Thủ tướng Phúc ‘dọn bãi chiến trường’ của ông Nguyễn Tấn Dũng?
“Tuyên bố của ông Phúc cũng đáng ghi nhận, nhưng mà người Việt Nam nghe những câu phát biểu, những câu khẩu hiệu hay lời hứa đã quá nhiều rồi, và bây giờ người ta muốn nhìn thấy những hành động thực tế. Ví dụ như là, những người gây ra vụ Formosa này phải bị xử lý về mặt pháp luật đối với những gì họ đã làm sai, trái pháp luật cũng như những sự tắc trắc, vô trách nhiệm của họ. Trong vụ việc này còn rất nhiều người liên đới nữa cần phải bị truy cứu trách nhiệm”.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên thệ nhậm chức sau
khi được Quốc hội bỏ phiếu tán thành, Hà Nội, 26/7/2016.
Ông Nguyễn Xuân Phúc hôm 26/7 tuyên bố “không để tái diễn” vụ Formosa, trong khi có ý kiến nói ông đang phải “xử lý di sản” của người tiền nhiệm để lại. Sau khi được Quốc hội khóa 14 tái bầu với đa số phiếu tán thành và chỉ có 4 người phản đối, ông Phúc đã lại tuyên thệ nhậm chức thêm một lần nữa, và có bài phát biểu, trong đó ông nói rằng Việt Nam “đang đứng trước nhiều vận hội phát triển, nhưng cũng gặp không ít khó khăn, thách thức”.Thủ tướng Phúc nói thêm rằng “để phát triển nhanh và bền vững, để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả đầu tư, phải đẩy mạnh cải cách thể chế, chấn hưng giáo dục và khoa học công nghệ, đặc biệt là bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển, quyết không vì phát triển mà hủy hoại môi trường”.
Ông nói tiếp:
“Sự kiện Formosa là bài học sâu sắc về chính sách tiếp nhận, và quản lý các dự án đầu tư nước ngoài. Chúng ta quyết không để tái diễn. Phải rà soát lại những dự án lớn, kiểm soát chặt chẽ các cam kết về môi trường, về chuyển giao công nghệ”.
Tuyên bố của người đứng đầu chính phủ Việt Nam được đưa ra gần một tháng sau khi Formosa “nhận trách nhiệm” và đồng ý đền bù vì gây ra thảm họa cá chết ở 4 tỉnh miền Trung.
Về phát biểu của ông Phúc, ông Nguyễn Đình Hà, một ứng viên quốc hội độc lập, nói với VOA Việt Ngữ:
“Tuyên bố của ông Phúc cũng đáng ghi nhận, nhưng mà người Việt Nam nghe những câu phát biểu, những câu khẩu hiệu hay lời hứa đã quá nhiều rồi, và bây giờ người ta muốn nhìn thấy những hành động thực tế. Ví dụ như là, những người gây ra vụ Formosa này phải bị xử lý về mặt pháp luật đối với những gì họ đã làm sai, trái pháp luật cũng như những sự tắc trắc, vô trách nhiệm của họ. Trong vụ việc này còn rất nhiều người liên đới nữa cần phải bị truy cứu trách nhiệm”.
Mấy ngày qua, báo chí Việt Nam đăng tải nhiều bài viết về việc ký cấp phép hoạt động 70 năm cho Formosa của ông Võ Kim Cự, cựu bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh.
Trả lời báo chí trong nước hôm 26/7, đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa cho rằng Ủy ban Kiểm tra Trung ương nên xem xét trách nhiệm của ông Cự trong các quyết định trước đây liên quan đến dự án Formosa Hà Tĩnh.
Theo đánh giá của nhà hoạt động Nguyễn Đình Hà, đương kim thủ tướng Việt Nam đang phải “dọn bãi chiến trường” của người tiền nhiệm.
Đầu năm 2008, văn phòng của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được cho là đã “đồng ý về chủ trương và nguyên tắc” đối với dự án Formosa Hà Tĩnh.
Trang web của Văn phòng chính phủ Việt Nam hồi tháng Chín năm 2015 dẫn lời ông Dũng phát biểu tại lễ khánh thành một dự án của Formosa ở Hà Tĩnh rằng “Thành công của Tập đoàn Formosa không chỉ là thành công, là lợi ích của Formosa mà còn là thành công, là lợi ích của Hà Tĩnh và của Việt Nam”.
Ông Dũng, khi ấy, “cũng lưu ý Formosa cần hết sức quan tâm đến việc kiểm soát chặt chẽ tiến độ, chất lượng; đảm bảo an toàn lao động; đảm bảo chấp hành tốt pháp luật của Việt Nam cũng như những cam kết khi đầu tư; thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường…”
VOA Việt ngữ không thể liên lạc được với ông Dũng cũng như Văn phòng chính phủ Việt Nam để phỏng vấn.
(VOA)
Mấy ngày qua, báo chí Việt Nam đăng tải nhiều bài viết về việc ký cấp phép hoạt động 70 năm cho Formosa của ông Võ Kim Cự, cựu bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh.
Trả lời báo chí trong nước hôm 26/7, đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa cho rằng Ủy ban Kiểm tra Trung ương nên xem xét trách nhiệm của ông Cự trong các quyết định trước đây liên quan đến dự án Formosa Hà Tĩnh.
Theo đánh giá của nhà hoạt động Nguyễn Đình Hà, đương kim thủ tướng Việt Nam đang phải “dọn bãi chiến trường” của người tiền nhiệm.
Đầu năm 2008, văn phòng của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được cho là đã “đồng ý về chủ trương và nguyên tắc” đối với dự án Formosa Hà Tĩnh.
Trang web của Văn phòng chính phủ Việt Nam hồi tháng Chín năm 2015 dẫn lời ông Dũng phát biểu tại lễ khánh thành một dự án của Formosa ở Hà Tĩnh rằng “Thành công của Tập đoàn Formosa không chỉ là thành công, là lợi ích của Formosa mà còn là thành công, là lợi ích của Hà Tĩnh và của Việt Nam”.
Ông Dũng, khi ấy, “cũng lưu ý Formosa cần hết sức quan tâm đến việc kiểm soát chặt chẽ tiến độ, chất lượng; đảm bảo an toàn lao động; đảm bảo chấp hành tốt pháp luật của Việt Nam cũng như những cam kết khi đầu tư; thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường…”
VOA Việt ngữ không thể liên lạc được với ông Dũng cũng như Văn phòng chính phủ Việt Nam để phỏng vấn.
(VOA)
thì đúng rồi, đám ở lại để dọn phân chứ làm gì... vậy mà cứ tưởng chiến thắng mới ngu...
Trả lờiXóa