Thỏa thuận TTP có thể ‘kéo dài vô tận’
Hiệp định Thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) gồm 12 thành viên hy vọng sẽ là hiệp định “đầy tham vọng”, “toàn diện”, “tiêu chuẩn cao” của “thế kỷ 21″. Tôi biết điều này bởi vì các những bộ trưởng thương mại của 12 nước đã từng phát biểu một hoặc cả bốn cụm từ trên tại một cuộc họp báo vào cuối buổi đàm phán kéo dài bốn ngày tại Singapore ngày 25 tháng Hai vừa qua.
Buổi đàm phán kéo dài bốn ngày tại Singapore ngày 25 tháng Hai, 2014. Ảnh: AFP
Các cuộc đàm phán đã đạt được tiến bộ lớn và tất cả các vị bộ trưởng cũng đều đồng ý điều này. Nhưng vẫn còn “khoảng trống đáng kể” vì không có ngày hoặc địa điểm nào được ấn định cho các cuộc họp tiếp theo, và điều này đồng nghĩa với việc ký kết thỏa thuận giữa các bên vẫn còn kéo dài vô tận, thậm chí lên đến vài năm nữa, mới hoàn tất.Tuy nhiên, họ đã thiết lập những mục tiêu tương đối nghiêm túc để hoàn thiện các thỏa thuận hồi năm năm ngoái. Có hai lý do chính khiến thỏa thuận này bị trị hoãn: những trở ngại chính trị tại cả 12 nước vẫn chưa được khắc phục; và 12 nước tham gia dường như vẫn chưa tìm ra lối thoát cho các vấn đề này.
TPP bao gồm năm quốc gia từ phía đông Thái Bình Dương (Hoa Kỳ, Canada, Chile, Mexico và Peru) và bảy quốc gia từ phía tây Thái Bình Dương (Úc, Brunei, Nhật Bản, Malaysia, Tân Tây Lan, Singapore và Việt Nam). Những nước này gọp lại đóng góp khoảng 40% GDP và chiếm một phần ba thương mại toàn cầu. Theo định nghĩa này thì TPP là một tham vọng lớn.
Cụm từ “thế kỷ 21″ trong một khía cạnh khác của TPP là các vấn đề “phía sau biên giới”, chẳng hạn như bảo vệ sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn về môi trường và lao động, những đặc quyền của doanh nghiệp nhà nước và các hoạt động mua bán của chính phủ. Tất cả các điều này đều có vấn đề. Nhưng mục tiêu cốt lõi của TPP là truyền thống tự do thương mại “toàn diện miễn thuế “. Và một số khó khăn lớn nhất còn tồn đọng nằm trong lĩnh vực tiếp cận thị trường.
Có lẽ chắc chắn điều khó tránh khỏi hiện đang nằm giữa hai nền kinh tế lớn nhất trong TPP, tức Hoa Kỳ và Nhật Bản. Hoa Kỳ muốn ngành công nghiệp xe hơi có cơ hội tiếp cận tốt hơn vào thị trường Nhật Bản. Ngược lại, Nhật Bản muốn các sản phẩm nông nghiệp “thiêng liêng” – như gạo , lúa mì và đường được theo chế độ miễn trừ trong cơ chế thương mại tự do.
Nhiều giới quan sát cho biết rằng Nhật Bản dường như không khoan nhượng trong những vấn đề này, và một số quốc gia khác dự tính sẽ tiếp tục đàm phán mà không cần Nhật Bản tham gia. Tuy nhiên, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Michael Froman đã bác bỏ tin này. Ông nói trong một cuộc họp gần rằng, “Chúng tôi tập trung vào việc đạt được một thỏa thuận trong tất cả 12 nước, và thỏa thuận này cần phải đảm báo tính tham vọng, toàn diện, và đạt tiêu chuẩn cao”.
Thủ tướng Nhật Bản, ông Shinzo Abe, đã lập đi lập lại rằng TPP là một phần quan trọng trong ba “mũi tên” cải cách cơ cấu nền kinh tế Nhật Bản (mũi tên thứ nhất là tiền tệ và vat thứ nhì là tài chính). Tương tự như ở Trung Quốc trong những năm 1990, ông Chu Dung Cơ – một cựu thủ tướng Trung Quốc, đã đặt tầm quan trọng đối với việc sử dụng triển vọng gia nhập WTO để buộc nước này thay đổi, vì vậy ông Abe dường như đang tranh thủ sử dụng áp lực bên ngoài để thúc đẩy cải cách trong nước. Tuy nhiên, cho đến nay ông Abe có vẻ như đạt được ít thành công hơn so với ông Chu ở cuối thế kỷ trước.
Việc này dường như cũng không giúp ông Abe nhiều khi phe đối lập tại Hoa Kỳ đang trên đà chống lại TPP. Biểu hiện rõ ràng nhất của việc này là Tổng thống Barack Obama có lẽ sẽ có rất ít cơ hội để thắng hiệp định này trong Quốc hội Hoa Kỳ theo cơ chế “ngã tắt”, tức “Fast-track”, (nay được gọi là “Cơ quan Xúc tiến Thương mại hoặc TPA) khi phía hành pháp chuyển sang Quốc Hội để phê chuẩn thì Quốc Hội chỉ có quyền bỏ phiếu thuận hay chống chứ không có quyền tu chính.
Bộ trưởng Thương mại Malaysia Mustapa Mohamed cho biết rằng mối liên kết giữa TPA và TPP đã không được mang ra thảo luận trong cuộc đàm phán tại Singapore. Nhưng mọi người dường như cũng không quên điều này. Ông Froman giải thích rằng mỗi quốc gia đều có các quy trình riêng và chính quyền Obama đang tích cực “xây dựng sự hỗ trợ ở Capitol Hill”.
Nhưng dường như sự ủng hộ này không đủ nhanh đối với nhiều nước đang tham gia TPP vì nhiều trong số họ đang phải đối mặt với những khó khăn chính trị nội địa. Chẳng hạn như Malaysia đang lo lắng rằng TPP có thể cấm các chính sách của họ trong chính phủ về việc mua sắm dành riêng cho “Bumiputras” (tức chủ yếu là dân tộc bản địa người Mã Lai chứ không phải những dân tộc gốc Trung Quốc và Ấn Độ) và điều này sẽ làm suy yếu sự hỗ trợ trong liên minh cầm quyền của nước này.
Bộ trưởng Thương mại và Đầu tư Úc, Andrew Robb, nói rằng điều ông hy vọng nhất là tất cả các nước tham gia đàm phán đều phấn đấu để đạt được một điểm chung, đặc biệt là tinh thần đồng đội đã phát triển rất nhanh trong các cuộc họp.
Tuy nhiên, ấn tượng tổng thể được trông thấy là tình bạn thân thiết trong một đội quân vốn bị bao vây đang chiến đấu trong một trận chiến chống lại nhiều sự bất hòa khó có thể thể vượt qua.
Bảo Anh chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Theo Tạp chí Economist
© 2014 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét