Thứ Hai, 9 tháng 1, 2017

Ở xứ sở này bạn đừng nên nổi bật

Ở xứ sở này bạn đừng nên nổi bật
Đỗ Hùng - Trên thực tế thì con rồng Pikachu kia vốn đã tồn tại ở đấy lâu rồi mà có ai thèm quan tâm đâu. Đến hôm kia người ta mới khoác cho nó tấm áo vàng bằng hoa giả và kết cục là nó bị ném đá tả tơi. Giá mà nó cứ âm thầm xanh như trước thì có phải là an toàn không?! Đang yên đang lành tự nhiên rực rỡ lên làm gì?! Giờ hối hận thì đã quá muộn. Tóm lại bài học ở đây là gì? Là ở xứ sở này bạn đừng nên nổi bật quá. Hãy giỏi giang nhưng đừng xuất chúng, hãy đặc biệt nhưng đừng khác biệt. Ở xứ sở này, “không giống ai” được mặc định là xấu xa, sai trái!
Vậy là con rồng/Pikachu/Vịt bầu xứ Hải Phòng mới rực rỡ lên được vài ngày đã bị ném đá bầm dập đến mức phải trùm mền. Thật là ngang trái.

Công bằng mà nói thì người làm con rồng ở Hải Phòng là (một) nghệ sĩ tài hoa. Chỉ với một hình ảnh giản dị thôi mà đã khiến người xem hình dung ra đủ thứ, tùy theo trải nghiệm của mỗi cá nhân.

Nông dân thì so sánh đầu rồng với đầu vịt sạch đầm anh Vươn. Dân chơi Pokemon Go thì so sánh với Pikachu. Một vài người bảo giống chó. Người khác bảo nó giống con sâu. Rồng biến ảo là đây chứ đâu!

Riêng mình thấy những người bảo con này không giống con rồng thì thật là vô lý, bởi vì đó là nhận định hoàn toàn dựa trên những hiểu biết, trải nghiệm của cá nhân người đó về những hình rồng mà họ thấy đâu đó ở đình chùa, miếu mạo hoặc lác đác trong sách vở. Phán xét đó không được đi kèm với lập luận chặt chẽ, hoặc bằng chứng rõ ràng để chứng minh, bởi lẽ rồng không hề là một sinh vật có thật nên có ai từng biết mặt mũi nó thế nào đâu mà bảo tượng rồng thì phải thế này chứ không được thế kia.

Vật thể màu vàng rực rỡ trườn trên đường Lê Hồng Phong, nói cho cùng, chỉ thêm vào một biến thể trong hình dung phong phú của con người về một “sinh vật” không hề tồn tại. Xét từ khía cạnh ấy thì có thể thấy hình dung của nghệ sĩ đất Cảng thật là thú vị. Nó mang đến nụ cười cho nhiều người!

Báo Thanh Niên khi phỏng vấn một vài người dân bên đường đã thu được vài phản ứng rất chi là vui: người bảo giống vịt, người bảo nhờ vậy mà con đường sáng sủa hẳn lên, người nói “không được bảo nó xấu”, “chưa thấy con nào đẹp như vậy”…

Cá nhân mình thì chưa bao giờ thấy một con rồng nào ngộ nghĩnh, vui mắt như thế.

Nhưng bây giờ vật thể vui mắt ấy sắp bị bứng đi rồi (theo Tuổi Trẻ).

Một điều nữa mình muốn nói, và điều này mới quan trọng nhất, đó là trên thực tế thì con rồng Pikachu kia vốn đã tồn tại ở đấy lâu rồi mà có ai thèm quan tâm đâu. Đến hôm kia người ta mới khoác cho nó tấm áo vàng bằng hoa giả và kết cục là nó bị ném đá tả tơi. Giá mà nó cứ âm thầm xanh như trước thì có phải là an toàn không?! Đang yên đang lành tự nhiên rực rỡ lên làm gì?! Giờ hối hận thì đã quá muộn.

Tóm lại bài học ở đây là gì? Là ở xứ sở này bạn đừng nên nổi bật quá. Hãy giỏi giang nhưng đừng xuất chúng, hãy đặc biệt nhưng đừng khác biệt. Ở xứ sở này, “không giống ai” được mặc định là xấu xa, sai trái!

Rồng thì phải sừng sộ, gai góc, chớ có ngộ nghĩnh dễ thương nha ahihihi!

Nguyễn Quang Lập:
VỀ SỰ "NỔI BẬT" CỦA ĐỖ HÙNG

Thứ nhất con rồng của văn hoá đại chúng phải phù hợp với gu thẩm mỹ của đám đông. Văn hoá đại chúng là sản phẩm của sự thẩm thấu, không bao giờ chấp nhận sự áp đặt. Những thể nghiệm nghệ thuật trước khi ra với văn hoá đại chúng phải được trắc nghiệm thẩm mỹ ở các bảo tàng. Anh không thể ném ra văn hoá đại chúng một quái dị rồi bảo đó là con rồng theo quan niệm của tôi. Nếu là quan niệm của anh mà không được các bảo tàng nghệ thuật chấp nhận thì hãy đem về đặt ở nhà của anh nhé.

Thứ hai cái con rồng HP kia chẳng có độc đáo sáng tạo quái gì, nó chỉ là sự cóp nhặt của con Picachu xứ tây. Giá nó cũng phủ cây xanh như xứ tây thì còn dễ chịu, đằng này nó được phủ một lớp hoa nhựa giả màu vàng chói trông muốn ói. Làm sao có thể gọi đó là tác phẩm “khác biệt”, “giỏi giang”, “xuất chúng”?

Văn hoá nào cũng đều ưa thích sự nổi bật, kể cả văn hoá vô sản. Nhưng nổi bật khác với những trò chơi trội của đám dị nhân. Hình rồng- xe- máy dưới đây cũng “nổi bật” đấy chứ? Nó cũng là một con rồng theo quan niệm: “Rồng có thật đâu, tại sao phải xoắn?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét