Sau ghép gan, có thể sống có thọ?
SGTT.VN - Hiện tỷ lệ viêm gan tại Việt Nam ở mức cao, kéo theo đó là số người cần được ghép gan tăng theo. Đúng mười năm sau ca ghép gan đầu tiên thành công, các bác sĩ Việt Nam đã ghi danh mình trên bản đồ ghép tạng nói chung và ghép gan nói riêng. PGS.TS.BS Nguyễn Tiến Quyết, giám đốc bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) – một trong những cơ sở thực hiện thành công nhiều ca ghép gan – đã chia sẻ một số thông tin liên quan đến kỹ thuật ghép gan ở Việt Nam.Ca ghép gan đầu tiên trên người lớn ở TP.HCM vào tháng 10.2012. Ảnh: TLBS
Những trường hợp nào cần phải tiến hành ghép gan để duy trì cuộc sống, thưa ông?
Trước khi quyết định có cần ghép gan hay không bác sĩ sẽ khám và chẩn đoán. Người cần ghép gan là những người gan bị suy nặng giai đoạn cuối. Ghép gan là biện pháp sau cùng cho những bệnh nhân mắc bệnh gan không còn đáp ứng với điều trị bằng thuốc. Ghép gan có hai cách: gan cho được lấy từ người bị chết não hoặc gan được lấy từ người còn sống.
Như vậy bất cứ ai suy gan giai đoạn cuối cũng đều phải ghép mới hy vọng kéo dài sự sống?
Ghép gan là cần thiết nhưng còn phụ thuộc nhiều yếu tố. Để tiến hành một ca ghép gan cần có hội đồng, trong đó bao gồm các bác sĩ ở nhiều chuyên khoa khác nhau. Trước hết là người ghép, cần được kiểm tra sức khoẻ xem có đáp ứng được ca phẫu thuật không, có đủ điều kiện ghép không. Ghép gan có hai cách: gan cho được lấy từ người bị chết não hoặc lấy từ người còn sống. Người cho gan có thể là người sống, đáp ứng đủ các yêu cầu phù hợp với người nhận.
Có thông tin sau khi ghép gan bệnh nhân chỉ sống được khoảng sáu năm, đúng không?
Sau ghép gan bệnh nhân phải dùng thuốc ức chế miễn dịch để chống lại sự thải ghép. Bệnh nhân sau ghép gan vẫn cần theo dõi sức khoẻ và khám định kỳ. Việc phục hồi nhanh hay chậm còn phụ thuộc nhiều yếu tố như tinh thần, thuốc dùng, khả năng đáp ứng… Sau ghép gan, người bệnh sẽ có chức năng gan cũng như chất lượng cuộc sống tốt. Tuổi thọ phụ thuộc vào cơ địa, khả năng thích ứng cùng nhiều yếu tố khác nữa.
Theo đánh giá của ông, trình độ ghép gan của các bác sĩ Việt Nam đã đạt được mức độ nào?
Tôi có thể khẳng định kỹ thuật ghép tạng nói chung cũng như ghép gan của Việt Nam không thua bất cứ một nước nào. Từ ca ghép gan đầu tiên thành công cho bệnh nhi cách đây mười năm, đến nay kỹ thuật này đã được triển khai ở nhiều cơ sở. Cản trở lớn nhất trong lĩnh vực này ở nước ta hiện nay là thiếu người cho tạng, do ảnh hưởng của tâm lý, tôn giáo, tín ngưỡng trong nhân dân. Bên cạnh đó, dù chi phí ghép tạng của Việt Nam ở mức thấp nhất so với các nước, nhưng so với thu nhập của người dân thì vẫn quá cao.
Hiện nhiều bệnh nhân suy gan chạy ra nước ngoài ghép với hy vọng kỹ thuật tốt hơn, ông có ý kiến gì về việc này?
Cùng một kỹ thuật nhưng chi phí ở Việt Nam rẻ bằng 1/3 khu vực và trên thế giới. Không phải người bệnh nào ra nước ngoài chữa bệnh cũng khỏi bệnh. Bệnh viện Việt Đức từng tiếp nhận 5 – 6 trường hợp sau khi đi ghép gan, ghép thận ở nước ngoài về phải tới bệnh viện điều trị do tai biến hay phải ghép lại. Đau xót hơn, có trường hợp mất cả tỉ đồng ra nước ngoài ghép gan nhưng khi về nước chỉ sống thêm chưa đầy một tháng.
Nhiều người cho rằng cho đi một nửa gan thì họ cũng mất đi một nửa sức khoẻ, thậm chí có nguy cơ tử vong vì biến chứng sau khi cho gan, có đúng không?
Sức khoẻ của người cho gan hoàn toàn bình thường sau ca ghép, bởi gan của người hiến sẽ tự tái tạo sau một thời gian. Cùng với đó, chức năng hoạt động của gan thường không bị ảnh hưởng sau phẫu thuật.
Lệ Hà thực hiện
Chi phí ghép gan ở Việt Nam khoảng 1,5 tỉ đồng
Chi phí một ca ghép gan ở bệnh viện Việt Đức khoảng 1,5 tỉ đồng, do vậy không phải người bệnh nào cũng có điều kiện để ghép. Mặt khác, nguồn tạng hiến hiện rất khan hiếm. Bốn năm nay mới có 20 người chết não hiến tạng, trong khi số bệnh nhân đăng ký ghép tạng là cực lớn. Từ năm 2007 đến nay, bệnh viện Việt Đức đã thực hiện 19 ca ghép gan thành công, trong đó có 16 ca lấy gan từ người chết não.
Để thực hiện một ca ghép gan từ người chết não, bệnh viện Việt – Đức phải huy động tới 150 y, bác sĩ, điều dưỡng. Khâu chuẩn bị ghép phải tính toán mọi tình huống có thể xảy ra, đặc biệt về gây mê, hồi sức. Khi mổ nối các mạch máu, tĩnh mạch, động mạch và đường mật xong phải có siêu âm màu ngay tại bàn mổ để kiểm tra. Từng giai đoạn phải tính toán chuẩn xác tới từng chi tiết nhỏ. Sau mổ phải có tám điều dưỡng phục vụ bệnh nhân. Thời gian ghép gan nhanh nhất là năm tiếng, lâu nhất 12 tiếng. Bệnh nhân sau ghép nhanh nhất 15 ngày được ra viện, lâu nhất một tháng rưỡi.
http://sgtt.vn/Khoe-va-Vui/187433/Sau-ghep-gan-song-co-tho.html
Ghép gan là gì?
Ghép gan từ người này sang người khác.
Khi nào cần ghép gan?
Những bệnh suy giảm chức năng gan đe dọa tính mạng của người bệnh.Phần lớn những bệnh nầy đều được trị bằng ghép gan. Xơ gan , sự chết của tế bào gan do nhiều nguyên nhân khác nhau , là một trong những nguyên nhân phổ biến để ghép gan. Xơ gan do siêu vi C thường là đ nguyên nhân ghép gan .
Trước khi phẫu thuật , nguy cơ làm cho bệnh nhân không thể phẫu thuật được là biến chứng cấp của bệnh gan.
Bệnh nhân thường phải chịu đựng tác dụng phụ của thuốc dùng để điều trị và ngăn ngừa thải ghép. Tất cả thuốc chống thải ghép đều làm tăng nhiễm trùng cho bệnh nhân. Mỗi loại thuốc sử dụng đều có tác dụng phụ riêng của nó. Thuốc giống cortisone làm giữ nước , phù mặt , nguy cơ xấu cho bệnh tiểu đường và loãng xương. Cyclosporine (một thuốc ức chế miễn dịch) có khuynh hướng làm tăng huyết áp và mọc lông trên cơ thể. Liều lượng thuốc này cần phải điều chỉnh rất cẩn thận. Tổn thương thận có thể xảy ra do Cyclosporine nhưng điều nay có thể tránh được bằng cách theo dõi kỹ nồng độ thuốc trong máu. Tác dụng phụ phổ biến của FK-506 (một thuốc ức chế miễn dịch) là nhức đầu , run cơ , tiêu chảy , căng thẳng thần kinh , nôn ói , tăng Kali và đường trong máu , rối loạn chức năng thận.
Cuộc sống thay đổi như thế nào khi ghép gan?
Xét nghiệm máu theo dõi hàng tháng , đo huyết áp , mỗi nửa năm phải khám ở trung tâm ghép gan.
http://sgtt.vn/Khoe-va-Vui/187433/Sau-ghep-gan-song-co-tho.html
Ghép gan là gì?
Ghép gan từ người này sang người khác.
Điều này được làm khi gan suy giảm chức năng đe dọa tính mạng.
Gan cho có được bằng 2 cách:
_Cơ quan cho được lấy từ người bị chết não. Những cơ quan này được lấy cànng nhanh càng tốt , để vào dung dịch bảo quản , làm đông và đưa đến nơi sử dụng càng sớm càng tốt. Đòi hỏi quan trọng là gan của người cho phải có kích thước thích hợp với người nhận và máu của người cho và người nhận phải phù hợp với nhau.
_Gan từ người còn sống: một mẫu gan được lấy từ người khỏe mạnh. Điều này có thể làm được vì gan là cơ quan duy nhất có thể tái sinh . Cả mảnh gan được cho và mảnh gan còn lại sẽ phát triển thành gan bình thường trong vòng vài tuần. Cha mẹ, anh chi em , họ hàng có thể cho gan cho các thành viên trong gia đình, người lạ cũng có thể cho gan với điều kiện gan của người cho phải tương xứng với người nhận.
Người cho và người nhận phải trải quá quá trình tìm hiểu nhau , thoải mái về tâm lý và bảo đảm họ hoàn toàn hài lòng về quyết định của họ. Tỉ lệ sống một năm sau ghép gan 85,3%---88,1%.
Khi nào cần ghép gan?
Những bệnh suy giảm chức năng gan đe dọa tính mạng của người bệnh.Phần lớn những bệnh nầy đều được trị bằng ghép gan. Xơ gan , sự chết của tế bào gan do nhiều nguyên nhân khác nhau , là một trong những nguyên nhân phổ biến để ghép gan. Xơ gan do siêu vi C thường là đ nguyên nhân ghép gan .
Những người xơ gan do rượu thường không cần phải ghép gan . Kiêng rượu, điều trị biến chứng thường cho phép duy trì chức năng gan lâu dài.
Hầu hết ung thư từ cơ quan khác di căn đến gan không thể điều trị bằng ghép gan. Ghép gan sớm trong trường hợp ung thư gan nguyên phát , khối u chưa di căn , khả năng sống còn của bệnh nhân rất lớn. Tuy nhiên trên thực tế khi chúng ta phát hiện ung thư gan thì khối u thường đã di căn , do đó hiếm khi ung thư gan được chữa lành bằng ghép gan.
Nguy cơ nào ảnh hưởng xấu đến ghép gan?
Khó khăn phổ biến nhất là kỹ thuật lấy đi gan bệnh và thay vào gan mới. Khó khăn nữa là bệnh nhân không đủ khả năng duy trì sự làm việc của gan trong thời gian chờ có gan ghép.
Ngay sau khi ghép gan ,biến chứng chảy máu , gan ghép chưa làm việc được, biến chứng nhiễm trùng là những nguy cơ làm tử vong cho bệnh nhân. Bệnh nhân cần phải được theo dõi kỹ lưỡng trong suốt cuộc đời về việc thải ghép của gan.
Tác dụng phụ khi ghép gan?
Bệnh nhân thường phải chịu đựng tác dụng phụ của thuốc dùng để điều trị và ngăn ngừa thải ghép. Tất cả thuốc chống thải ghép đều làm tăng nhiễm trùng cho bệnh nhân. Mỗi loại thuốc sử dụng đều có tác dụng phụ riêng của nó. Thuốc giống cortisone làm giữ nước , phù mặt , nguy cơ xấu cho bệnh tiểu đường và loãng xương. Cyclosporine (một thuốc ức chế miễn dịch) có khuynh hướng làm tăng huyết áp và mọc lông trên cơ thể. Liều lượng thuốc này cần phải điều chỉnh rất cẩn thận. Tổn thương thận có thể xảy ra do Cyclosporine nhưng điều nay có thể tránh được bằng cách theo dõi kỹ nồng độ thuốc trong máu. Tác dụng phụ phổ biến của FK-506 (một thuốc ức chế miễn dịch) là nhức đầu , run cơ , tiêu chảy , căng thẳng thần kinh , nôn ói , tăng Kali và đường trong máu , rối loạn chức năng thận.
Cuộc sống thay đổi như thế nào khi ghép gan?
Xét nghiệm máu theo dõi hàng tháng , đo huyết áp , mỗi nửa năm phải khám ở trung tâm ghép gan.
Hầu hết bệnh nhân có thể trở về cuộc sống bình thường hay gần bình thường , có thể hoạt động thể lực sau 6 hay 12 tháng sau khi ghép gan thành công.
Những người ghép gan nên tránh không để bị nhiễm trùng vì hệ thống miễn dịch bị ức chế . Nếu bị bệnh nên báo ngay bác sĩ và dùng thuốc dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Người phụ nữ ghép gan vẫn có thể thụ thai và sinh con , nhưng phải được theo dõi kỹ vì dễ bị sinh non. Mẹ không được nuôi con bằng sữa mẹ vì dùng thuốc ức chế miễn dịch.
Người ghép gan nên duy trì chế độ ăn uống điều độ , ăn ít muối , để giảm ứ nước trong cơ thể
Bệnh nhân ung thư gan sống được bao lâu?
Hầu hết, các chuyên gia về ung thư không thể đưa ra tuổi thọ chung cho những bệnh nhân ung thư gan. Tuổi thọ của người bệnh phụ thuộc vào thời điểm phát hiện bệnh, mức độ tổn thương của gan, tình trạng sức khỏe, chỉ số AFP, phương pháp điều trị và trạng thái tinh thần của bệnh nhân. Các bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh nhân qua các yếu tố này và dự đoán người bệnh có thể sống được bao lâu.
Thời điểm phát hiện bệnh
Bệnh nhân có thời gian sống trung bình từ khi phát hiện khoảng 6 tháng, chỉ có khoảng 1 % người ung thư gan có nguy cơ sống sót sau 5 năm. Nếu được phát hiện sớm, khối u còn nhỏ, bệnh được khống chế kịp thời, nhờ đó bệnh nhân có thể sống lâu hơn. Nếu chẩn đoán quá muộn khi ung thư đã bước vào giai đoạn cuối thì thường bệnh nhân chỉ có thể sống thêm 3-6 tháng nữa.
Do đó, để phát hiện sớm ung thư gan, những người mắc viêm gan B, C, xơ gan, uống nhiều rượu bia hoặc trong gia đình từng có người bị ung thư gan nên siêu âm gan và xét nghiệm máu 6 tháng hoặc 1 năm/lần nhằm phát hiện bệnh sớm và có điều trị kịp thời.
Chỉ thị ung thư AFP
AFP (Alpha – Fetoprotein) là chỉ số có giá trị nhất để chẩn đoán và theo dõi điều trị ung thư gan. Trong chẩn đoán, nồng độ AFP càng cao thì khối u càng lớn và tiên lượng bệnh càng xấu.
Ung thư gan tiên phát có nồng độ AFP tăng hơn 400 ng/ml (hoặc >500 ng/ml) hay > 1.000 ng/ml, đôi khi 10.000 ng/ml hay 1.000.000 ng/ml trong huyết thanh. Ung thư gan thứ phát hay di căn của một ung thư khác vào gan có AFP tăng vượt quá 400 ng/ml (hoặc 500 ng/ml) trong huyết thanh. Nếu nồng độ này không giảm hoặc tăng thêm khi điều trị và tăng lên sau điều trị thì tiên lượng bệnh cũng rất xấu, tuổi thọ người bệnh càng ngắn.
Tuy nhiên, AFP cũng chưa phải là yếu tố quyết định vì có trường hợp ung thư nghiêm trọng nhưng vẫn có lượng AFP bình thường và ngược lại có trường hợp AFP bất thường nhưng không phải ung thư gan. Lúc này, bác sĩ sẽ dựa vào các xét nghiệm, chẩn đoán khác.
Tình trạng sức khỏe và tinh thần của bệnh nhân
Người bệnh có thể trạng tốt hay không, có cảm thấy mệt mỏi hay không, chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi cũng quyết định nhiều đến việc liệu họ có thể sống thêm bao lâu nữa. Thêm vào đó, bệnh nhân ung thư gan cần kiên trì điều trị, nuôi dưỡng các thói quen sinh hoạt tốt, tâm lý thoải mái, tích cực, lạc quan cũng giúp kéo dài thời gian sống.
Phương pháp điều trị
Bên cạnh việc chẩn đoán sớm thì điều trị sớm và thích hợp với giai đoạn khối u cũng quyết định đến tuổi thọ của bệnh nhân ung thư gan.
- Thắt động mạch gan: Làm khối u nhỏ lại nhưng ít khi mất hẳn, bệnh nhân ăn được, ngủ được, lên cân, giảm đau. Tuy vậy, phương pháp này cho kết quả thất thường và nhiều bệnh nhân chết trong năm đầu sau mổ.
- Xạ trị: Phương pháp chiếu xạ từ ngoài vào giúp bệnh nhân giảm triệu chứng sau điều trị nhưng phần lớn bệnh nhân chết trước 6 tháng. Còn điều trị bằng đồng vị phóng xạ trong gan cho tỷ lệ đáp ứng với điều trị là 40% nhưng tuổi thọ thường dưới 1 năm.
- Hóa trị liệu: Cho tỷ lệ sống 1 năm sau điều trị là khoảng 10 – 15% và 3 năm là 5%. Ghép gan làm tăng cơ hội sống sót được 1 năm đến hơn 80% và tỉ lệ sống 5 năm là 75%. Tuy nhiên, hạn chế đối với ghép gan hiện nay là chất lượng và số lượng nguồn gan ghép còn rất hạn chế.
Thời điểm phát hiện bệnh
Bệnh nhân có thời gian sống trung bình từ khi phát hiện khoảng 6 tháng, chỉ có khoảng 1 % người ung thư gan có nguy cơ sống sót sau 5 năm. Nếu được phát hiện sớm, khối u còn nhỏ, bệnh được khống chế kịp thời, nhờ đó bệnh nhân có thể sống lâu hơn. Nếu chẩn đoán quá muộn khi ung thư đã bước vào giai đoạn cuối thì thường bệnh nhân chỉ có thể sống thêm 3-6 tháng nữa.

Phát hiện và điều trị sớm ung thư gan sẽ kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân
Chỉ thị ung thư AFP
AFP (Alpha – Fetoprotein) là chỉ số có giá trị nhất để chẩn đoán và theo dõi điều trị ung thư gan. Trong chẩn đoán, nồng độ AFP càng cao thì khối u càng lớn và tiên lượng bệnh càng xấu.
Ung thư gan tiên phát có nồng độ AFP tăng hơn 400 ng/ml (hoặc >500 ng/ml) hay > 1.000 ng/ml, đôi khi 10.000 ng/ml hay 1.000.000 ng/ml trong huyết thanh. Ung thư gan thứ phát hay di căn của một ung thư khác vào gan có AFP tăng vượt quá 400 ng/ml (hoặc 500 ng/ml) trong huyết thanh. Nếu nồng độ này không giảm hoặc tăng thêm khi điều trị và tăng lên sau điều trị thì tiên lượng bệnh cũng rất xấu, tuổi thọ người bệnh càng ngắn.

Chỉ số AFP có vai trò quan trọng trong theo dõi, điều trị ung thư gan
Tình trạng sức khỏe và tinh thần của bệnh nhân
Người bệnh có thể trạng tốt hay không, có cảm thấy mệt mỏi hay không, chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi cũng quyết định nhiều đến việc liệu họ có thể sống thêm bao lâu nữa. Thêm vào đó, bệnh nhân ung thư gan cần kiên trì điều trị, nuôi dưỡng các thói quen sinh hoạt tốt, tâm lý thoải mái, tích cực, lạc quan cũng giúp kéo dài thời gian sống.
Phương pháp điều trị
Bên cạnh việc chẩn đoán sớm thì điều trị sớm và thích hợp với giai đoạn khối u cũng quyết định đến tuổi thọ của bệnh nhân ung thư gan.
- Thắt động mạch gan: Làm khối u nhỏ lại nhưng ít khi mất hẳn, bệnh nhân ăn được, ngủ được, lên cân, giảm đau. Tuy vậy, phương pháp này cho kết quả thất thường và nhiều bệnh nhân chết trong năm đầu sau mổ.
- Xạ trị: Phương pháp chiếu xạ từ ngoài vào giúp bệnh nhân giảm triệu chứng sau điều trị nhưng phần lớn bệnh nhân chết trước 6 tháng. Còn điều trị bằng đồng vị phóng xạ trong gan cho tỷ lệ đáp ứng với điều trị là 40% nhưng tuổi thọ thường dưới 1 năm.

Xạ trị chỉ giúp bệnh nhân sống được 1 năm
- Hóa trị liệu: Cho tỷ lệ sống 1 năm sau điều trị là khoảng 10 – 15% và 3 năm là 5%. Ghép gan làm tăng cơ hội sống sót được 1 năm đến hơn 80% và tỉ lệ sống 5 năm là 75%. Tuy nhiên, hạn chế đối với ghép gan hiện nay là chất lượng và số lượng nguồn gan ghép còn rất hạn chế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét