Loạt bài về sự lừa đảo của VTV và PV Lê Bình
Tác giả: Theo FB Mạc Văn Trang
Kim Dung: Vụ việc này ồn ào trên các trang mạng XH từ nhiều ngày nay. Lúc đầu mình né tránh, vì quả thật, các bạn VTV cũng là nhà báo (hình). Nhưng có vẻ như ngày càng ồn ào, vì vụ việc này ngày càng vỡ ra một sự thật khác khó chấp nhận trong nghề. Sự thật đó là gì? Nếu FB của Luật sư Luân Lê là nói thật, thì đó là sự dối trá nguy hiểm.
DỐI TRÁ
.Sự thật đó còn là nhận thức của nhà báo về một cuộc chiến khá mơ hồ, vậy mà lại tốn tiền bạc đi vào cuộc chiến với tất cả sự thiếu chuyên nghiệp của hoạt động nghiệp vụ ở đất nước đang có chiến tranh..Chính mình khi đọc, cũng không hiểu nổi, các bạn đi vào cuộc chiến này với mục đích gì? Quảng bá cái gì?
.Trong nghề báo, đừng nghĩ là văn hay chữ tốt, hay ăn mặc đẹp đã có thể “thuyết phục” được bạn đọc, nếu thật sự không có cái tâm, không có trí tuệ. Ở vụ việc này, cái tâm hình như chưa thấy mà cái trí cũng ở dạng “vô minh” như ngôn từ hay dùng của cựu chuyên gia ngoại giao Nguyễn Quang Dy.
.Xin đưa một loạt ý kiến về vụ việc này để bạn đọc chia sẻ
DỐI TRÁ
FB Luân Lê
———-
VTV đã lấy tiền thuế của dân và đưa cô Lê Bình sang tận Syria để làm một bộ phim tài liệu với tên gọi: Ký sự Syria, Góc nhìn từ phía trong cuộc chiến.
Thật không may, đến nay người ta đã tìm ra được một bộ phim tài liệu được thực hiện từ tháng 08/2014 bởi các phóng viên người Nga, và điều đặc biệt là nó giống gần như tất tần tật các nội dung, phân đoạn, hoạt cảnh, lời dẫn với ký sự mà cô Lê Bình đã ba lần hút chết mới dựng lên được.
Khi sự dối trá đã trở thành một thói quen và là sự thật hiển nhiên trong lòng một xã hội, người ta sẽ không còn niềm tin vào bất kể thứ gì người ta nhìn thấy hay nghe được nữa.
Lấy tiền thuế của dân, mà rồi đưa cho một con người sang Syria làm những thứ mà chính cô ta còn “không biết nó (tức cuộc chiến đó) thực sự là gì”.
Và thật trớ trêu, là người ta phải lắc đầu ngán ngẩm, khi nhìn cái cảnh cô ta mang theo túi xách, nữ trang, đeo kính râm, đội nón và mặc áo sáng màu, quần bò đứng khóc rưng rức giữa nơi mà cô ta đặt tên là “chiến trường khốc liệt” một cách thản nhiên không run sợ.
Xuý Vân giả dại cũng không bao giờ đỉnh cao bằng diễn xuất của những phóng viên với tâm hồn nhân loại rộng mở nhưng không bao giờ nhỏ một giọt nước mắt nào cho đồng bào là những người dân khốn khổ đang phải giành giật sự sống từng ngày “trong những cuộc chiến thực sự khốc liệt đang diễn ra trong lòng đất nước của chính mình”.
_____
Dân trí giờ cao lắm, chớ có đùa!
FB Hằng Thanh
————
Định không nói gì về ký sự “Syria: Góc nhìn từ phía trong cuộc chiến” của nhóm Lê Bình, nhưng sau cuộc họp báo hôm nay về bộ phim, thấy không thể không nói băn khoăn của mình.
1. Ngay hôm nghe quảng cáo rầm rộ là ekip bỏ cuộc phỏng vấn Tổng thống Bashar al-Assad để đi làm phóng sự này, mình đã bảo với con trai: Hẹn làm việc với Tổng thống đâu có dễ mà nói bỏ như chuyện trẻ ranh ý!
Hôm nay, trước câu hỏi của PV về việc Lê Bình bịa chuyện này, cô trả lời không thuyết phục.
2. Trong phim, Lê Bình thì thào rằng quân địch ở cách 20m và rằng, phải tách nhóm ra vì sợ địch nghe thấy tiếng bước chân, nhưng nghe rõ trong phim tiếng giày của các em gõ thình thịch Chắc lính IS bị điếc nên cách 20m không nghe thấy tiếng giày gõ như đầm nền nhà thế, nhất là khi cả 2 đều trong lòng đất?
Cả nhóm đi vào cái đường hầm ấy để làm gì, mà khi gặp địch lại quay lại? Định tả đường hầm thì VN có địa đạo Củ Chi cũng hoành lắm nha!
Trong hầm, lúc có tiếng súng nổ, Lê Bình kêu lên CỐ TỎ ra sợ hãi, 2 binh sĩ ĐỨNG XEM cạnh đấy nhìn cô cười
Cảnh trên đường giữa 2 dãy nhà đổ nát, mấy em phóng viên cúi người chạy (chả biết tránh cái gì) trong khi 2 binh sĩ dẫn đường đi trước rất bình thản và quay lại nhìn hơi ngạc nhiên. Cúi người “tránh” trong khi áo, mũ trắng lốp -là mầu dễ lộ nên thời chiến thường không dùng!
Trong phim Lê Bình cho biết đã “đối diện với cái chết” tại thành phố Homs, nhưng họp báo, cô cho biết “Homs là nơi an toàn vì chỉ có một phần chiến sự ở phía bên kia thôi. Nơi chúng tôi đến hiện đang an toàn và vì thế nên chính phủ mới dẫn chúng tôi đến.”
Nghĩa là, sự nguy hiểm và “thoát chết” chỉ là chém gió!
Cũng không thấy hình ảnh quân địch để có cảm giác chiến sự một tẹo nhể!
3. Cảnh đổ nát vì chiến tranh thì thế hệ bọn mình chả thấy có gì lạ. Hà Nội, đặc biệt là Khâm Thiên, tháng 12.1972 còn tan nát hơn thế nhiều!
Với bọn già đã lớn lên trong chiến tranh và đã xem các bộ phim về chiến tranh từ lúc còn “truổng cởi” như mình, thì nói thật là phim diễn quá mức qui định mà diễn xuất lại kém, nên không thuyết phục.
Làm phim chiến tranh kiểu này, các cụ vốn là phóng viên điện ảnh quân đội thời chiến cười cho đấy. Vì họ trải nghiệm thật, nên hơi thở chiến tranh trong từng mi li met phim, chứ không phải là làm phim du ngoạn xong tự gọi là phim chiến tranh dư lày.
4. Một vấn đề rất lớn của bộ phim là quan điểm chính trị. Chính Lê Bình cho biết “thực sự là không biết nên nghe theo hướng nào vì bên nào cũng có cái lý của họ”. Thế mà cũng đi làm phim? Vì thế, phim không làm rõ được ai chính, ai tà, nên người xem thấy rất mơ hồ.
Vậy thì không thể không đặt ra câu hỏi: Ai đã tài trợ cho nhóm Lê Bình đến đây để làm phim này và nhằm mục đích gì? Xem ký sự, lại nhớ đến Duy Nghĩa -PV của VTV thường trú ở Nga- từng sang Syria mấy lần và thấy đều đề cao vai trò của Nga trong cuộc chiến ở đây.
Đặc biệt, như bác Tống Phước Trị phát hiện, nhóm Lê Bình đi “có tới 2 ông tướng Syri tháp tùng”, buộc mình phải nhớ đến năm trước, PV Duy Nghĩa mặc quần áo của lính Nga, đi cùng lính Nga vào vùng chiến sự Nga – Ukraina để “phản ánh” và hình ảnh đó đã bị cả người Ukraina lẫn VN phản ứng trên mạng xã hội.
Có gì “lan quyên” giữa 2 nhóm phóng viên của VTV ở 2 vụ đều liên quan đến chiến tranh và đều liên quan đến Nga không nhỉ?
Thiết nghĩ, làm báo, càng liên quan đến vấn đề chính trị, càng phải rành mạch, không thể lập lờ “nhân danh” cái gì được chứ nhỉ!
Dân trí giờ cao lắm, chớ có đùa!
_____
Phụ nữ News
Nhà báo Lê Bình và VTV đã ‘qua mặt’ khán giả truyền hình như thế nào?
Tác giả: Trương Nguyễn Thạch
———–
Sau khi nhà báo Lê Bình cùng các cộng sự thực hiện ký sự Syria phát sóng trên chương trình VTV24, cử nhân luật Trương Nguyễn Thạch phân tích trên báo Giao thông chỉ ra 3 điểm sai sự thật.
Ký sự Syria: Góc nhìn từ phía trong cuộc chiến là bộ phim tài liệu phát sóng trong khung giờ VTV Đặc biệt của Đài Truyền hình Việt Nam, do ê-kíp phim của Trung tâm Tin tức VTV24 gồm nhà báo Lê Bình, quay phim Ngọc Phức và hai phóng viên Vân Anh, Phương My thực hiện. Phóng sự được phát vào tối 23/7 đã thu hút sự chú ý, tranh cãi của cộng đồng, có nhiều ý kiến trái chiều.
“Chiến tranh là sự kế tục của chính trị bằng phương tiện bạo lực. Đó là một chân lý mà đáng lẽ ra bất cứ người nào nghiên cứu và phân tích về một cuộc chiến cần phải biết và bắt buộc phải biết. Có hai loại chiến tranh, một là chiến tranh phi nghĩa, đối nghịch lại đó là chiến tranh chính nghĩa.
Tổng thống Al – Assad đã rất nhiều lần khẳng định với thế giới rằng người Syria đang chiến đấu chống khủng bố chứ không phải là đất nước của họ đang đánh nhau. Họ chiến đấu để chống lại những tội ác ghê tởm của IS và của lực lượng đứng đằng sau giật dây. Nói theo ngôn ngữ quân sự, người Syria đang chiến đấu chống cuộc xâm lược thông qua bàn tay của người khác.
Nhà báo Lê Bình có chia sẻ: “Chúng tôi đã rơi rất nhiều nước mắt vì sự đau khổ của những người phụ nữ nông dân, họ căm phẫn và tuyệt vọng khi không hiểu vì lý do gì, người thân, chồng, cha, con mình lại chết một cách oan uổng”. Hay khi được hỏi về “màu sáng của chiến tranh Syria”, Nhà báo Lê Bình chia sẻ: “Chiến tranh không thể có ánh sáng và hy vọng”, “chiến tranh có máu, nước mắt, có nỗi đau tận cùng, có những tội ác khủng khiếp, còn với ánh sáng, tôi lại chưa nhìn thấy. Đó là bản chất của chiến tranh”.
Tôi không thể tin được chị Bình lại có thể phát biểu một câu vô lý tới mức như vậy. Chiến tranh có phi nghĩa và cũng có những cuộc chiến tranh chính nghĩa. Hy sinh cho tổ quốc sẽ không thể là cái chết oan uổng như chị nói.
Chi tiết sai lầm trong tác nghiệp
Ảnh 1: Anh lính thuộc quân đội chính phủ giữ đại liên PKM trên lỗ châu mai, nhà báo Lê Bình mặc cái áo đỏ ghé đầu vào chỉ trỏ. Đây là hành động dại dột trên chiến trường, cái áo đỏ của chị Bình có thể lọt ngay vào mắt của một tay hoa tiêu thuộc IS nào đó đang lượn ống nhòm khắp nơi để tìm hoả lực của quân chính phủ. Khi bị lộ cứ điểm thì hoả lực tập trung vào đó, pháo, cối sẽ nã tới cái chỗ mà phóng viên Bình đang đứng. Vô hình chung, phóng viên Bình có thể hại cả đoàn phim cùng tiểu đội đang chiến đấu.
Ảnh 2: Trong công sự tối, chị Bình đeo kính râm như đang đi nghỉ mát ở Sea Links resort. Cạnh đó, chị nói “Mình làm lại nhé” với đồng nghiệp cho thấy chị đang làm đạo diễn. Đây là bộ phim tài liệu, cái tôi cần, mọi người cần là sự lột tả bản chất thật chứ không phải là sự diễn xuất.
Về 3 lần đối mặt với cái chết, có đúng sự thật?
Lần đầu “đối diện với cái chết” như quảng cáo của VTV là tại thành phố Homs. Nhà báo Lê Bình tản bộ trên một cái phố vắng người, phát biểu: “Đây là Homs, thành phố mới chỉ được giải phóng có một phần, phía bên kia IS vẫn đang chiếm đóng!” Thực chất, hướng Tây – khu vực duy nhất trong nội thành còn tồn tại phiến quân mà quân chính phủ chưa kiểm soát được, nằm trọn trong tay của lực lượng FSA (Quân đội tự do Syria) và Al – Nusra (Al – Qaeda chi nhánh Syria) chứ không phải IS.
Nội thành thành phố Homs gần như đã yên bình dù đổ nát, nghĩa là đó là vùng an toàn, cũng có nghĩa lần “đối diện với cái chết thứ 1” như giới thiệu của VTV là đã sai thông tin và nơi này không còn nguy hiểm đến tính mạng.
Lần thứ 2 “đối diện với cái chết”, theo ê-kíp chia sẻ, họ rời đi 30 phút thì quả bom cài sẵn phát nổ ngay tại tu viện họ từng đến phỏng vấn.
Được biết, Maaloula là thị trấn của người Cơ Đốc giáo. Đi đường cao tốc Damas – Aleppo theo hướng Bắc lên độ 40km, đi xuyên qua Ayn At Tina thì đến. Vùng này nằm trọn trong vùng mà lực lượng thân chính phủ Syria đang kiểm soát, tức là vùng an toàn, mà an toàn thì làm gì có chuyện đối diện với cái chết.
Và trong khoảng thời gian qua, tôi đã tìm kỹ, không có một vụ tấn công nào nhằm vào tu viện Cơ Đốc Giáo tại khu vực này trong thời gian qua cả. Có thể nói, lần “đối diện với cái chết” lần thứ 2 này không đến nỗi như lời mà chị và VTV đưa ra.
Khu vực có phiến quân gần nhất cũng là phía “đối lập ôn hòa” của Mỹ và đám Al – Nusra chi nhánh Syria đóng về phía Tây, cách đó tầm 60km gần biên giới Lebanon, chứ hiện tại thì không hề có một bóng quân IS nào ở đó.
Jobar là khu vực cách 2km về phía Đông Bắc thủ đô Damascus. Chỗ này, quân chính phủ giao tranh cùng với lực lượng “phe đối lập ôn hòa” FSA và Al – Nusra chứ cũng không có IS như nhiều người tưởng. Tình hình khu vực chiến trường nơi mà chị Lê Bình đang tác nghiệp, theo tôi quan sát thấy khá yên tĩnh. Một khu vực giao tranh căng thẳng phải có tiếng nổ của cối, B-41, tiếng lựu đạn, tiếng súng máy bắn áp chế liên hồi, tiếng người chỉ huy hò hét đốc thúc binh sĩ chiến đấu đánh trả địch, tiếng kêu gào của thương binh.
Trong cái phóng sự, tất cả mọi người ở khu vực chiến sự (kể cả binh lính và sĩ quan Syria) đều có vẻ thong thả khoan thai thay cho cái vẻ hối hả gấp gáp thường thấy của chiến trường. Thi thoảng lại vang lên vài tiếng súng, chị Bình giật mình rú lên. Xin thưa đó mới là lính chốt bắn vài loạt ngắn cầm chừng hoặc bắn thăm dò, rõ ràng nhất là anh lính giữ trung liên M-249 cũng chỉ mới kê súng bắn vài viên, khi giao tranh thật sự thì cái khẩu trung liên đó phải nhả đạn liên hồi, đạn áp chế lên đầu địch chứ không phải là bắn vài viên như trong phim đâu.
Anh lính Syria còn bắc ghế nhựa ra ngồi bắn súng: Vậy thì nguy hiểm tính mạng, đối diện cái chết là chưa xác thực. Vài 3 phát đạn, anh quay phim cho rung máy quay hết cỡ, làm ký sự như này nói không ngoa thì ai làm cũng được.
Chị Bình kết luận: “Người Syria đang dùng súng của Nga, Mỹ, Israel để bắn vào nhau”, chị không nắm được bản chất của cuộc chiến Syria, nơi mà quân đội chính phủ, những người đã bảo vệ các phóng viên khi mặc áo đỏ đeo kính râm đi lại thảnh thơi trong công sự, những người đang được Nga hỗ trợ chứ không phải được nhấn nhứ mạnh mẽ như là một bên gây ra chiến tranh đang cố gắng chống lại Chủ nghĩa khủng bố.
Chủ nghĩa khủng bố ấy vốn được Mỹ và Israel nhúng tay vào hỗ trợ. Chúng là lực lượng vẫn chặt đầu, ăn thịt người như các bạn khóc than trong đoạn đầu phóng sự. Các bạn cho rằng đó là “nội chiến”. Nó không còn là nội chiến khi mà Syria đã trở thành nơi tập hợp tất cả các chiến binh thánh chiến từ khắp nơi và nơi đan xen nhiều lực lượng từ Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, đặc nhiệm các nước như Nga, Iran, Hezbollah,…
Có một đoạn phỏng vấn tôi thấy anh lính trả lời rất hay. Phóng viên hỏi:
– Khi bắn anh có bao giờ run tay không?
– Tôi không bao giờ run tay, bởi vì tôi biết mình chiến đấu để bảo vệ cho Tổ quốc và nhân dân của mình.
Cách mà anh trả lời, đúng như một người lính có tình yêu, có hậu phương thân yêu và lý tưởng, đã khiến tôi nhìn thấu sự tương phản về nhân cách của hai con người trong khung hình lúc ấy.
http://zend2.com/open12.php?u=rx%2B68RZmszC3CqZnzXYfKQ2nqa3VSDhPd5Gy6wcyuI%2BwS8n8I1Urqh4bES3ii0351AzZXASB0MGU01StEdzhlsx5O%2FAbCe7zcNCJ%2FWjTt%2BYS4ZqS&b=29&f=norefer
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóa