Bức ảnh “Giang Trạch Dân bị khống chế” phản ánh tâm nguyện của đông đảo người dân Trung Quốc đại lục
Ngày 22/8, một tấm hình có tiêu đề "Giang Trạch Dân bị khống chế" đã gây xôn xao cộng đồng cư dân mạng tại Trung Quốc đại lúc. Những lời chia sẻ của họ trên mạng cho thấy, người dân không chỉ lưu ý đến tính chân thực của bức ảnh này, mà quan trọng hơn là thời điểm xuất hiện của nó. Điều này đã khiến cho họ hào hứng bàn tán.
Giữa thời điểm một nguồn tin thân cận với chính quyền Bắc Kinh cho biết ông Giang và hai con trai của ông đã bị “quản thúc”, có nghĩa là sự tự do đi lại đã tạm thời bị hạn chế, và mới đây là việc hòn đá to có lời đề từ của ông Giang tại trường Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bị dẹp đi, cư dân mạng tại đại lục lại truyền nhau một tấm hình với lời tựa “Giang Trạch Dân bị khống chế.” Tấm hình cùng những chia sẻ cho thấy mong mỏi ngày phán quyết Giang Trạch Dân đang sôi sục trong lòng người dân.
Hòn đá tại trường Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc được viết bởi ông Giang Trạch Dân (trước và sau khi bị dẹp đi)
Từ tấm hình có thể thấy được dường như ông Giang đi không vững, hai bên có người dìu nách bước ra khỏi cửa của một tòa nhà, còn hai tay ông thì đưa khuất ra sau lưng, dáng vẻ giống như bị áp giải. Bên cạnh ông Giang và trước tòa nhà có một số thanh niên giống như cảnh vệ, phía sau có đám đông người đi theo.
Từ bức ảnh này không thể xác định được đây là thời điểm nào, cách ăn mặc thì tương tự như khi ông Giang đi về Dương Châu tảo mộ vào năm 2014.
Ngày 22/1/2012, truyền thông Triều Tiên cũng từng đưa 2 tấm hình ông Kim Jong-un đi thị sát cũng giống như cảnh bị bắt. Thời điểm đó tấm hình cũng gây xôn xao dư luận, tình cảnh rất giống bức ảnh chụp ông Giang Trạch Dân này.
Qua những lời chia sẻ trên mạng có thể thấy được rằng hiện nay, rất nhiều người mong mỏi ngày ông Giang Trạch Dân bị bắt sẽ đến sớm. Từ sau Đại hội 18, tuy có không ít “hổ già” bị đánh, nhưng ông Giang thỉnh thoảng vẫn tìm cơ hội lộ diện. Mọi người đều biết đây là con “hổ già” to nhất.
Hiện nay “làn sóng tố cáo Giang Trạch Dân” đang lên cao, theo mạng Minh Huệ thống kê, tính đến ngày 20/8 đã có hơn 1.570.000 học viên Pháp Luân Công trong và ngoài nước kiện ông Giang lên Viện Kiểm soát Nhân dân Tối cao. Đồng thời, các chính trị gia ở nhiều nơi trên thế giới như châu Âu, Hoa Kỳ, Canada, Úc, Ukraine, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan… cũng cùng lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ.
Ngày 10/8/2015, 10 nhân vật quan trọng ở Thụy Sĩ cùng gửi thư tới Chủ tịch nước Tập Cận Bình đề nghị phải đặc biệt lưu tâm hành động mạnh mẽ trong vụ việc kiện ông Giang lần này. Ngày 20/7/2015, 3 Nghị sĩ Nghị viện châu Âu cùng nhau ký tên trong một bức thư “Cáo buộc hình sự kẻ cầm đầu bức hại Pháp Luân Công Giang Trạch Dân” gửi lên Viện Trưởng Viện Kiểm sát Tối cao Trung Quốc là Tào Kiến Minh, kêu gọi các nhà chức trách Trung Quốc ngăn chặn các cuộc đàn áp Pháp Luân Công ngay lập tức và công khai truy tố kẻ cầm đầu Giang Trạch Dân. Ngoài ra, họ cũng cùng ký thư gửi cho Đại sứ của Trung Quốc ở Âu châu là Dương Yên Di và Đại sứ của Trung Quốc tại Đức là Sử Minh Đức.
Theo thông tin từ Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung, sau vụ nổ ở Thiên Tân, Tập Cận Bình đã vô cùng giận dữ và vào ngày 15/8 đã hạ lệnh “giam lỏng” ông Giang Trạch Dân cùng hai người con của ông ta.
Trước đây, vào tháng 7/2011, kênh truyền hình Á châu của Hồng Kông đưa “tin giả” Giang Trạch Dân bị chết làm người dân nhiều nơi tại đại lục đốt pháo và bắn pháo hoa ăn mừng. Kể từ sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, thế lực của ông Giang Trạch Dân cũng yếu đi, đến truyền thông đại lục cũng nhiều lần ám chỉ nhục mạ ông Giang Trạch Dân, những tin tức bất lợi cho ông Giang gần đây cũng không ngừng được truyền ra.
Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
Tinh Vệ biên dịch
Giữa thời điểm một nguồn tin thân cận với chính quyền Bắc Kinh cho biết ông Giang và hai con trai của ông đã bị “quản thúc”, có nghĩa là sự tự do đi lại đã tạm thời bị hạn chế, và mới đây là việc hòn đá to có lời đề từ của ông Giang tại trường Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bị dẹp đi, cư dân mạng tại đại lục lại truyền nhau một tấm hình với lời tựa “Giang Trạch Dân bị khống chế.” Tấm hình cùng những chia sẻ cho thấy mong mỏi ngày phán quyết Giang Trạch Dân đang sôi sục trong lòng người dân.
Hòn đá tại trường Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc được viết bởi ông Giang Trạch Dân (trước và sau khi bị dẹp đi)
Từ tấm hình có thể thấy được dường như ông Giang đi không vững, hai bên có người dìu nách bước ra khỏi cửa của một tòa nhà, còn hai tay ông thì đưa khuất ra sau lưng, dáng vẻ giống như bị áp giải. Bên cạnh ông Giang và trước tòa nhà có một số thanh niên giống như cảnh vệ, phía sau có đám đông người đi theo.
Từ bức ảnh này không thể xác định được đây là thời điểm nào, cách ăn mặc thì tương tự như khi ông Giang đi về Dương Châu tảo mộ vào năm 2014.
Ngày 22/1/2012, truyền thông Triều Tiên cũng từng đưa 2 tấm hình ông Kim Jong-un đi thị sát cũng giống như cảnh bị bắt. Thời điểm đó tấm hình cũng gây xôn xao dư luận, tình cảnh rất giống bức ảnh chụp ông Giang Trạch Dân này.
Ông Kim Jong-un đi thị sát trong khu quân đội.
Qua những lời chia sẻ trên mạng có thể thấy được rằng hiện nay, rất nhiều người mong mỏi ngày ông Giang Trạch Dân bị bắt sẽ đến sớm. Từ sau Đại hội 18, tuy có không ít “hổ già” bị đánh, nhưng ông Giang thỉnh thoảng vẫn tìm cơ hội lộ diện. Mọi người đều biết đây là con “hổ già” to nhất.
Hiện nay “làn sóng tố cáo Giang Trạch Dân” đang lên cao, theo mạng Minh Huệ thống kê, tính đến ngày 20/8 đã có hơn 1.570.000 học viên Pháp Luân Công trong và ngoài nước kiện ông Giang lên Viện Kiểm soát Nhân dân Tối cao. Đồng thời, các chính trị gia ở nhiều nơi trên thế giới như châu Âu, Hoa Kỳ, Canada, Úc, Ukraine, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan… cũng cùng lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ.
Ngày 10/8/2015, 10 nhân vật quan trọng ở Thụy Sĩ cùng gửi thư tới Chủ tịch nước Tập Cận Bình đề nghị phải đặc biệt lưu tâm hành động mạnh mẽ trong vụ việc kiện ông Giang lần này. Ngày 20/7/2015, 3 Nghị sĩ Nghị viện châu Âu cùng nhau ký tên trong một bức thư “Cáo buộc hình sự kẻ cầm đầu bức hại Pháp Luân Công Giang Trạch Dân” gửi lên Viện Trưởng Viện Kiểm sát Tối cao Trung Quốc là Tào Kiến Minh, kêu gọi các nhà chức trách Trung Quốc ngăn chặn các cuộc đàn áp Pháp Luân Công ngay lập tức và công khai truy tố kẻ cầm đầu Giang Trạch Dân. Ngoài ra, họ cũng cùng ký thư gửi cho Đại sứ của Trung Quốc ở Âu châu là Dương Yên Di và Đại sứ của Trung Quốc tại Đức là Sử Minh Đức.
Theo thông tin từ Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung, sau vụ nổ ở Thiên Tân, Tập Cận Bình đã vô cùng giận dữ và vào ngày 15/8 đã hạ lệnh “giam lỏng” ông Giang Trạch Dân cùng hai người con của ông ta.
Trước đây, vào tháng 7/2011, kênh truyền hình Á châu của Hồng Kông đưa “tin giả” Giang Trạch Dân bị chết làm người dân nhiều nơi tại đại lục đốt pháo và bắn pháo hoa ăn mừng. Kể từ sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, thế lực của ông Giang Trạch Dân cũng yếu đi, đến truyền thông đại lục cũng nhiều lần ám chỉ nhục mạ ông Giang Trạch Dân, những tin tức bất lợi cho ông Giang gần đây cũng không ngừng được truyền ra.
Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
Tinh Vệ biên dịch
https://daikynguyenvn.com/trung-quoc/anh-nong-giang-trach-dan-bi-khong-che-phan-anh-tam-nguyen-cua-dong-dao-nguoi-dan-trung-quoc-dai-luc.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét