Một quốc gia cần mấy đầu tàu?
Về mặt hình thức, để xảy ra sự trùng lắp khái niệm “đầu tàu” trong các bài phát biểu của Thủ tướng Phúc trước hết phải trách ông Phúc chủ quan và thiếu cẩn trọng trong khâu xử lý bài phát biểu. Nếu ông Phúc biết sự chồng chéo này mà vẫn cố ý không điều chỉnh, tức tầm nhìn và triết lý quản trị đất nước của ông, như đã trình bày, chưa kỹ càng. Trong khi đó, bộ phận soạn thảo phát biểu của Thủ tướng Phúc dường như cũng mơ hồ và cẩu thả về nội dung mà họ soạn thảo.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. (Ảnh tư liệu)
Mới đây mạng xã hội lại một phen nhốn nháo khi vào dịp cuối năm 2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, không biết vô tình hay cố ý, đã nhấn mạnh cụm từ “vai trò đầu tàu” của thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Hà Nội cùng nhiều địa phương khác như Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Bình Dương, Cần Thơ, thậm chí là Long An, với kỳ vọng các địa phương này “trở thành đầu tàu kinh tế cho cả nước”.
Điểm tương đồng đáng lưu ý này trong các bài phát biểu nhanh chóng được phát hiện và được nhiều người mổ xẻ, có người cho rằng đó là chuyện bình thường vì chúng chỉ là những phát biểu mang tính khích lệ. Tuy nhiên, đã có người phản đối vì cho rằng khái niệm “đầu tàu kinh tế” này nghe như một trò hề.
Tôi chợt nhớ có bài hát rằng “một đoàn tàu có mấy sân ga, xin em xem anh như một ga nhỏ dọc đường”. Như vậy một đoàn tàu có thể có nhiều sân ga, nhưng một con tàu không thể có quá hai đầu (đầu thuận và đầu ngược lại). Thậm chí ngay cả các ga tàu, tuy có nhiều, nhưng chính yếu cũng thường chỉ là một, hai chứ không phải ở đâu cũng là ga chính. Nói như thế để thấy quan điểm muốn nơi nào cũng trở thành đầu tàu kinh tế, nghe thì vui tai, nhưng thực ra ẩn chứa nhiều thách thức mà Việt Nam phải đối mặt.
Thứ nhất, chính là sự phân bố nguồn lực kinh tế. Tất nhiên, không vì lời nói của Thủ tướng rằng chỗ nào cũng cần trở thành đầu tàu mà phán xét chính sách của ông ấy. Tuy nhiên, trên thực tế, nếu “đầu tàu kinh tế” mọc khắp nơi thì sẽ dẫn đến tình trạng phân bố nguồn lực dàn trải và thiếu hiệu quả.
Thứ nhất, chính là sự phân bố nguồn lực kinh tế. Tất nhiên, không vì lời nói của Thủ tướng rằng chỗ nào cũng cần trở thành đầu tàu mà phán xét chính sách của ông ấy. Tuy nhiên, trên thực tế, nếu “đầu tàu kinh tế” mọc khắp nơi thì sẽ dẫn đến tình trạng phân bố nguồn lực dàn trải và thiếu hiệu quả.
Để phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, hay các ngành dịch vụ mũi nhọn mang về GDP và môi trường sống tốt cho quốc gia, một số thành phố nhất định (không nhiều) cần phải được tập trung nguồn lực. Mới đây, dư luận rất bức xúc khi nguồn tiền từ thu thuế và GDP của thành Phố Hồ Chí Minh cao ngất ngưỡng, nhưng lượng tiền trả ngược đầu tư cho địa phương này lại giảm mạnh, trong khi các thành phố kém phát triển, nguồn thu thấp thì lại được phân bố rất đậm. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng làm như vậy sẽ khiến Sài Gòn trở nên kiệt sức trước nhu cầu đầu tư.
Người ta ví von, một đứa trẻ đang ăn, đang lớn, làm ra tiền của lại bị cắt giảm chén cơm của nó một cách mạnh bạo, về lâu dài ai sẽ gánh vác đại cục? Nguyên tắc căn bản của đầu tư chính là nguồn lực luôn có hạn, nhu cầu thì vô hạn, vậy nên phải biết chọn điểm phân bố đầu tư hợp thời, hợp thế, từ đó kích thích tăng trưởng của địa phương đó trong khi tìm cách khai thác thế mạnh của các địa phương khác để tạo ra liên kết vùng. Hiểu một cách nôm na, với các đặc tính tự nhiên và xã hội của Việt Nam hiện nay, sẽ có một hoặc hai, hay cùng lắm là 3 khu vực cần được tập trung đầu tư để trở thành đầu tàu, mở rộng chân rết cùng kéo các vùng lân cận phát triển dựa theo kế hoạch liên kết vùng.
Thứ hai, việc phát biểu “muôn nơi như một” cho thấy phía Chính phủ dường như vẫn loay hoay trong việc đặt trọng tâm, hay nói chính xác hơn là xác định trọng tâm phát triển kinh tế của từng vùng. Ví dụ, khu vực Cần Thơ, Long An hay Đồng bằng sông Cửu Long lẽ ra nên đặt trọng tâm vào nông nghiệp sạch, nông nghiệp chất lượng cao; Bình Dương là khu công nghiệp mới giảm tải yêu cầu hạ tầng cho Sài Gòn, Đồng Nai; còn Sài Gòn là khu dịch vụ tài chính - kinh tế trọng điểm, là điểm mấu chốt để mở đường ra cho các vùng lân cận (nông nghiệp, công nghiệp lẫn dịch vụ).
Thứ hai, việc phát biểu “muôn nơi như một” cho thấy phía Chính phủ dường như vẫn loay hoay trong việc đặt trọng tâm, hay nói chính xác hơn là xác định trọng tâm phát triển kinh tế của từng vùng. Ví dụ, khu vực Cần Thơ, Long An hay Đồng bằng sông Cửu Long lẽ ra nên đặt trọng tâm vào nông nghiệp sạch, nông nghiệp chất lượng cao; Bình Dương là khu công nghiệp mới giảm tải yêu cầu hạ tầng cho Sài Gòn, Đồng Nai; còn Sài Gòn là khu dịch vụ tài chính - kinh tế trọng điểm, là điểm mấu chốt để mở đường ra cho các vùng lân cận (nông nghiệp, công nghiệp lẫn dịch vụ).
Điều này tương tự với Đà Nẵng với hệ thống cầu cảng, du lịch là ưu thế; khu vực Quảng Ninh, Hải Phòng cũng cần được xác định các thế mạnh tương tự (ví dụ công nghiệp khai khoáng, du lịch); trong khi Hà Nội là thủ đô văn hóa, trung tâm đầu não chính trị. Nói như thế chỉ là những ví dụ mang tính gợi mở, còn nhiệm vụ xác định trọng tâm của từng vùng của chính phủ phải rõ ràng, cụ thể mới mong có chiến lược liên kết vùng và phát triển toàn diện đất nước.
Về mặt hình thức, để xảy ra sự trùng lắp khái niệm “đầu tàu” trong các bài phát biểu của Thủ tướng Phúc trước hết phải trách ông Phúc chủ quan và thiếu cẩn trọng trong khâu xử lý bài phát biểu. Nếu ông Phúc biết sự chồng chéo này mà vẫn cố ý không điều chỉnh, tức tầm nhìn và triết lý quản trị đất nước của ông, như đã trình bày, chưa kỹ càng. Trong khi đó, bộ phận soạn thảo phát biểu của Thủ tướng Phúc dường như cũng mơ hồ và cẩu thả về nội dung mà họ soạn thảo. Một quốc gia muốn phát triển, trước hết triết lý quản trị đất nước phải rõ ràng và có tầm nhìn, sau đó việc thực hiện phải nghiêm túc và bài bản, ngay cả trong việc soạn thảo một bài phát biểu để thủ tướng vực dậy lòng dân.
Cao Huy Huân
Blog VOA
Về mặt hình thức, để xảy ra sự trùng lắp khái niệm “đầu tàu” trong các bài phát biểu của Thủ tướng Phúc trước hết phải trách ông Phúc chủ quan và thiếu cẩn trọng trong khâu xử lý bài phát biểu. Nếu ông Phúc biết sự chồng chéo này mà vẫn cố ý không điều chỉnh, tức tầm nhìn và triết lý quản trị đất nước của ông, như đã trình bày, chưa kỹ càng. Trong khi đó, bộ phận soạn thảo phát biểu của Thủ tướng Phúc dường như cũng mơ hồ và cẩu thả về nội dung mà họ soạn thảo. Một quốc gia muốn phát triển, trước hết triết lý quản trị đất nước phải rõ ràng và có tầm nhìn, sau đó việc thực hiện phải nghiêm túc và bài bản, ngay cả trong việc soạn thảo một bài phát biểu để thủ tướng vực dậy lòng dân.
Cao Huy Huân
Blog VOA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét