cháy, các nhà truyền giáo chúng ta cũng thừa lúc đất nước rối loạn sau cuộc xâm lăng để… phục vụ Chúa. Kẻ thì tiết lộ những bí mật mà con chiên đã nói ra khi xưng tội và nộp những người An Nam yêu nước cho bọn chiến thắng đem lên máy chém hay giá treo cổ. Kẻ thì toả đi khắp nơi để vơ vét những tín đồ bị bắt buộc phải theo đạo.
Có linh mục nọ “chân đi đất, quần xắn đến mông, lưng thắt bao đạn, vai khoác súng dài, hông đeo súng ngắn, dẫn đầu một đoàn con chiên vác giáo mác và súng kíp; đó là lối vũ trang phát triển tín đồ của một linh mục với sự yểm hộ của quân đội chúng ta do ông ta hướng dẫn, xông vào các làng bên lương mà ông đã báo trước với các nhà cầm quyền là làng phản nghịch”.
Sau cuộc hành quân đánh chiếm Bắc Kinh, chỉ riêng một mình giám mục Phavie, sứ đồ của giáo hoàng, ngũ hạng bắc đẩu bội tinh, đã bỏ túi 600.000 phrăng của ăn cướp được. Một người thấy tận mắt kể lại: “Dưới sự chỉ huy của giám mục Phavie, một đoàn dài xe bò và xe ngựa có 300 đến 400 giáo dân cùng lính bộ và lính thuỷ Pháp hộ tống đã kéo đến trước phủ đệ của hoàng thân Lý. Họ đóng vai những kẻ dọn nhà vì lợi ích của Chúa!… Xong việc, lính tráng mỗi người nhận được một ngân phiếu 200 phrăng, do dòng tu thánh Vanhxăng đờ Pôn trả”. Trong một bản báo cáo chính thức, chúng tôi đọc thấy lời buộc tội đanh thép này: “Việc cướp bóc tập thể do giám mục Phaviê điều khiển là gương xấu làm cho kỷ luật ngấm ngầm bị đổ vỡ”.
Tất nhiên không phải chỉ có một mình giám mục Phavie truyền giáo theo lối ấy. Đức cha còn có nhiều đối thủ nữa. Người ta kể: “Khi lệnh giới nghiêm vừa bãi bỏ, thì các giáo sĩ liền dẫn lính xông vào nhà các chủ ngân hàng quen thuộc mà họ biết có cất giấu vàng thoi. Họ mang theo học sinh chủng viện hoặc những người Hoa mới theo đạo, để những người này làm việc thiện bằng cách giúp họ cướp giật đồng bào của mình và kiếm tiền cho các cha cố từ thiện làm công việc Chúa”.
Nếu kể hết ra đây tất cả những hành vi ác quỷ của bọn tông đồ xứng đáng của đạo từ thiện này thì sẽ quá dài. Nhân đây chỉ kể sơ một vài việc: Một cha xứ nọ đã nhốt một em bé bản xứ, đánh đập em, trói em vào cột; khi người chủ của em, một người Âu, đến xin em về, thì cha xô đẩy, đánh đấm, rút súng lục doạ bắn ông. Một cha xứ khác đã bán một em gái An Nam đi đạo cho một người Âu lấy 300 phrăng. Một cha khác đánh gần chết một học sinh chủng viện người bản xứ. Dân làng người bị nạn rất căm phẫn, trong khi chờ công lý của Chúa, đã làm đơn kiện tên súc sinh – xin lỗi, tôi muốn nói vị cha đáng kính -, thì công lý thế tục đã doạ những người đi kiện ngây thơ ấy rằng: “Dè chừng! các con ạ! chớ có kiếm chuyện, nếu không thì…” Đức cha M… chẳng đã tuyên bố rằng nền học vấn Pháp là nguy hiểm cho người An Nam đó sao? Còn đức cha P… thì chả đã nói rằng Chúa cho cây mây mọc cạnh m… ông người An Nam là Chúa đã có dụng tâm sáng suốt đó sao.
Nếu thiên đường có thật, thì sẽ quá chật không đủ chỗ để chứa chấp tất cả bọn tông đồ thuộc địa can đảm đó. Và nếu Chúa bất hạnh đã chịu đóng đanh trên cây thánh giá trở về cõi thế này, thì chắc Ngài sẽ vô cùng ngao ngán khi thấy “các môn đồ trung thành” của mình thực hiện đức khổ hạnh như thế nào: giáo hội Xiêm chiếm đoạt một phần ba diện tích ruộng đất canh tác trong xứ; giáo hội Nam Kỳ chiếm một phần năm; giáo hội Bắc Kỳ, chỉ riêng ở Hà Nội đã chiếm một phần tư đất đai, cộng thêm một cái vốn bé xíu 10 triệu phrăng. Không cần nói cũng biết là phần rất lớn tài sản ấy, giáo hội giành được bằng những thủ đoạn mà họ không thể và cũng không bao giờ thú nhận.
Đại tá B… viết: “Điều mà người thực dân phải dựa vào nhà nước để làm – thì người truyền giáo cứ làm, bất chấp nhà nước. Bên cạnh lãnh thổ của người chủ đồn điền, mọc lên lãnh thổ của nhà chung. Chẳng bao lâu nữa, sẽ không còn rẻo đất nào cho người An Nam có thể sinh cơ lập nghiệp nếu không cam chịu kiếp nông nô!”.
Amen! Lạy Chúa tôi.
*
* *
Chúa đầy lòng nhân ái và toàn năng. Là đấng sáng thế tối cao, Người đã nặn ra một chủng tộc gọi là thượng đẳng để đặt lên lưng một chủng tộc gọi là hạ đẳng cũng do Người nặn ra. Bởi vậy, mọi đoàn đi khai hoá – dù đến Ăngtiơ, Mađagátxca, Tahiti hay là Đông Dương – cũng đều có móc theo một đoàn gọi là đoàn truyền giáo. Chẳng hạn, chúng ta biết rằng Chính phủ Pháp quyết định việc chinh phục Bắc Kỳ là do sự xúi giục của các ngài giáo phẩm thực dân được mụ vợ Napôlêông đệ tam đỡ đầu. Và các vị đó đã làm những gì ? Họ đã lợi dụng lòng hiếu khách của người An Nam để đánh cắp những bí mật quân sự, vẽ những bản đồ nộp cho quân đội viễn chinh. Chúng tôi không hiểu tiếng latinh gọi cái công việc ấy là gì, chứ tiếng Pháp thông dụng thì gọi đó là làm gián điệp.
Bọn Gácniê, bọn Rivie và bè lũ không am hiểu địa phương và không biết tiếng bản xứ thì đã có bọn truyền giáo làm thông ngôn và chỉ điểm cho chúng. Trong vai trò này, các vị mang chức thánh không bỏ lỡ dịp nào để thực hiện đức nhân của đạo Chúa. Có linh mục đã bảo lính: “Đốt làng này đi, nó đã không nộp thuế cho chúng ta”, hay là: “tha cho làng này, nó đã quy thuận chúng ta” (GI.B). Chúng ta đây tức là giáo hội.
Hàng giáo sĩ thuộc địa không những phải chịu trách nhiệm gây ra chiến tranh thuộc địa, mà còn là bọn kéo dài chiến tranh, bọn chủ trương đánh đến cùng, không chịu điều đình “non”. Đô đốc R.đờ Giơnuiy trong một bản báo cáo với Bộ Hải quân đã viết rằng: “Tôi muốn tìm cách giao thiệp với nhà cầm quyền An Nam để ký kết một hoà ước, nhưng đã gặp những trở ngại rất lớn do các nhà truyền giáo gây ra… Một hoà ước với người An Nam, dù có lợi bao nhiêu, cũng chẳng thoả mãn được lòng ham muốn của các ông ấy. Họ muốn đánh chiếm hết cả nước và lật đổ triều đại đang trị vì. Giám mục Penlơranh đã nhiều lần nói như thế và đó cũng là ý kiến của giám mục Lơphevrơ”.
Phải chăng đó là vì yêu nước ? Không, bởi vì ở đoạn sau của bản báo cáo, đô đốc đã nói rõ rằng, “những giáo sĩ hoạt động ở Nam Kỳ hy sinh quyền lợi của nước Pháp cho những mục đích riêng tư”.
Mẩu chuyện sau đây chứng minh cho ý kiến đó:
Vua Hàm Nghi rời bỏ kinh thành của mình bị quân Pháp chiếm. Ông đem nghĩa quân vây một làng do người theo đạo chống giữ, trong đó có sáu nhà truyền giáo. Một tướng Pháp được tin báo, liền điều đình với một cố đạo cho mượn thuyền chở quân đi giải vây. Cố đạo khước từ, bảo rằng thuyền đi đánh cá ngoài khơi hết, ba bốn ngày nữa mới về. Sau khi điều tra, viên tướng biết là tên cố đạo đã cố ý phân tán thuyền bè để quân tiếp viện không thể đi được. Viên tướng bèn đòi cố đạo đến bảo: “Nếu không có thuyền cho tôi trong sáu giờ nữa thì tôi sẽ cho bắn ông”. Thuyền đến, viên tướng hỏi vị cha đáng kính: “Tại sao lại nói dối ?” – “Thưa tướng quân, nếu để các giáo sĩ bị chết rồi tướng quân mới đến, thì chúng tôi sẽ có thêm sáu người tử vì đạo để phong thánh”.
Đấy là những hành động phúc âm mà các “Cha nhà ta” nỗ lực làm hằng ngày và bao giờ cũng là nhân danh Chúa cả.
Hết: CHƯƠNG X , xem tiếp: CHƯƠNG XI
Đánh máy: HuyTran
Nguồn: HuyTran
Vnthuquan – Thư viện Online
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 27 tháng 11 năm 2006
Sau cuộc hành quân đánh chiếm Bắc Kinh, chỉ riêng một mình giám mục Phavie, sứ đồ của giáo hoàng, ngũ hạng bắc đẩu bội tinh, đã bỏ túi 600.000 phrăng của ăn cướp được. Một người thấy tận mắt kể lại: “Dưới sự chỉ huy của giám mục Phavie, một đoàn dài xe bò và xe ngựa có 300 đến 400 giáo dân cùng lính bộ và lính thuỷ Pháp hộ tống đã kéo đến trước phủ đệ của hoàng thân Lý. Họ đóng vai những kẻ dọn nhà vì lợi ích của Chúa!… Xong việc, lính tráng mỗi người nhận được một ngân phiếu 200 phrăng, do dòng tu thánh Vanhxăng đờ Pôn trả”. Trong một bản báo cáo chính thức, chúng tôi đọc thấy lời buộc tội đanh thép này: “Việc cướp bóc tập thể do giám mục Phaviê điều khiển là gương xấu làm cho kỷ luật ngấm ngầm bị đổ vỡ”.
Tất nhiên không phải chỉ có một mình giám mục Phavie truyền giáo theo lối ấy. Đức cha còn có nhiều đối thủ nữa. Người ta kể: “Khi lệnh giới nghiêm vừa bãi bỏ, thì các giáo sĩ liền dẫn lính xông vào nhà các chủ ngân hàng quen thuộc mà họ biết có cất giấu vàng thoi. Họ mang theo học sinh chủng viện hoặc những người Hoa mới theo đạo, để những người này làm việc thiện bằng cách giúp họ cướp giật đồng bào của mình và kiếm tiền cho các cha cố từ thiện làm công việc Chúa”.
Nếu kể hết ra đây tất cả những hành vi ác quỷ của bọn tông đồ xứng đáng của đạo từ thiện này thì sẽ quá dài. Nhân đây chỉ kể sơ một vài việc: Một cha xứ nọ đã nhốt một em bé bản xứ, đánh đập em, trói em vào cột; khi người chủ của em, một người Âu, đến xin em về, thì cha xô đẩy, đánh đấm, rút súng lục doạ bắn ông. Một cha xứ khác đã bán một em gái An Nam đi đạo cho một người Âu lấy 300 phrăng. Một cha khác đánh gần chết một học sinh chủng viện người bản xứ. Dân làng người bị nạn rất căm phẫn, trong khi chờ công lý của Chúa, đã làm đơn kiện tên súc sinh – xin lỗi, tôi muốn nói vị cha đáng kính -, thì công lý thế tục đã doạ những người đi kiện ngây thơ ấy rằng: “Dè chừng! các con ạ! chớ có kiếm chuyện, nếu không thì…” Đức cha M… chẳng đã tuyên bố rằng nền học vấn Pháp là nguy hiểm cho người An Nam đó sao? Còn đức cha P… thì chả đã nói rằng Chúa cho cây mây mọc cạnh m… ông người An Nam là Chúa đã có dụng tâm sáng suốt đó sao.
Nếu thiên đường có thật, thì sẽ quá chật không đủ chỗ để chứa chấp tất cả bọn tông đồ thuộc địa can đảm đó. Và nếu Chúa bất hạnh đã chịu đóng đanh trên cây thánh giá trở về cõi thế này, thì chắc Ngài sẽ vô cùng ngao ngán khi thấy “các môn đồ trung thành” của mình thực hiện đức khổ hạnh như thế nào: giáo hội Xiêm chiếm đoạt một phần ba diện tích ruộng đất canh tác trong xứ; giáo hội Nam Kỳ chiếm một phần năm; giáo hội Bắc Kỳ, chỉ riêng ở Hà Nội đã chiếm một phần tư đất đai, cộng thêm một cái vốn bé xíu 10 triệu phrăng. Không cần nói cũng biết là phần rất lớn tài sản ấy, giáo hội giành được bằng những thủ đoạn mà họ không thể và cũng không bao giờ thú nhận.
Đại tá B… viết: “Điều mà người thực dân phải dựa vào nhà nước để làm – thì người truyền giáo cứ làm, bất chấp nhà nước. Bên cạnh lãnh thổ của người chủ đồn điền, mọc lên lãnh thổ của nhà chung. Chẳng bao lâu nữa, sẽ không còn rẻo đất nào cho người An Nam có thể sinh cơ lập nghiệp nếu không cam chịu kiếp nông nô!”.
Amen! Lạy Chúa tôi.
*
* *
Chúa đầy lòng nhân ái và toàn năng. Là đấng sáng thế tối cao, Người đã nặn ra một chủng tộc gọi là thượng đẳng để đặt lên lưng một chủng tộc gọi là hạ đẳng cũng do Người nặn ra. Bởi vậy, mọi đoàn đi khai hoá – dù đến Ăngtiơ, Mađagátxca, Tahiti hay là Đông Dương – cũng đều có móc theo một đoàn gọi là đoàn truyền giáo. Chẳng hạn, chúng ta biết rằng Chính phủ Pháp quyết định việc chinh phục Bắc Kỳ là do sự xúi giục của các ngài giáo phẩm thực dân được mụ vợ Napôlêông đệ tam đỡ đầu. Và các vị đó đã làm những gì ? Họ đã lợi dụng lòng hiếu khách của người An Nam để đánh cắp những bí mật quân sự, vẽ những bản đồ nộp cho quân đội viễn chinh. Chúng tôi không hiểu tiếng latinh gọi cái công việc ấy là gì, chứ tiếng Pháp thông dụng thì gọi đó là làm gián điệp.
Bọn Gácniê, bọn Rivie và bè lũ không am hiểu địa phương và không biết tiếng bản xứ thì đã có bọn truyền giáo làm thông ngôn và chỉ điểm cho chúng. Trong vai trò này, các vị mang chức thánh không bỏ lỡ dịp nào để thực hiện đức nhân của đạo Chúa. Có linh mục đã bảo lính: “Đốt làng này đi, nó đã không nộp thuế cho chúng ta”, hay là: “tha cho làng này, nó đã quy thuận chúng ta” (GI.B). Chúng ta đây tức là giáo hội.
Hàng giáo sĩ thuộc địa không những phải chịu trách nhiệm gây ra chiến tranh thuộc địa, mà còn là bọn kéo dài chiến tranh, bọn chủ trương đánh đến cùng, không chịu điều đình “non”. Đô đốc R.đờ Giơnuiy trong một bản báo cáo với Bộ Hải quân đã viết rằng: “Tôi muốn tìm cách giao thiệp với nhà cầm quyền An Nam để ký kết một hoà ước, nhưng đã gặp những trở ngại rất lớn do các nhà truyền giáo gây ra… Một hoà ước với người An Nam, dù có lợi bao nhiêu, cũng chẳng thoả mãn được lòng ham muốn của các ông ấy. Họ muốn đánh chiếm hết cả nước và lật đổ triều đại đang trị vì. Giám mục Penlơranh đã nhiều lần nói như thế và đó cũng là ý kiến của giám mục Lơphevrơ”.
Phải chăng đó là vì yêu nước ? Không, bởi vì ở đoạn sau của bản báo cáo, đô đốc đã nói rõ rằng, “những giáo sĩ hoạt động ở Nam Kỳ hy sinh quyền lợi của nước Pháp cho những mục đích riêng tư”.
Mẩu chuyện sau đây chứng minh cho ý kiến đó:
Vua Hàm Nghi rời bỏ kinh thành của mình bị quân Pháp chiếm. Ông đem nghĩa quân vây một làng do người theo đạo chống giữ, trong đó có sáu nhà truyền giáo. Một tướng Pháp được tin báo, liền điều đình với một cố đạo cho mượn thuyền chở quân đi giải vây. Cố đạo khước từ, bảo rằng thuyền đi đánh cá ngoài khơi hết, ba bốn ngày nữa mới về. Sau khi điều tra, viên tướng biết là tên cố đạo đã cố ý phân tán thuyền bè để quân tiếp viện không thể đi được. Viên tướng bèn đòi cố đạo đến bảo: “Nếu không có thuyền cho tôi trong sáu giờ nữa thì tôi sẽ cho bắn ông”. Thuyền đến, viên tướng hỏi vị cha đáng kính: “Tại sao lại nói dối ?” – “Thưa tướng quân, nếu để các giáo sĩ bị chết rồi tướng quân mới đến, thì chúng tôi sẽ có thêm sáu người tử vì đạo để phong thánh”.
Đấy là những hành động phúc âm mà các “Cha nhà ta” nỗ lực làm hằng ngày và bao giờ cũng là nhân danh Chúa cả.
Hết: CHƯƠNG X , xem tiếp: CHƯƠNG XI
Đánh máy: HuyTran
Nguồn: HuyTran
Vnthuquan – Thư viện Online
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 27 tháng 11 năm 2006
https://tennguoidepnhat.net/2012/02/01/b%E1%BA%A3n-an-ch%E1%BA%BF-d%E1%BB%99-th%E1%BB%B1c-dan-phap-ch%C6%B0%C6%A1ng-x/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét