Cơn “lũ thoái hóa” nhân cách người Việt trong nước
Trong hai bài viết của ông Võ Xuân Sơn ("Cơn “lũ thoái hóa” nhân cách người Việt"), ít nhiều có liên quan nhân quả với nhau, tác giả đã cố gắng chỉ ra nguyên do tình trạng xuống cấp thê thảm của người Việt hiện nay là xuất phát từ một nền giáo dục tồi tệ, liên tục sút kém, kéo dài từ hàng mấy thập kỷ. Nhiều ý kiến tâm huyết của ông xem ra rất chí lý. Tuy nhiên, chúng tôi cũng xin được gợi thêm một đôi điểm, gọi là bổ sung hay chất chính cũng đúng, nhằm góp phần làm chặt chẽ hơn các luận cứ của ông.
Thử nghĩ xem, con người vốn là một sinh vật cao cấp, một sinh vật xã hội, biết tiếp thu ngoại vật bằng đủ 5 giác quan và tiếp thu ở nhiều cấp độ: cảm tính, lý tính, tuệ tính, giác tính, linh tính; lại tiếp thu theo nhiều phương cách: hữu thức rồi lại tiềm thức, vô thức… như thế thì áp lực lên con người và làm biến đổi con người chính là sự tổng hợp của đủ mọi hiện tượng phức tạp ngay giữa đời sống mà ta hàng ngày tiếp xúc, chứ có phải chỉ riêng bài học ở nhà trường thôi đâu, có phải vậy không thưa ông?
Một em bé vừa đến tuổi cắp sách đến trường, hàng ngày được thầy cô giáo giảng giải cho những điều sơ đẳng về đạo đức công dân, hẳn nhiên trong đầu óc cũng biết được ít nhiều điều hay lẽ phải để theo và điều xấu tiếng nhơ để tránh. Nhưng có phải thế là đủ cho lứa tuổi của em hoàn toàn miễn nhiễm, phần bản năng trong em tự khắc đã bị nhấn chìm? Không, hoàn toàn chưa phải vậy. Khi trở về nhà, vừa kịp đặt chiếc cặp sách nặng chịch lên giường, tai em đã được nghe người lớn bàn câu chuyện hôm qua anh hàng xóm hiền lành vì không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, bị các chú công an lôi vào đồn rồi không dưng… tắc thở, đem vào nhà thương thì vỡ sọ, dập xương sườn, hoặc gãy đùi dập lá lách. Em sẽ cảm nghĩ thế nào? Có phần chắc không sớm thì muộn, một câu hỏi sẽ dấy lên trong em: Ôi, sao nhà trường dạy thế kia mà ngoài đời lại ngược hẳn như vậy?
Và chắc chắn một bài học trực quan sẽ đập vào trí óc non nớt của em: Thì ra thầy cô nói dối, chứ mạng con người cũng chẳng có gì đáng quý cho lắm, các chú công an cứ muốn giết ai là giết kia mà. Mà rốt cuộc thì các bác đảng viên lãnh đạo cấp trên, toàn những bậc đạo cao đức trọng, lại bênh che cho các chú làm những việc ghê gớm như kia, các bác ấy phải có cái lý thế nào chứ. Vậy giết người cũng đâu phải là tội! Hỏi nên tin các bác hơn hay là tin thầy cô hơn nào? Mà tất nhiên không phải chỉ cái chết của một chú hàng xóm. Bao nhiêu cái chết khác ở tỉnh này xã nọ xảy ra như cơm bữa, râm ran trên báo và trên nhiều cửa miệng, làm gì không thấm tiếp vào tai các em, như những giọt nước từ khe đá thấm xuống lòng đất. Làm sao em có đủ sức đề kháng với chúng? Rốt cuộc, chẳng phải cái bản năng sinh vật trong người các em vừa được những bài học hay ho ở trường làm cho “êm dằm” thì lại có ngay những bài học “sinh động hơn”, hùng hồn và lôi cuốn hơn, đánh thức trở dậy? Có phải vậy không thưa ông?
Chưa hết. Lại nói đến chuyện công bằng. Thì thầy cô ở trường cũng luôn dạy cho các em, rằng con người sinh ra là được hưởng những quyền công bằng đấy chứ. Chương trình giáo dục của ta cũng có đủ những thứ đó và thầy cô chẳng thể bỏ quên. Nhưng mà… khi bài học ở trường còn chưa ráo mực, thì ở xã bên cạnh xã em gần ngay đường cái lớn lại có một chuyện bức bối phát sinh: một loạt hộ dân đang yên đang lành, bỗng nhận được tờ giấy trên Ủy ban Nhân dân chuyển xuống bắt phải dời nhà, nộp ruộng, trả cho ít tiền đủ sống tiềm tiệm một vài năm rồi muốn ra sao thì ra, đi đâu xin cứ việc, vì đã có một công ty “con ông to nào đấy” nhắm nhía “quy hoạch” những thửa đất thửa vườn của họ, sắp đến đây xây dựng một khu nhà nghỉ cao cấp và làm mấy cái sân golf. Những dự án này đều nằm trong chính sách của Đảng cả chứ nào có phải là vẽ ra một cách tùy tiện, vu vơ.
Chưa hết. Lại nói đến chuyện công bằng. Thì thầy cô ở trường cũng luôn dạy cho các em, rằng con người sinh ra là được hưởng những quyền công bằng đấy chứ. Chương trình giáo dục của ta cũng có đủ những thứ đó và thầy cô chẳng thể bỏ quên. Nhưng mà… khi bài học ở trường còn chưa ráo mực, thì ở xã bên cạnh xã em gần ngay đường cái lớn lại có một chuyện bức bối phát sinh: một loạt hộ dân đang yên đang lành, bỗng nhận được tờ giấy trên Ủy ban Nhân dân chuyển xuống bắt phải dời nhà, nộp ruộng, trả cho ít tiền đủ sống tiềm tiệm một vài năm rồi muốn ra sao thì ra, đi đâu xin cứ việc, vì đã có một công ty “con ông to nào đấy” nhắm nhía “quy hoạch” những thửa đất thửa vườn của họ, sắp đến đây xây dựng một khu nhà nghỉ cao cấp và làm mấy cái sân golf. Những dự án này đều nằm trong chính sách của Đảng cả chứ nào có phải là vẽ ra một cách tùy tiện, vu vơ.
Vì thế, nếu cứ cố tình cưỡng lại ư? Thì hãy xem gương hai anh em chú Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng đấy, chẳng phải ông Đại tá Đỗ Caca Giám đốc công an thành phố – mới được thăng Thiếu tướng – ông ấy đã tổ chức ngay “một trận đánh tuyệt đẹp” tóm cổ luôn cả hai anh em nhà chú bắt nhốt vào tù, dẫu có cựu binh cựu biếc gì cũng mặc xác? Thế thì lần này các em lại được tiếp nhận một bài phản chứng sinh động về lẽ công bằng còn thâm thúy hơn bài trước nữa – công bằng nói trắng ra là công bằng của kẻ có quyền thế – nó làm cho những gì nói về lẽ công bằng nhận được từ lời giảng hay ho văn vẻ của thầy cô bỗng… biến mất tiêu. Có phải vậy không thưa ông?
Vậy đấy thưa ông Phạm Xuân Sơn. Chúng tôi cho rằng muốn xây dựng lại con người trong xã hội chúng ta ngày nay, bên cạnh việc cải cách giáo dục tất nhiên là việc rất cần làm và làm triệt để, còn phải đi kèm với một việc nữa, quan trọng và cấp bách hơn rất nhiều: phải triệt tiêu cho được cái nguyên nhân chủ chốt làm cho con người hư hỏng – đó là một thể chế toàn trị chuyên đối phó với công dân bằng đủ thứ tuyên truyền dối trá, trong khi hoạt động của bộ máy chức năng thực chất là hà hiếp, cướp bóc, bạo hành với nhân dân đủ kiểu lại được tráng một lớp men từ ngữ hết sức mỹ miều: Của dân, do dân, vì dân...
Bản năng của con người trong xã hội, nhất là lớp trẻ, không bị kiềm chế và loại bỏ mà trái lại, lại được kích thích bởi chính bản chất bạo lực của bộ máy, sẽ như một con thú sổng chuồng, nhảy ra tung hoành ngang dọc, gây nên trong đời sống vô vàn chuyện cuồng điên, làm đảo lộn hết những nề nếp đạo lý có sẵn, thì dẫu có cải cách giáo dục đến mấy cũng làm sao tạo được cái “bầu hồ lô” để thâu tóm nó lại? Ông chẳng thấy bộ máy an ninh đang ngày một phình to tốn hao tiền thuế của dân vô số kể đấy sao. Nhưng càng phình, bạo hành càng bị lạm dụng, thì tội ác lại càng sinh nẩy. Mấy ông cộng sản hình như lâu ngày chúi mũi vào mấy pho thần chú giáo điều đâm lú lẫn, quên mất cả phép biện chứng của Các Mác rồi chăng.
Bauxite Việt Nam
Vậy đấy thưa ông Phạm Xuân Sơn. Chúng tôi cho rằng muốn xây dựng lại con người trong xã hội chúng ta ngày nay, bên cạnh việc cải cách giáo dục tất nhiên là việc rất cần làm và làm triệt để, còn phải đi kèm với một việc nữa, quan trọng và cấp bách hơn rất nhiều: phải triệt tiêu cho được cái nguyên nhân chủ chốt làm cho con người hư hỏng – đó là một thể chế toàn trị chuyên đối phó với công dân bằng đủ thứ tuyên truyền dối trá, trong khi hoạt động của bộ máy chức năng thực chất là hà hiếp, cướp bóc, bạo hành với nhân dân đủ kiểu lại được tráng một lớp men từ ngữ hết sức mỹ miều: Của dân, do dân, vì dân...
Bản năng của con người trong xã hội, nhất là lớp trẻ, không bị kiềm chế và loại bỏ mà trái lại, lại được kích thích bởi chính bản chất bạo lực của bộ máy, sẽ như một con thú sổng chuồng, nhảy ra tung hoành ngang dọc, gây nên trong đời sống vô vàn chuyện cuồng điên, làm đảo lộn hết những nề nếp đạo lý có sẵn, thì dẫu có cải cách giáo dục đến mấy cũng làm sao tạo được cái “bầu hồ lô” để thâu tóm nó lại? Ông chẳng thấy bộ máy an ninh đang ngày một phình to tốn hao tiền thuế của dân vô số kể đấy sao. Nhưng càng phình, bạo hành càng bị lạm dụng, thì tội ác lại càng sinh nẩy. Mấy ông cộng sản hình như lâu ngày chúi mũi vào mấy pho thần chú giáo điều đâm lú lẫn, quên mất cả phép biện chứng của Các Mác rồi chăng.
Bauxite Việt Nam
http://boxitvn.blogspot.com/2015/08/con-lu-thoai-hoa-cua-nhan-cach-nguoi.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét