Khi xã hội bị tháo rời từng mảnh
càng ngày, xã hội Việt Nam càng bị tháo rời ra từng mảnh, mỗi nhóm lợi ích là một mảnh rời trên đất nước, tình trạng cát cứ quyền lực ngày càng mạnh hơn, tình thế đã đến lúc không còn cưỡng lại được, trên bảo dưới không nghe, dưới thì trước mặt nịnh trên nhưng sau lưng lại nói xấu, lại coi trên chẳng ra gì và nếu có cơ hội thì dưới sẽ xông lên đạp đổ trên đên chiếm ghế… Trên sợ mất quyền lực lại đi cầu cạnh ngoại bang với chiêu bài “mở rộng quan hệ với láng giềng, anh em một cách có chiều sâu…” để nhờ kẻ khác giữ quyền lực, chịu tôi đòi kẻ khác mà ngoài mặt thì lúc nào cũng nhơn nhơn làm ra vẻ có trách nhiệm với quốc gia, dân tộc.Lòng yêu thương, tình đồng loại và tính vị tha, bao dung là chất keo gắn kết con người với con người, gắn kết xã hội, quốc gia dân tộc trở thành một khối bền toàn. Ngược lại, lòng thù hận và tính ích kỉ, tham lam là một thứ tác động làm khối yêu thương nhanh chóng bị rụng rã, xã hội bị tháo rời thành từng mảnh và hơn bao giờ hết, con người tự đối mặt với nỗi bi thảm của chính mình bởi xã hội đã bị nhiễm độc thù hận. Hiện tại, dù có cố gắng nhìn nhận một cách tô hồng nhất thì vẫn không thể không nói rằng xã hội Việt Nam đã bị tháo rời thành từng mảnh và con người đang sống trong bất an.
Tôi có một người bạn học cũ, nay làm việc trong ngành công an, anh mang quân hàm trung tá. Thi thoảng cũng gặp nhau, cà phê, mặc dù vẫn biết là hai người đối ngược nhau về mặt ý thức hệ nhưng chúng tôi vẫn xem nhau là bạn, nói chuyện thoải mái và gạt mọi chuyện ý thức hệ ra khỏi cuộc chuyện trò. Nhưng một khi người ta càng cố gắng gạt bỏ bao nhiêu thì vấn đề đó càng chi phối mạnh bấy nhiêu. Chính vì vậy, nhiều khi hai thằng ngồi với nhau suốt đêm chỉ để bàn về thời sự, nói về thời cuộc.
Và có một điểm lạ, có lẽ do tình bạn thân thiết từ nhỏ nên cuộc nói chuyện luôn thẳng thắn và chưa bao giờ chúng tôi cảm thấy hết quí mến nhau. Cả hai cùng đưa ra kết luận “Xã hội Việt Nam đã thực sự bị tháo rời từng mảnh và đây là một kiếp nạn của dân tộc”. Để chứng minh nhận định của mình, đương nhiên anh bạn tôi đưa ra những dẫn chứng về sự mất đoàn kết, sự công kích lẫn nhau giữa các nhóm, giữa những người hoạt động đấu tranh dân chủ, nhân quyền. Anh tuyệt nhiên không nhắc đến những vấn đề nổi cộm trong hệ thống đảng, nhà nước mà anh phục vụ. Tôi hiểu và thông cảm điều này.
Ngược lại, tôi cũng đồng thuận với những dẫn chứng của anh và dẫn thêm sự tháo rời trong hệ thống nhà nước, hệ thống đảng để chứng minh cho vấn đề xã hội bị tháo rời của mình. Đương nhiên là anh bạn của tôi khó chịu nhưng không thể bác bỏ tôi được. Và thi thoảng, có những cuộc trò chuyện kéo dài suốt đêm như vậy, đến khi nào vợ con gọi thì mới ngưng.
Cái điều anh bạn của tôi nói, rằng các nhóm xã hội dân sự đã không những không tôn trọng nhau mà còn công kích nhau, điều này đến tâm lý ngay cả trong giới đấu tranh mà còn không tôn trọng nhau thì giới khác chắn chắn sẽ chẳng bao giờ tôn trọng giới đấu tranh. Mặc dù có thể là rõ ràng, có thể là mơ hồ, người ta nhận thấy đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền, bảo vệ đất nước trước nạn xâm lăng là một việc làm chính nghĩa, nhưng người ta không thể nễ nang được bởi chính kiểu nói chuyện đôi khi xem thường và mạt sát đối phương của số đông các nhà đấu tranh cũng như các nhóm hoạt động xã hội dân sự.
Đây là vấn đề đáng buồn mà theo anh bạn của tôi là anh vốn dĩ đã thất vọng sau những ngày dài nỗ lực vô nghĩa, anh đôi khi cũng thèm muốn nhìn thấy một thứ gì đó mới mẽ, tươi đẹp và thấm đẫm tình người trong xã hội. Rất tiếc là mọi điều anh thấy đều có chút gì đó vụn vỡ, cảm giác như ai đó đang tiếp tục tháo rời xã hội. Anh nói rằng anh sợ nhất là phải nhìn thấy người ta sỉ vã nhau trên các trang mạng chỉ vì khác nhau một chút về chính kiến. Mà một khi như vậy thì chẳng còn gì là dân chủ. Bởi dân chủ, tiến bộ không bao giờ là bạo động hay bạo lực. Bạo động hay bạo lực ngôn ngữ còn đáng sợ hơn bạo bao động, bạo lực thân thể. Rất tiếc là không ít nhà đấu rtanh dân chủ, nhân quyền và nhà hoạt động xã hội dân sự bị rơi vào tình trạng bạo động, bạo lực ngôn ngữ. Và đây cũng là đầu mối của thù hận, tan vỡ, thiếu gắn kết, nội bộ rời rạc…
Ngược lại, tôi cũng đưa ra những vấn đề mà theo tôi, kẻ đóng vai chủ chốt tháo rời xã hội Việt Nam hiện tại chính là .......... Vì hơn ai hết, đây là đảng cầm quyền, có sức chi phối mọi vấn đề trong xã hội và ngay trên chính trường quốc tế, mọi ký kết, hiệp định, hiệp ước với Việt Nam đều thông qua nhà nước Việt Nam.
Và từ khi thành lập đến nay, các quyết sách ......... đều có tính chất phá vỡ mọi giềng mối của dân tộc. Từ tôn giáo, tâm linh, văn hóa, giáo dục cho đến ứng xử xã hội, nguyên tắc bảo vệ nền trị an… đều trở nên xơ cứng, lỏng lẻo, trì trệ và điều này dẫn đến xã hội Việt Nam ngày càng bất an, người đã hết yêu thương người, người đã biết bóc lột người, người đã đạp lên sinh mạng đồng loại để hưởng thụ, người đã mạnh tay và lạnh lùng bóp chết số phận của đồng loại… Dường như cái ác, sự dã man và lòng thù hận vây bủa xã hội.
Lẽ ra, Việt Nam đã tốt đẹp hơn nhiều và dân chủ hơn nhiều nếu như không có sự can thiệp thô bạo bằng những chính sách xóa bỏ dân tộc, xóa bỏ văn hóa và tâm linh nhằm sáp nhập vào cái giáo điều gọi là “quốc tế Cộng sản”. Nhưng không, đất nước đã không được như thế, dân tộc không những không đoàn kết, tình yêu thương bị mất mà qua thời gian, những chính sách gắt máu, công an trị và bóp chết tự do của người dân, để giới cán bộ, quan chức lộng hành đã nhanh chóng đẩy xã hội Việt Nam đến vực thẳm của lòng thù hận, sự mạt sát và máu lạnh. Điều này diễn ra khắp mọi nơi trên đất nước hình chữ S này và không từ bất kì ngõ ngách nào.
Và càng ngày, xã hội Việt Nam càng bị tháo rời ra từng mảnh, mỗi nhóm lợi ích là một mảnh rời trên đất nước, tình trạng cát cứ quyền lực ngày càng mạnh hơn, tình thế đã đến lúc không còn cưỡng lại được, trên bảo dưới không nghe, dưới thì trước mặt nịnh trên nhưng sau lưng lại nói xấu, lại coi trên chẳng ra gì và nếu có cơ hội thì dưới sẽ xông lên đạp đổ trên đên chiếm ghế… Trên sợ mất quyền lực lại đi cầu cạnh ngoại bang với chiêu bài “mở rộng quan hệ với láng giềng, anh em một cách có chiều sâu…” để nhờ kẻ khác giữ quyền lực, chịu tôi đòi kẻ khác mà ngoài mặt thì lúc nào cũng nhơn nhơn (nói theo cách của Nguyễn Bá Thanh) làm ra vẻ có trách nhiệm với quốc gia, dân tộc.
Và hơn bao giờ hết, xã hội Việt Nam đã bị tháo rời đến chi tiết cuối cùng, đó là sự tương kính đối với người lớn tuổi, sự dịu dàng đối với trẻ em và sự nâng niu đối với phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ đang nuôi con nhỏ, đang phải sống cuộc đời lẻ loi “gà mái nuôi con”. Dường như không hề có sự nễ nang hay một nguyên tắc tương kính, tương thân nào khi ngay vào dịp cận Tết Nguyên Đán, dịp mà gia đình đoàn tụ, con cháu, ông bà sum vầy, dịp mà người người cúng rước Tổ Tiên về để hầu hạ nhang khói trong ba ngày Tết. Nhưng họ đã bắt chị! Điều này chỉ cho thấy nguyên tắc tương kính, nguyên tắc cuối cùng đóng vai trò keo dán xã hội đã bị khô cứng và vỡ vụn!
Liệu chúng ta sẽ sống như thế nào với một xã hội mà ở đó, keo dán, bù lon, ốc vít của lòng yêu thương, sự tương kính đã khô cứng và vỡ vụn? Tội lỗi này do ai gây ra? Và con người phải sống như thế nào để tự làm nóng lòng yêu thương, sự tương kính của mình? Thật là buồn ở những ngày cuối năm, tôi phải ngồi viết những dòng như thế này!
Viết Từ Sài Gòn
Blog RFA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét