Chợ Hà Mật
Hỷ Long - January 11, 2017 - Chợ Hà Mật nằm ngay trên “cửa ngõ” đất Gò Nổi, Quảng Nam. Từ Cầu Mống, tức cầu Câu Lâu, đi xuyên đường Tiệm Rượu, qua cầu Đen, men theo con đường vào trung tâm Gò Nổi, đến đoạn hơi cong và nghiêng, chợ Hà Mật nằm ở một góc không quá kín mà cũng không quá lộ trên một doi đất hơi cao hơn so với chung quanh.Có thể nói rằng Hà Mật là một ngôi chợ cổ, mặc dù kiến trúc của nó đã thay đổi rất nhiều so với những năm trước 1975. Nhưng có một điểm khá thú vị là chợ này vẫn luôn giữ nét cổ của nó.
Nói về chợ cổ, có lẽ bây giờ sẽ rất khó tìm trên xứ Quảng nếu như ai đó đi xa chừng hai mươi năm quay về và ngồi taxi, yêu cầu tài xế chở đến thăm một ngôi chợ kỷ niệm. Ở đây tôi xin dùng chữ “ngôi chợ” để nói về những chợ cổ. Và Hà Mật là một ngôi chợ.
Đoạn đường trước chợ Hà Mật, Điện Phong, Điện Bàn, Quảng Nam
Vùng đất mật ngọt
Cùng thời với chợ Hà Mật thì xứ Quảng có khá nhiều chợ như chợ Phong Thử, chợ Ái Nghĩa, chợ Cầu Mống, chợ Tổng, chợ Vĩnh Ðiện, chợ Chùa, chợ Nồi Rang, chợ Thăng Bình, chợ Huyện, chợ Cổ Chai… Nhưng qua thời gian, những ngôi chợ này mất dấu hoàn toàn, và nếu có còn chăng thì chỉ còn đúng một cái tên, mọi thứ đã thay đổi. Chỉ riêng chợ Hà Mật thì khác. Mặc dù kiến trúc có thay đổi sau năm 1975 nhưng khi bước vào chợ thì mọi thứ, từ không khí cho đến hồn vía xưa vẫn hiển hiện khắp mọi nơi.
Vì sao lại có điểm khác biệt này? Theo lời của cụ Tảo, một người buôn thúng bán mẹt lâu năm ở Hà Mật, chia sẻ: “Tui (tôi) ngồi bán ở đây gần năm mươi năm rồi. Hồi xưa tới giờ chợ này thay đổi cũng nhiều mà cũng chẳng có chi là thay đổi”.
Một trong những vườn rau sạch không phân thuốc của người Gò Nổi mới trồng lại sau đợt lụt vừa qua.
“Thay đổi nhiều mà không có chi thay đổi nghĩa là sao thưa cụ” – Tôi hỏi.
“Thay đổi là về mặt xây dựng, kể từ sau 30 tháng 4 đến nay, người ta sửa đi sửa lại nhiều lần, dời tới dời lui cũng vài lần. Nhìn bề ngoài thì thay đổi nhiều lắm. Nhưng tui thấy có nhiều thứ không hề thay đổi, đó là hàng bán ở đây không giống với bất kỳ chợ nào khác, tuyệt đối không có rau củ quả Trung Quốc. Hầu hết là rau củ quả Gò Nổi. Con người cũng không thay đổi mấy”.
“Mặt hàng trước 1975 có gì khác so với mặt hàng thời bây giờ không cụ?”.
“Thay đổi nhiều mà không có chi thay đổi nghĩa là sao thưa cụ” – Tôi hỏi.
“Thay đổi là về mặt xây dựng, kể từ sau 30 tháng 4 đến nay, người ta sửa đi sửa lại nhiều lần, dời tới dời lui cũng vài lần. Nhìn bề ngoài thì thay đổi nhiều lắm. Nhưng tui thấy có nhiều thứ không hề thay đổi, đó là hàng bán ở đây không giống với bất kỳ chợ nào khác, tuyệt đối không có rau củ quả Trung Quốc. Hầu hết là rau củ quả Gò Nổi. Con người cũng không thay đổi mấy”.
“Mặt hàng trước 1975 có gì khác so với mặt hàng thời bây giờ không cụ?”.
Mầm ớt đang được chăm sóc, đợi ngày ra bãi bồi
“Trước 1975, chợ bán đường bát, đường phèn nhiều lắm. Hồi đó chủ yếu là dùng đường bát. Ðường bát thì có hai loại, đường đen và đường nâu. Cả hai loại đường này đều làm từ mía. Ðường đen thì làm từ mía thô, tức là mía chặt từ ngoài bãi về, cho xe trâu kéo ép và nấu nên rồi đổ ra bát. Ðường nâu thì làm kỹ hơn, phải cạo vỏ và dùng nước vôi trong để tẩy màu. Nhưng đường đen lại ngon hơn đường nâu vì nó còn mùi vị tự nhiên, mùi này khó tả lắm. Ðường bát có cái hay là để càng lâu càng ngon, miễn sao đừng bị ẩm ướt, chảy nước là được. Ngày xưa người ta chứa đường trong cái bầu đan bằng tre. Ðường bát được phơi thật khô, sau đó mang vào nhà để cho nguội lại rồi úp hai bát làm một, quấn rơm chung quanh bỏ vào bầu. Một bầu loại lớn chứa được năm chục cặp đường, bầu loại nhỏ chứa ba chục cặp. Bây giờ thì tràn lan đường cát, không còn đường bát, mà đường bát cũng không thật”.
“Bầu chứa đường hồi đó mua có khó không cụ? Và đường bát bây giờ theo cụ thì chất lượng của nó có giống xưa?”.
“Trước 1975, chợ bán đường bát, đường phèn nhiều lắm. Hồi đó chủ yếu là dùng đường bát. Ðường bát thì có hai loại, đường đen và đường nâu. Cả hai loại đường này đều làm từ mía. Ðường đen thì làm từ mía thô, tức là mía chặt từ ngoài bãi về, cho xe trâu kéo ép và nấu nên rồi đổ ra bát. Ðường nâu thì làm kỹ hơn, phải cạo vỏ và dùng nước vôi trong để tẩy màu. Nhưng đường đen lại ngon hơn đường nâu vì nó còn mùi vị tự nhiên, mùi này khó tả lắm. Ðường bát có cái hay là để càng lâu càng ngon, miễn sao đừng bị ẩm ướt, chảy nước là được. Ngày xưa người ta chứa đường trong cái bầu đan bằng tre. Ðường bát được phơi thật khô, sau đó mang vào nhà để cho nguội lại rồi úp hai bát làm một, quấn rơm chung quanh bỏ vào bầu. Một bầu loại lớn chứa được năm chục cặp đường, bầu loại nhỏ chứa ba chục cặp. Bây giờ thì tràn lan đường cát, không còn đường bát, mà đường bát cũng không thật”.
“Bầu chứa đường hồi đó mua có khó không cụ? Và đường bát bây giờ theo cụ thì chất lượng của nó có giống xưa?”.
Khoai luộc, sắn luộc, bánh ram… được bày bán ở chợ Hà Mật
“Hồi đó có những ông thợ tre suốt ngày chỉ ngồi đan bầu đường. Các ông làm thủ công nhưng sắp xếp công việc rất hay nên một năm các ông làm ra nhiều thứ lắm. Như thầy tui (cha tui) đó, một năm ổng đan ba chiếc ghe, một trăm cái bầu đường và chừng một trăm cái nơm úp cá. Ba chiếc ghe thì ổng nhận hàng từ đầu năm, ra Giêng ổng bắt đầu tìm tre để làm khung, sườn, gọi là be ghe đó, rồi chẻ, uốn be, phơi be. Phơi xong thì để ba cái be đó, bắt tay đan bầu đường vì mùa nắng, người ta chuẩn bị thu hoạch mía đường, đan bán là đúng lúc. Vừa đan bầu đường vừa tuyển ra những cây tre đẹp để chẻ nan đan ghe, chẻ xong lại ngâm nước rồi phơi để đó, lúc rảnh tay thì đan vài nan, lúc bận thì đan bầu.
“Hồi đó có những ông thợ tre suốt ngày chỉ ngồi đan bầu đường. Các ông làm thủ công nhưng sắp xếp công việc rất hay nên một năm các ông làm ra nhiều thứ lắm. Như thầy tui (cha tui) đó, một năm ổng đan ba chiếc ghe, một trăm cái bầu đường và chừng một trăm cái nơm úp cá. Ba chiếc ghe thì ổng nhận hàng từ đầu năm, ra Giêng ổng bắt đầu tìm tre để làm khung, sườn, gọi là be ghe đó, rồi chẻ, uốn be, phơi be. Phơi xong thì để ba cái be đó, bắt tay đan bầu đường vì mùa nắng, người ta chuẩn bị thu hoạch mía đường, đan bán là đúng lúc. Vừa đan bầu đường vừa tuyển ra những cây tre đẹp để chẻ nan đan ghe, chẻ xong lại ngâm nước rồi phơi để đó, lúc rảnh tay thì đan vài nan, lúc bận thì đan bầu.
Chừng tháng Sáu âm lịch là bắt đầu đan ghe, vừa đan ghe vừa đan nơm để bán. Một thợ tre giỏi có thể nuôi cả gia đình một cách thoải mái mà giá thành các thứ làm ra vẫn rẻ, bền, đẹp… Ðường bây giờ thì không như đường ngày xưa vì không được làm ra từ mía. Người ta mua đường thô của nhà máy đường về nấu rồi cho vào bát, mất hết vị xưa. Có lẽ vì vậy mà chợ Hà Mật bây giờ ít có đường bát. Theo cha tôi nói thì vùng này ngày xưa là vùng mía đường, nằm bên cạnh con sông nên người ta gọi là Hà Mật, tức là vùng mía ngọt bên cạnh dòng sông, chợ lấy tên vùng đất luôn. Cũng có người nói rằng mật tức là trù mật, giàu có, ý chỉ một vùng đất trù mật nằm trên sông. Mà ở đây thì không giàu có đâu, chỉ có được cái là con cháu học hành đỗ đạt chứ tiền của thì chẳng có mấy đâu!”.
Tìm dấu chợ xưa
Không muốn làm phiền cụ Tảo thêm nữa vì có nhiều người đến hỏi mua trầu cau (cụ Tảo bán trầu cau), tôi tạm biệt cụ, đứng dậy đi tiếp. Ðúng như lời cụ Tảo nói, chợ đã xây dựng theo lối mới. May mà chưa lấy tên theo địa giới hành chính, ví dụ như chợ Cầu Mống một thuở, bây giờ nhà nước xây dựng lại và lấy tên là chợ Ðiện Phương, chợ Tổng (tức nơi nền cũ của Tổng Ðiện Bàn cũ) nằm ngay ngõ vào làng đúc Phước Kiều thì bị mất dấu, thay vào đó là khu dân cư mới, nhà nước phân lô để bán cho các gia đình cán bộ. Chợ Hà Mật tuy xây mới nhưng lại mang hồn vía xưa. Nghĩa là các loại hàng hóa như rau, củ, quả ở đây đều là rau nhà vườn, nhìn rất tự nhiên, không thấy dấu vết của các loại rau trồng bằng thuốc kích thích, phân hóa học.
Tìm dấu chợ xưa
Không muốn làm phiền cụ Tảo thêm nữa vì có nhiều người đến hỏi mua trầu cau (cụ Tảo bán trầu cau), tôi tạm biệt cụ, đứng dậy đi tiếp. Ðúng như lời cụ Tảo nói, chợ đã xây dựng theo lối mới. May mà chưa lấy tên theo địa giới hành chính, ví dụ như chợ Cầu Mống một thuở, bây giờ nhà nước xây dựng lại và lấy tên là chợ Ðiện Phương, chợ Tổng (tức nơi nền cũ của Tổng Ðiện Bàn cũ) nằm ngay ngõ vào làng đúc Phước Kiều thì bị mất dấu, thay vào đó là khu dân cư mới, nhà nước phân lô để bán cho các gia đình cán bộ. Chợ Hà Mật tuy xây mới nhưng lại mang hồn vía xưa. Nghĩa là các loại hàng hóa như rau, củ, quả ở đây đều là rau nhà vườn, nhìn rất tự nhiên, không thấy dấu vết của các loại rau trồng bằng thuốc kích thích, phân hóa học.
Thức hàng quê: bánh ít lá gai
Riêng về khoảng không có thuốc kích thích và phân hóa học thì tôi khẳng định là chợ Hà Mật bán rau sạch. Bởi tôi cũng là người rất máu me làm vườn. Trước đây, khu vườn trồng cây lâu năm rộng gần 2000 mét vuông của tôi vốn là vườn trồng rau, đủ các loại rau, và tôi cũng thuộc diện “nông dân giỏi chuyên trồng rau sạch”. Thứ phân duy nhất tôi dùng tưới rau là bánh dầu ngâm, loại này vô hại. Và để phân biệt một cây rau trồng sạch với cây rau trồng bằng thuốc kích thích rất là dễ.
Thường thì rau trồng sạch, tưới bằng bánh dầu ngâm lá keo, dù có mơn mởn cỡ nào thì diệp lục tố của nó cũng rất đậm và thân của nó không bao giờ mọng nước theo kiểu dễ bị úng, thối, cây rau nhìn chắc, mẩy và xanh. Ngược lại, cây rau trồng bằng kích thích hóa học thì mướt, không có một con sâu nào, lá xanh non và cảm giác luôn thiếu diệp lục tố, ít xanh. Bởi vì sau một đêm nhận thuốc kích thích để phát triển, sáng mai cây rau cao gấp rưỡi lần so với tối qua, thân mình bóng bẩy nhưng lại không có diệp lục tố, nhìn nhợt nhạt, xanh màu hơi lơ và có cảm giác thả vào nước thì nhũn ngay.
Một người phụ nữ đang dọn hàng để chuẩn bị về nhà
Hỏi thăm một người bán hàng rau củ quả tên Thủy thử nguồn rau lấy từ đâu, chị Thủy nói: “Toàn bộ rau ở đây đều lấy từ Gò Nổi. Anh biết rồi đó, đất Gò Nổi rất tốt, trồng không tốn phân bao nhiêu, mà chủ yếu là bón bằng phân chuồng vì ở đây có những bãi cỏ rộng, người ta nuôi nhiều bò, lấy phân bò bón cho cây trồng”.
“Lỡ người ta lén lút bón phân hóa học thì làm sao mình biết hả chị?” – Tôi vờ hỏi vặn.
“Không có đâu anh. Dân Gò Nổi mà, trước đây cũng có một số ông cán bộ ngoài kia vào, cứ vận động bà con trồng bằng phân hóa học để tăng vụ, gọi là thâm canh chuyên sâu gì đó. Bà con trồng đúng một mùa thì bỏ. Vì có trồng kiểu đó thì ra chợ ở đây cũng chẳng mấy ai mua. Chỉ có rau sạch mới bán được ở chợ này thôi, còn rau bón phân hóa học thì không bán được. Bởi dân ở đây sống có hồn lắm, không phải cứ đồ giả là vào được. Anh không tin thì đi dạo thử một vòng rồi biết, chợ ở đây không bán hàng Trung Quốc, chỉ có các thứ rau củ quả nhà vườn và hầu hết là đồ Việt”.
Hiếm có chợ nào người ta chào nhau, hỏi han
mua hàng nhẹ nhàng và vui vẻ như ngôi chợ này
Chị Thủy nói đúng một phần, vì có một số thứ đồ dán nhãn mác Việt Nam nhưng đó là hàng Trung Quốc như ca nhựa, ly nhựa và các đồ chơi trẻ em. Vụ này tôi từng tìm hiểu và làm phóng sự trên một bài viết khác. Nhưng có một điều là hầu hết người bán, người mua ở đây đều có gì đó gần gũi, thân thiện và ít ồn ào, một ngôi chợ mà đi vào cả buổi chỉ nghe vài tiếng hỏi mua bán nho nhỏ, đó cũng là điều đặc biệt.
Hơn nữa, rau củ quả vốn dĩ là nguồn cung cấp vitamin vô cùng quan trọng, chỉ cần nguồn thực phẩm này sạch là cũng quý lắm rồi. Tôi đang nghĩ cách để làm thế nào thật khéo léo chỉ cho những người bán hàng phân biệt được hàng Trung Quốc dán nhãn mác hàng Việt Nam. Nhưng nghĩ lại thấy khó quá, bởi vì hầu hết những người bán đồ nhựa đều không phải người Gò Nổi, họ từ ngoài các khu dân cư khác vào mua sạp để bán, chẳng biết tâm tính họ có giống như người Gò Nổi hay không?
Rau bày bán toàn là rau sạch, do chính người Gò Nổi trồng
Tôi quay lại nói nhỏ với chị Thủy về vấn đề hàng nhựa Trung Quốc giả Việt Nam. Chị Thủy nháy mắt: “Mấy gian hàng đó mới bán, ở đây ai cũng biết nó bán đồ đểu, chắc chắn không quá thời hạn thuê nó phải đóng cửa thôi vì không mấy ai mua nó. Hàng nhựa đã có những đại lý trong các làng người ta bán, toàn hàng thật không à!”.
Câu nói của chị Thủy, ánh mắt hiền hậu của cụ Tảo cùng bao người đi chợ khiến tôi thấy Gò Nổi đáng yêu và hồn hậu hơn bao giờ. Cũng may là giữa lúc xã hội ngày càng “lộng giả thành chân” này vẫn còn một ngôi làng, một ngôi chợ mang dấu xưa, mang âm hưởng một thuở!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét