Chuyện nghĩa trang
Nguyễn Thông - Cũng chuyện nghĩa trang, nhiều lúc nghĩ cũng cám cảnh cho những người bên kia chiến tuyến bị chết. Họ không được coi là hy sinh, đương nhiên không thể là liệt sĩ. Cuộc chiến tranh nồi da xáo thịt, huynh đệ tương tàn chỉ vì khu khư cho một đường lối chính trị đã giết chết bao nhiêu con người, nhưng đến giờ vẫn để lại nhiều đau xót, tàn khốc, chia ly, chia rẽ. Cả triệu người lính của chính quyền Sài Gòn đã phải vùi thân trên đất mẹ nhưng xã hội nghiệt ngã quyết chôn vùi họ, không ai được nhắc đến họ, những "ngụy quân ngụy quyền", chỉ còn người trong gia đình lặng nhớ thầm mà cúng giỗ. Thân phận con người, ngay cả sau khi chết vẫn khác nhau một trời một vực. Chả biết những linh hồn hai phía ấy có thể hóa giải, bắt tay nhau bên kia cõi trần này?
Hôm nay là ngày 27 tháng 7 tây, theo lịch lễ tế mới ở xứ ta, là ngày thương binh liệt sĩ. Có lẽ trong vô vàn lễ mới được chế độ đương thời xác lập, đây là ngày lễ được nhiều lòng dân nhất bởi có nhiều lý do:
1.Vấn đề tâm linh. Ở một nước mà lòng tin niềm tin của con người vào những điều tâm linh còn sâu nặng thì lễ như thế này dễ được số đông ủng hộ.
2.Đạo lý. Người xứ ta trọng cái tình cái nghĩa, “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, biết ơn người đã ngã xuống cho đất nước là việc không bao giờ thừa.
3. Ảnh hưởng của lịch sử. Một đất nước suốt hơn nửa thế kỷ đánh nhau liên miên, thù trong giặc ngoài, hàng mấy triệu người lính bỏ mạng trên chiến trường, cũng không ít hơn số đó bị thương tật, tàn phế, ngoài ra vô vàn thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, lái xe, chèo đò… ngã xuống, vậy thì có một ngày như vậy là cần thiết.
Cứ đến ngày 27.7, dân chúng và nhà cai trị đều đến nghĩa trang để thắp hương viếng, tưởng niệm liệt sĩ, những người đã chết cho cách mạng. Vòng hoa, hương khói, đồ cúng tạo một không khí tâm linh dày đặc trên khắp nước. Hầu như ai cũng thầm cầu mong liệt sĩ phù hộ, độ trì cho người còn sống, người được sống, người đang sống được yên vui, hạnh phúc hơn. Trong tâm thức bao người, liệt sĩ chính là những vị phúc thần bảo hộ cho họ, cho cộng đồng.
Ở nước ta, gần như xã nào cũng có nghĩa trang liệt sĩ. Ngoài nghĩa trang chung cho mọi người bình thường qua đời, thì nghĩa trang liệt sĩ chỉ dành riêng cho những người đã hy sinh, được chọn đặt ở những nơi cao ráo, rộng rãi, cuộc đất đẹp nhất. Nghĩa trang được xây cất cẩn thận, có tường rào bao quanh, có đài liệt sĩ làm trung tâm sừng sững uy nghi, xung quanh là mộ liệt sĩ châu về, quần tụ. Xã nào, phường nào cũng có nghĩa trang liệt sĩ. Có những xã, số liệt sĩ lên đến hàng trăm người, mộ hàng ngang hàng dọc ken dày, nghĩa trang như một thế giới mênh mang của linh hồn. Rồi quận huyện nào cũng có, nghĩa trang đương nhiên còn lớn hơn. Cấp tỉnh, thành phố lại lớn hơn nữa, hoành tráng bề thế hơn. Và cuối cùng là cấp quốc gia. Một nước đánh nhau nhiều như thế, chết nhiều thế không thể không có nghĩa trang quốc gia. Nghĩa trang Trường Sơn, nghĩa trang Đường 9 (cùng ở tỉnh Quảng Trị), nghĩa trang Vị Xuyên (tỉnh Hà Giang) là những nghĩa trang quốc gia. Ở Hà Nội chỗ gần nhà quốc hội, góc quảng trường Ba Đình còn có một đài tưởng niệm quốc gia các anh hùng liệt sĩ, tuy nhỏ nhưng hầu như vị lãnh đạo nào lên cầm quyền cũng phải ra đó khấn để các liệt sĩ phù hộ cho đường công danh thuận buồm xuôi gió. Những nghĩa trang lừng danh khác như Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh), nghĩa trang Điện Biên, nghĩa trang liệt sĩ Tám cô ở Quảng Bình...
Lại nhớ chuyện tôi được nghe kể lại. Một vị tổng bí thư khi về thăm và làm việc tại Quảng Trị, cứ quen cái thói đi đến đâu cũng nói nơi đó là địa phương có tầm quan trọng chiến lược, nói chán chê rồi yêu cầu tỉnh ta hãy phát huy tiềm năng và thế mạnh (bất cứ tỉnh nào ông ấy cũng chỉ một bài tiềm năng và thế mạnh). Đợi mọi người vỗ tay rào rào xong, ông chủ tịch tỉnh, vốn người địa phương, đứng lên phát biểu, đại loại, thưa đồng chí tổng bí thư, Quảng Trị là tỉnh nghèo, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của đảng, chả biết bao giờ mới thoát được nghèo. Thế mạnh của Quảng Trị hiện giờ chỉ là nghĩa trang liệt sĩ, tiềm năng là hài cốt liệt sĩ, không biết có phát huy được chăng. Ông tổng nghe vậy sầm mặt, cuộc họp tan. Sau nghe đâu ông chủ tịch phải về hưu sớm.
Quê tôi, xã Thụy Hương huyện Kiến Thụy (Hải Phòng) cũng có nghĩa trang liệt sĩ. Nói như câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm, khi ta lớn lên nghĩa trang đã có rồi, lúc tôi chưa đầy 10 tuổi đã thấy có nghĩa trang liệt sĩ xã mình. Đó là gò đất cao nho nhỏ góc ngay sát chùa Trà Phương, cạnh đường. Nghĩa trang chỉ có mấy chục ngôi mộ, phần lớn liệt sĩ hy sinh thời chống Pháp, nho nhỏ nhưng trang nghiêm. Ngay cổng vào, hai bên là đôi câu đối, hầu như đứa học trò nào lứa tuổi tôi cũng thuộc (bởi hằng ngày đi ngang qua): Liệt sĩ hy sinh vì chính nghĩa/Toàn dân ghi tạc nhớ công ơn; chữ quốc ngữ nhưng cách điệu theo kiểu chữ Hán. Tại đây có mộ 14 chiến sĩ công an vũ trang của đội công an vũ trang tỉnh Kiến An hy sinh năm 1947 ngay tại làng tôi sau khi bị quân Pháp bao vây, tập kích. Tôi còn nghe kể, khi anh em đang quây quần ăn cơm ở sân nhà ông Mỹ xóm Bến thì bị Pháp bao vây. Nó đến đột ngột quá, anh em trở tay không kịp, nhiều người chạy ra trốn ở ruộng khoai cánh Bến vẫn bị chúng đuổi theo bắn chết. Khi hòa bình, phần mộ liệt sĩ được quy tập về nghĩa trang. Các anh ấy thiêng lắm. Tôi cũng nghe nhiều người kể thỉnh thoảng nhất là vào đêm rằm hoặc đêm giao thừa lại thấy các anh ấy đi từng đoàn, hành quân suốt đoạn đường từ ngõ ông Viên tới nghĩa trang. Đi có đội ngũ súng ống hẳn hoi, trò chuyện rì rào, chỉ đến khi gần sáng, sương trắng và hơi nước từ dưới đầm bốc lên mờ mờ ảo ảo thì các anh mới ra đi. Bây giờ, nghĩa trang liệt sĩ đã chuyển về gần xóm núi, rộng hơn, bề thế hơn bởi số người gia nhập đông hơn, không biết các anh sẽ hành quân tiếp ở đoạn đường nào.
Cũng tại nghĩa trang này, năm 1966 bổ sung một liệt sĩ người Bình Định là thiếu úy Trần Phúc Cán, sĩ quan điều khiển tên lửa ở trận địa tên lửa Mả Đò. Anh Cán hy sinh bởi máy bay Mỹ phóng tên lửa Shrider theo sóng chỉ dẫn tên lửa SAM của ta, trúng ngay buồng điều khiển. Sau này hòa bình, mộ liệt sĩ Cán được thân nhân đưa về quê hương. Năm 2005, có một số chuyện gia quân sự Liên Xô đăng trên báo Quân đội nhân dân tìm đồng đội cũ là sĩ quan tên lửa Tran Phuc Can, tôi đoan chắc đó là anh Cán hy sinh ở làng tôi, liền viết một bài trên blog, có người đọc bài đó mách cho mấy chuyên gia kia họ mới biết là anh Cán đã hy sinh, có vào Bình Định thắp hương cho anh.
Cách nay hơn chục năm, gia tộc Nguyễn nhà tôi nhờ có các nhà ngoại cảm giúp đỡ, nhất là nhờ những người con của bà “địa chủ” Nguyễn Thị Năm nên đã tìm được mộ của ông chú ruột tôi hy sinh chôn tại khu vực đồn điền của bà Năm trên Đồng Bẩm, Thái Nguyên. Và cuối cùng, sau hơn nửa thế kỷ nương tạm quê người, ông chú Nguyễn Văn Liễn của tôi đã trở về quê nhà, đăng ký hộ khẩu chính thức ở nghĩa trang liệt sĩ xã Thụy Hương.
Cũng chuyện nghĩa trang, nhiều lúc nghĩ cũng cám cảnh cho những người bên kia chiến tuyến bị chết. Họ không được coi là hy sinh, đương nhiên không thể là liệt sĩ. Cuộc chiến tranh nồi da xáo thịt, huynh đệ tương tàn chỉ vì khu khư cho một đường lối chính trị đã giết chết bao nhiêu con người, nhưng đến giờ vẫn để lại nhiều đau xót, tàn khốc, chia ly, chia rẽ. Cả triệu người lính của chính quyền Sài Gòn đã phải vùi thân trên đất mẹ nhưng xã hội nghiệt ngã quyết chôn vùi họ, không ai được nhắc đến họ, những "ngụy quân ngụy quyền", chỉ còn người trong gia đình lặng nhớ thầm mà cúng giỗ. Thân phận con người, ngay cả sau khi chết vẫn khác nhau một trời một vực. Chả biết những linh hồn hai phía ấy có thể hóa giải, bắt tay nhau bên kia cõi trần này?
Nguyễn Thông
(Blog Nguyễn Thông)
Cứ đến ngày 27.7, dân chúng và nhà cai trị đều đến nghĩa trang để thắp hương viếng, tưởng niệm liệt sĩ, những người đã chết cho cách mạng. Vòng hoa, hương khói, đồ cúng tạo một không khí tâm linh dày đặc trên khắp nước. Hầu như ai cũng thầm cầu mong liệt sĩ phù hộ, độ trì cho người còn sống, người được sống, người đang sống được yên vui, hạnh phúc hơn. Trong tâm thức bao người, liệt sĩ chính là những vị phúc thần bảo hộ cho họ, cho cộng đồng.
Ở nước ta, gần như xã nào cũng có nghĩa trang liệt sĩ. Ngoài nghĩa trang chung cho mọi người bình thường qua đời, thì nghĩa trang liệt sĩ chỉ dành riêng cho những người đã hy sinh, được chọn đặt ở những nơi cao ráo, rộng rãi, cuộc đất đẹp nhất. Nghĩa trang được xây cất cẩn thận, có tường rào bao quanh, có đài liệt sĩ làm trung tâm sừng sững uy nghi, xung quanh là mộ liệt sĩ châu về, quần tụ. Xã nào, phường nào cũng có nghĩa trang liệt sĩ. Có những xã, số liệt sĩ lên đến hàng trăm người, mộ hàng ngang hàng dọc ken dày, nghĩa trang như một thế giới mênh mang của linh hồn. Rồi quận huyện nào cũng có, nghĩa trang đương nhiên còn lớn hơn. Cấp tỉnh, thành phố lại lớn hơn nữa, hoành tráng bề thế hơn. Và cuối cùng là cấp quốc gia. Một nước đánh nhau nhiều như thế, chết nhiều thế không thể không có nghĩa trang quốc gia. Nghĩa trang Trường Sơn, nghĩa trang Đường 9 (cùng ở tỉnh Quảng Trị), nghĩa trang Vị Xuyên (tỉnh Hà Giang) là những nghĩa trang quốc gia. Ở Hà Nội chỗ gần nhà quốc hội, góc quảng trường Ba Đình còn có một đài tưởng niệm quốc gia các anh hùng liệt sĩ, tuy nhỏ nhưng hầu như vị lãnh đạo nào lên cầm quyền cũng phải ra đó khấn để các liệt sĩ phù hộ cho đường công danh thuận buồm xuôi gió. Những nghĩa trang lừng danh khác như Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh), nghĩa trang Điện Biên, nghĩa trang liệt sĩ Tám cô ở Quảng Bình...
Lại nhớ chuyện tôi được nghe kể lại. Một vị tổng bí thư khi về thăm và làm việc tại Quảng Trị, cứ quen cái thói đi đến đâu cũng nói nơi đó là địa phương có tầm quan trọng chiến lược, nói chán chê rồi yêu cầu tỉnh ta hãy phát huy tiềm năng và thế mạnh (bất cứ tỉnh nào ông ấy cũng chỉ một bài tiềm năng và thế mạnh). Đợi mọi người vỗ tay rào rào xong, ông chủ tịch tỉnh, vốn người địa phương, đứng lên phát biểu, đại loại, thưa đồng chí tổng bí thư, Quảng Trị là tỉnh nghèo, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của đảng, chả biết bao giờ mới thoát được nghèo. Thế mạnh của Quảng Trị hiện giờ chỉ là nghĩa trang liệt sĩ, tiềm năng là hài cốt liệt sĩ, không biết có phát huy được chăng. Ông tổng nghe vậy sầm mặt, cuộc họp tan. Sau nghe đâu ông chủ tịch phải về hưu sớm.
Quê tôi, xã Thụy Hương huyện Kiến Thụy (Hải Phòng) cũng có nghĩa trang liệt sĩ. Nói như câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm, khi ta lớn lên nghĩa trang đã có rồi, lúc tôi chưa đầy 10 tuổi đã thấy có nghĩa trang liệt sĩ xã mình. Đó là gò đất cao nho nhỏ góc ngay sát chùa Trà Phương, cạnh đường. Nghĩa trang chỉ có mấy chục ngôi mộ, phần lớn liệt sĩ hy sinh thời chống Pháp, nho nhỏ nhưng trang nghiêm. Ngay cổng vào, hai bên là đôi câu đối, hầu như đứa học trò nào lứa tuổi tôi cũng thuộc (bởi hằng ngày đi ngang qua): Liệt sĩ hy sinh vì chính nghĩa/Toàn dân ghi tạc nhớ công ơn; chữ quốc ngữ nhưng cách điệu theo kiểu chữ Hán. Tại đây có mộ 14 chiến sĩ công an vũ trang của đội công an vũ trang tỉnh Kiến An hy sinh năm 1947 ngay tại làng tôi sau khi bị quân Pháp bao vây, tập kích. Tôi còn nghe kể, khi anh em đang quây quần ăn cơm ở sân nhà ông Mỹ xóm Bến thì bị Pháp bao vây. Nó đến đột ngột quá, anh em trở tay không kịp, nhiều người chạy ra trốn ở ruộng khoai cánh Bến vẫn bị chúng đuổi theo bắn chết. Khi hòa bình, phần mộ liệt sĩ được quy tập về nghĩa trang. Các anh ấy thiêng lắm. Tôi cũng nghe nhiều người kể thỉnh thoảng nhất là vào đêm rằm hoặc đêm giao thừa lại thấy các anh ấy đi từng đoàn, hành quân suốt đoạn đường từ ngõ ông Viên tới nghĩa trang. Đi có đội ngũ súng ống hẳn hoi, trò chuyện rì rào, chỉ đến khi gần sáng, sương trắng và hơi nước từ dưới đầm bốc lên mờ mờ ảo ảo thì các anh mới ra đi. Bây giờ, nghĩa trang liệt sĩ đã chuyển về gần xóm núi, rộng hơn, bề thế hơn bởi số người gia nhập đông hơn, không biết các anh sẽ hành quân tiếp ở đoạn đường nào.
Cũng tại nghĩa trang này, năm 1966 bổ sung một liệt sĩ người Bình Định là thiếu úy Trần Phúc Cán, sĩ quan điều khiển tên lửa ở trận địa tên lửa Mả Đò. Anh Cán hy sinh bởi máy bay Mỹ phóng tên lửa Shrider theo sóng chỉ dẫn tên lửa SAM của ta, trúng ngay buồng điều khiển. Sau này hòa bình, mộ liệt sĩ Cán được thân nhân đưa về quê hương. Năm 2005, có một số chuyện gia quân sự Liên Xô đăng trên báo Quân đội nhân dân tìm đồng đội cũ là sĩ quan tên lửa Tran Phuc Can, tôi đoan chắc đó là anh Cán hy sinh ở làng tôi, liền viết một bài trên blog, có người đọc bài đó mách cho mấy chuyên gia kia họ mới biết là anh Cán đã hy sinh, có vào Bình Định thắp hương cho anh.
Cách nay hơn chục năm, gia tộc Nguyễn nhà tôi nhờ có các nhà ngoại cảm giúp đỡ, nhất là nhờ những người con của bà “địa chủ” Nguyễn Thị Năm nên đã tìm được mộ của ông chú ruột tôi hy sinh chôn tại khu vực đồn điền của bà Năm trên Đồng Bẩm, Thái Nguyên. Và cuối cùng, sau hơn nửa thế kỷ nương tạm quê người, ông chú Nguyễn Văn Liễn của tôi đã trở về quê nhà, đăng ký hộ khẩu chính thức ở nghĩa trang liệt sĩ xã Thụy Hương.
Cũng chuyện nghĩa trang, nhiều lúc nghĩ cũng cám cảnh cho những người bên kia chiến tuyến bị chết. Họ không được coi là hy sinh, đương nhiên không thể là liệt sĩ. Cuộc chiến tranh nồi da xáo thịt, huynh đệ tương tàn chỉ vì khu khư cho một đường lối chính trị đã giết chết bao nhiêu con người, nhưng đến giờ vẫn để lại nhiều đau xót, tàn khốc, chia ly, chia rẽ. Cả triệu người lính của chính quyền Sài Gòn đã phải vùi thân trên đất mẹ nhưng xã hội nghiệt ngã quyết chôn vùi họ, không ai được nhắc đến họ, những "ngụy quân ngụy quyền", chỉ còn người trong gia đình lặng nhớ thầm mà cúng giỗ. Thân phận con người, ngay cả sau khi chết vẫn khác nhau một trời một vực. Chả biết những linh hồn hai phía ấy có thể hóa giải, bắt tay nhau bên kia cõi trần này?
Nguyễn Thông
(Blog Nguyễn Thông)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét