Thứ Năm, 26 tháng 1, 2017

Tuyển: TPP không có VN thì không có ý nghĩa gì

Điên loạn, tự cao tự đại - căn bệnh của các nhà cộng sản:
Ông Trương Đình Tuyển: TPP không có Việt Nam thì không có ý nghĩa gì
Cẩm An - Thanh Thủy | 21/11/2015 - "TPP không có Việt Nam thì chẳng có ý nghĩa gì" là quan điểm được ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, cố vấn cấp cao về đàm phán thương mại đưa ra.

Trong phiên thảo luận buổi chiều, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển mở đầu bằng bài tham luận Gia nhập Hiệp định TPP: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam.

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu rộng, khi cùng với TPP, Việt Nam đang đàm phán và ký kết hiệp định thương mại với nhiều nước. Đặt trong xu thế phát triển của kinh tế thế giới, việc tham gia hội nhập sâu rộng có ý nghĩa rất lớn cho Việt Nam:

Thứ nhất, đó là sự phát triển nhanh mạnh của khoa học công nghệ, đặt ra yêu cầu tổ chức trên phạm vi toàn thế giới.

Thứ hai, toàn cầu hóa kinh tế, tự do thương mại đang trở thành tất yếu của quá trình phát triển.

Thứ ba, sự phát triển bền vững gắn kết tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường trở thành nhu cầu của chính sự phát triển.

Từ những đặc điểm trên của kinh tế thế giới, ông Tuyển chỉ ra ba hệ quả:

Thứ nhất: Nhà nước, doanh nghiệp đi sau, nếu có chiến lược phát triển đúng đắn thì có thể nhanh chóng đuổi kịp, thậm chí vượt qua nước từng phát triển cao hơn mình.

Thứ hai, quy mô không bằng tốc độ, phát triển đúng để có tốc độ cao, nhưng cần có chiến lược đúng đắn, tốc độ nhanh thì cũng sẽ mang lại hiệu quả.

Thứ ba, tư duy sáng tạo mạnh hơn kinh nghiệm. Kinh nghiệm còn giá trị, nhưng giờ tư duy, đặc biệt tư duy sáng tạo có ý nghĩa rất lớn.

Do đó, ông Tuyển cho rằng nền kinh tế cần phải có sự chuyển dịch, thúc đẩy từ công nghệ chế tạo sang công nghệ cao do công nghệ thông tin dẫn dắt; từ lao động cơ bắp sang lao động trí tuệ; từ sản xuất sang dịch vụ; từ thị trường quốc gia sang thị trường khu vực và quốc tế; từ việc xuất khẩu vào các quốc gia đơn lẻ chuyển sang việc xâm nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Tôi đã từng nói thẳng rằng: TPP không có Việt Nam thì không có ý nghĩa gì.

TPP cũng tạo ra cơ hội thu hút đầu tư, xuất khẩu nhưng theo ông Tuyển, thách thức lớn với Việt Nam đó là cạnh tranh diễn ra quyết liệt ở ba cấp độ: giữa sản phẩm, giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp do sức cạnh tranh của doanh nghiệp là sức cạnh tranh của sản phẩm và xây dựng thị trường.



Tuy nhiên, áp lực cạnh tranh lớn nhất và cũng đáng lo ngại nhất mà ông Tuyển chỉ ra là sức ép đổi mới đối với nhà nước. Cũng bởi, doanh nghiệp đứng trước sức ép cạnh tranh buộc họ phải thay đổi, tự giác thay đổi và phải thích nghi.

“Doanh nghiệp có thể phá sản, giảm sản xuất và nhiều lao động bị mất việc làm, nhưng khi doanh nghiệp chuyển đổi, điều chỉnh lại cấu trúc thì sẽ phát triển tốt. Đó là quá trình đào thải mang tính sáng tạo” – Bộ trưởng Trương Đình Tuyển nói.

Tuy nhiên đối với Nhà nước, nguyên Bộ trưởng Bộ thương mại cho rằng với thể chế không ổn định, luôn luôn thay đổi, trong điều kiện đó doanh nghiệp buộc phải làm ăn “chụp giật”, đã tạo điều kiện cho nhóm thao túng chính sách, nên không mang lại hiệu quả.

Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại nói: “Tư duy của nhà nước là chính sách pháp luật để quản lý chứ không phải để cải thiện. Nếu ta tư duy theo pháp luật trật tự, tức là nhà nước cứ tư duy theo kiểu luật lệ chính sách thì sẽ không phát triển được. Do đó, quan trọng nhất là cần phải tạo ra thể chế để tạo ra sức cạnh tranh, điều quan trọng nhất là phải thay đổi thể chế”.

Ông Trương Đình Tuyển cho biết, ông đã bắt đầu từ bỏ từ “Nông nghiệp” và thay bằng “Ngành công nghiệp sản xuất lương thực - thực phẩm”. Giờ lao động phải là lao động trí tuệ, phải tạo ra nhiều giá trị hơn các ngành công nghiệp giá trị thấp.


Hội nhập TPP, nông nghiệp có rất nhiều thách thức mà nhiều nhất là trong ngành chăn nuôi. Các nhà đàm phán đang cố gắng bảo hộ ngành chăn nuôi cho tốt. Tuy nhiên, tôi cho rằng nên bảo hộ những ngành có tiềm năng phát triển, tạo thời gian chuyển dịch. Chúng ta từng bảo hộ mía đường, nhưng ngành mía đường đến giờ chưa đạt được 70 tấn/1ha, trong khi năng suất mía đường ở Lào đã hơn 100 tấn/ha. Bảo hộ dài vô tích sự, không tạo được sức ép.

Vậy nên, tôi cho rằng bảo hộ là cần thiết, nhưng mục tiêu là để chuyển đổi. Còn nếu mục tiêu là để dựa vào thì không nên, vì không tạo được sức ép thúc đẩy ngành phát triển.

Thách thức lớn nhất của nông nghiệp Việt Nam, theo tôi, là thách thức bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Cho dù thuế về 0, doanh nghiệp không đảm bảo được yếu tố này thì các nước cũng không đồng ý tiếp nhận nông sản Việt.

Bàn luận về ngành nông nghiệp, đặt trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, ông Tuyển cho rằng cần phát triển một ngành nông nghiệp theo hướng đa chức năng dựa trên lợi thế so sánh hơn là phát triển một ngành nông nghiệp bình thường.

Theo đó, để phát triển ngành nông nghiệp, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại khuyến nghị:

Thứ nhất, cần triển khai quyết liệt tái cơ cấu gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới, trong đó đưa công nghiệp tác động vào nông nghiệp, áp dụng thành tựu khoa học công nghệ trong tất cả các khâu chọn giống, anh tác, bảo quản, chế biến, phân phối và tiêu thụ…

Đồng thời, hình thành vùng sản xuất lớn, tạo mối liên kết, gắn kết chặt chẽ các công đoạn và đảm bảo phân phối lợi ích hợp lý, hướng tới chất lượng, giá cả phụ thuộc vào quan hệ cung cầu. Cũng theo ông Tuyển, câu chuyện được mùa rớt giá lâu nay vẫn là “nỗi ám ảnh” với ngành nông nghiệp là không có gì ghê gớm, khi mà điều kiện của ngành hiện nay đang còn nhiều bất cập.

Thứ hai, cần phải xác định đúng đắn vai trò của Nhà nước, doanh nghiệp và người nông dân. Trong đó, Nhà nước đóng vai trò tổ chức, quy hoạch phát triển, phát triển hệ thống khuyến nông và thú y; doanh nghiệp phải tham gia nhiều khâu trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, từ khâu đầu đến khâu chế biến bảo quản.
Nguyên bộ trưởng Trương Đình Tuyển đặt bài toán khó cho ngành sữa

http://ttvn.vn/kinh-doanh/ong-truong-dinh-tuyen-tpp-khong-co-viet-nam-thi-khong-co-y-nghia-gi-420152111142938395.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét