Đột biến ĐBQH có quốc tịch... Malta: Bao nhiêu quan chức VN đã 'đặt vé chuồn'?
Lê Dung - Vấn đề còn lại là sau khi đã có “vé”, đến thời điểm nào thì lớp quan chức này mới nhảy lên máy bay để “chuồn”, bỏ lại một đất Việt cạn kiệt tài nguyên, khủng hoảng chính trị và xã hội tan hoang?
Sau scandal một nữ đại biểu quốc hội là Châu Thị Thu Nga bị công an bắt vào giữa năm 2015, Quốc hội Việt Nam lại vừa “phát hiện” một chuyện cười ra nước mắt: nữ đại biểu quốc hội Nguyễn Thị Nguyệt Hường có quốc tịch ở… Cộng hòa Malta
Với lý do bà Nguyệt Hường đã vi phạm điều 4 Luật Quốc tịch Việt Nam, Hội đồng Bầu cử Quốc gia đã phải họp đột xuất phiên thứ 8, bỏ phiếu không xác nhận tư cách đại biểu của bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường.
Theo hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 14, bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường hiện là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư TNG Holdings Vietnam; Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Chủ tịch Hiệp hội Công thương thành phố Hà Nội; Phó trưởng ban Đối ngoại của Hội đồng Nữ doanh nhân thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt Nam...
Tuy nhiên, vấn đề có lẽ không hẳn nằm ở chỗ tư cách đại biểu quốc hội của bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường bị xem xét lại. Mà từ vụ việc của bà Hường, người dân đã có hẳn một bằng chứng xác đáng về chuyện đến cả đại biểu quốc hội Việt Nam cũng chuẩn bị “ra đi tìm đường cứu nước” như thế nào, thay vì trước đây chỉ nghe đồn đoán về “một bộ phận không nhỏ” đã chuẩn bị nhảy lên máy bay ra nước ngoài nếu tổ quốc “có biến”.
Thật thế, trong những năm gần đây, một số đại gia và quan chức khi gặp nhau trên bàn nhậu thường nháy mắt đầy ngụ ý “Đặt vé chưa?”. Trước đó là một câu hỏi khác “Có thẻ xanh chưa?”.
Cũng đã từ lâu, trong giới đại gia và quan chức, đặc biệt ở khu vực Hà Nội, khá phổ biến kinh nghiệm cần một khoản chi phí 500,000 đô la để được nhập tịch Canada. Ngay trước đại hội 12 của đảng cầm quyền, một đơn thư gửi đến Bộ chính trị đã tố cáo bà Nguyễn Thanh Phượng – con gái thủ tướng khi đó là Nguyễn Tấn Dũng – có quốc tịch Mỹ…
Dù chẳng ai dám nói trắng ra, nhưng nhiều quan chức và thương gia đều ngầm hiểu với nhau là việc có thêm một quốc tịch nước ngoài mà do đó vi phạm luật Việt Nam là “chẳng có gì xấu trong tình hình hiện nay”. Mà tình hình hiện nay lại là một núi lửa đang chực chờ phun trào, bao gồm những biến động chính trị nội bộ không thể lường trước, làn sóng phản kháng xã hội của các tầng lớp nhân dân ngày càng dữ dội, trong đó phải kể đến tâm lý “hồi tố tài sản tham nhũng”, và sự trả thù của người dân một khi chế độ không còn nằm trong tay lớp quan lại nhũng nhiễu.
Tuy không có số liệu thống kê nào, nhưng bầu không khí ở Việt Nam là khá gần gũi với “người anh em Trung cộng”. Nếu ở Trung cộng, từ lâu nay đã có nhiều số liệu cho biết đến hơn 60% những người có tài sản giá trị trên 10 triệu USD chỉ muốn ra nước ngoài sinh sống, thì ở Việt Nam cũng như vậy.
Chỉ đến gần đây mới xuất hiện vài số liệu cho biết số ngoại tệ được chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài đã lên đến 19 tỷ USD/năm cách đây không lâu. Con số này cho thấy rất nhiều quan chức và thương gia đã âm thầm chuyển tiền bạc ra các nước, bất chấp kỷ luật đảng. Nếu quan chức Trung cộng “thích” những nước như Canada, Mỹ, Anh, Pháp…, thì quan chức Việt Nam có lẽ cũng như vậy.
Không khó để hình dung rằng số tiền từ 500,000 đến 1 triệu bảng Anh mà đại biểu quốc hội Nguyễn Thị Nguyệt Hường bỏ ra để nhập quốc tịch Malta có thể chẳng là gì so với những quan chức giàu có ở Việt Nam.
Vấn đề còn lại là sau khi đã có “vé”, đến thời điểm nào thì lớp quan chức này mới nhảy lên máy bay để “chuồn”, bỏ lại một đất Việt cạn kiệt tài nguyên, khủng hoảng chính trị và xã hội tan hoang?
Lê Dung
Với lý do bà Nguyệt Hường đã vi phạm điều 4 Luật Quốc tịch Việt Nam, Hội đồng Bầu cử Quốc gia đã phải họp đột xuất phiên thứ 8, bỏ phiếu không xác nhận tư cách đại biểu của bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường.
Theo hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 14, bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường hiện là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư TNG Holdings Vietnam; Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Chủ tịch Hiệp hội Công thương thành phố Hà Nội; Phó trưởng ban Đối ngoại của Hội đồng Nữ doanh nhân thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt Nam...
Tuy nhiên, vấn đề có lẽ không hẳn nằm ở chỗ tư cách đại biểu quốc hội của bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường bị xem xét lại. Mà từ vụ việc của bà Hường, người dân đã có hẳn một bằng chứng xác đáng về chuyện đến cả đại biểu quốc hội Việt Nam cũng chuẩn bị “ra đi tìm đường cứu nước” như thế nào, thay vì trước đây chỉ nghe đồn đoán về “một bộ phận không nhỏ” đã chuẩn bị nhảy lên máy bay ra nước ngoài nếu tổ quốc “có biến”.
Thật thế, trong những năm gần đây, một số đại gia và quan chức khi gặp nhau trên bàn nhậu thường nháy mắt đầy ngụ ý “Đặt vé chưa?”. Trước đó là một câu hỏi khác “Có thẻ xanh chưa?”.
Cũng đã từ lâu, trong giới đại gia và quan chức, đặc biệt ở khu vực Hà Nội, khá phổ biến kinh nghiệm cần một khoản chi phí 500,000 đô la để được nhập tịch Canada. Ngay trước đại hội 12 của đảng cầm quyền, một đơn thư gửi đến Bộ chính trị đã tố cáo bà Nguyễn Thanh Phượng – con gái thủ tướng khi đó là Nguyễn Tấn Dũng – có quốc tịch Mỹ…
Dù chẳng ai dám nói trắng ra, nhưng nhiều quan chức và thương gia đều ngầm hiểu với nhau là việc có thêm một quốc tịch nước ngoài mà do đó vi phạm luật Việt Nam là “chẳng có gì xấu trong tình hình hiện nay”. Mà tình hình hiện nay lại là một núi lửa đang chực chờ phun trào, bao gồm những biến động chính trị nội bộ không thể lường trước, làn sóng phản kháng xã hội của các tầng lớp nhân dân ngày càng dữ dội, trong đó phải kể đến tâm lý “hồi tố tài sản tham nhũng”, và sự trả thù của người dân một khi chế độ không còn nằm trong tay lớp quan lại nhũng nhiễu.
Tuy không có số liệu thống kê nào, nhưng bầu không khí ở Việt Nam là khá gần gũi với “người anh em Trung cộng”. Nếu ở Trung cộng, từ lâu nay đã có nhiều số liệu cho biết đến hơn 60% những người có tài sản giá trị trên 10 triệu USD chỉ muốn ra nước ngoài sinh sống, thì ở Việt Nam cũng như vậy.
Chỉ đến gần đây mới xuất hiện vài số liệu cho biết số ngoại tệ được chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài đã lên đến 19 tỷ USD/năm cách đây không lâu. Con số này cho thấy rất nhiều quan chức và thương gia đã âm thầm chuyển tiền bạc ra các nước, bất chấp kỷ luật đảng. Nếu quan chức Trung cộng “thích” những nước như Canada, Mỹ, Anh, Pháp…, thì quan chức Việt Nam có lẽ cũng như vậy.
Không khó để hình dung rằng số tiền từ 500,000 đến 1 triệu bảng Anh mà đại biểu quốc hội Nguyễn Thị Nguyệt Hường bỏ ra để nhập quốc tịch Malta có thể chẳng là gì so với những quan chức giàu có ở Việt Nam.
Vấn đề còn lại là sau khi đã có “vé”, đến thời điểm nào thì lớp quan chức này mới nhảy lên máy bay để “chuồn”, bỏ lại một đất Việt cạn kiệt tài nguyên, khủng hoảng chính trị và xã hội tan hoang?
Lê Dung
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét