Bài học cho Việt Nam từ sự kiện Ukraine
Chính quyền của ông Viktor Yanukovych đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi xử lý các quan hệ đối nội và đối ngoại, dẫn đến bị sụp đổ và đây là những gì mà Việt Nam có thể học hỏi được, theo một số ý kiến nhìn từ Việt Nam và hải ngoại.
Về mặt đối nội, vị Tổng thống bị phế truất phạm phải một sai lầm nghiêm trọng đó là quyết định sử dụng bạo lực, dùng cảnh sát bắn vào biểu tình của nhân dân dân, vi phạm một quyết nghị mà cộng đồng châu Âu đã nghiêm cấm kể từ thập niên 1960 - đó là chính quyền không được bắn vào người biểu tình.
Điều này làm cho quần chúng thêm phẫn nộ, bất mãn với chính quyền, cộng đồng quốc tế cũng khó có thể ủng hộ, và kết cục, những người làm Cách mạng đã phế truất chính quyền.
Theo nhà nghiên cứu về châu Âu học và khu vực học, một sai lầm nữa của chính quyền Yanukovych là ngay từ đầu họ đã không lựa chọn một phương án mở là đối thoại với quần chúng, thậm chí mời các đại diện của phe đối lập tham gia vào chính quyền để đạt được sự đồng thuận tốt hơn.
Nói về nguyên nhân ông Yanukovych bị phế truất, Tiến sỹ Khoa học Lương Văn Kế nói:
"Đấy chính là một sai lầm chiến lược, ở chỗ Yanukovych đã dùng bạo lực để chống lại dòng người biểu tình và cuối cùng phe đối lập đã chiếm lĩnh toàn bộ chính quyền của ông ta."
"Tôi nghĩ rằng Yanukovych là một người chịu ảnh hưởng rất nhiều của một nền văn hóa chính trị kiểu khác, tức là khác xa với nền văn hóa chính trị kiểu Tây Âu hay Liên minh châu Âu,
"Cho nên chuyện dùng bạo lực để giải tán đám biểu tình, dùng các biện pháp mang tính chất quyết liệt, không phải là biện pháp mang tính chất thương lượng và đàm phán, đây cũng có thể hiểu được, Yanukovych là con đẻ của các chế độ coi bạo lực là rất quan trọng."
Ông Yanukovych trong chuyến thăm Hà Nội tháng 3/2011
Hôm 24/2/2014, Tiến sỹ Khoa học Lương Văn Kế từ Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng về đối nội, Tổng thống Yanukovych đã không nghe theo nguyện vọng của đông đảo nhân dân khi quần chúng mong muốn Ukraine gia nhập vào mô hình phát triển của Liên minh Châu Âu (EU), mà cố gắng lái đất nước theo hướng thân Nga, một mô hình làm nhiều người dân Ukraine lo ngại.Về mặt đối nội, vị Tổng thống bị phế truất phạm phải một sai lầm nghiêm trọng đó là quyết định sử dụng bạo lực, dùng cảnh sát bắn vào biểu tình của nhân dân dân, vi phạm một quyết nghị mà cộng đồng châu Âu đã nghiêm cấm kể từ thập niên 1960 - đó là chính quyền không được bắn vào người biểu tình.
Điều này làm cho quần chúng thêm phẫn nộ, bất mãn với chính quyền, cộng đồng quốc tế cũng khó có thể ủng hộ, và kết cục, những người làm Cách mạng đã phế truất chính quyền.
Theo nhà nghiên cứu về châu Âu học và khu vực học, một sai lầm nữa của chính quyền Yanukovych là ngay từ đầu họ đã không lựa chọn một phương án mở là đối thoại với quần chúng, thậm chí mời các đại diện của phe đối lập tham gia vào chính quyền để đạt được sự đồng thuận tốt hơn.
Nói về nguyên nhân ông Yanukovych bị phế truất, Tiến sỹ Khoa học Lương Văn Kế nói:
"Đấy chính là một sai lầm chiến lược, ở chỗ Yanukovych đã dùng bạo lực để chống lại dòng người biểu tình và cuối cùng phe đối lập đã chiếm lĩnh toàn bộ chính quyền của ông ta."
"Tôi nghĩ rằng Yanukovych là một người chịu ảnh hưởng rất nhiều của một nền văn hóa chính trị kiểu khác, tức là khác xa với nền văn hóa chính trị kiểu Tây Âu hay Liên minh châu Âu,
"Cho nên chuyện dùng bạo lực để giải tán đám biểu tình, dùng các biện pháp mang tính chất quyết liệt, không phải là biện pháp mang tính chất thương lượng và đàm phán, đây cũng có thể hiểu được, Yanukovych là con đẻ của các chế độ coi bạo lực là rất quan trọng."
'Nếu được làm lại'
Theo Tiến sỹ Kế, đặt giả thuyết có thể làm lại, ông Yanukovych có thể và nên chấp nhận một phương án khác mang tính hài hòa hơn.
Nhà nghiên cứu nói: "Đó là ngay từ đầu đã phải mời các nhân vật đối lập tham gia Chính phủ và thay đổi một số điều kiện trong Hiến pháp để đảm bảo thỏa mãn nhu cầu của nhân dân...
Chính quyền Yanukovych đã cho bắn chết trên 70 người biểu tình
Theo ông Kế, ông Yanukovych nên chấp nhận thỏa hiệp và ngồi vào đàm phán cùng với Liên minh Châu Âu và Nga, để cả hai khối sức mạnh này đều có tiếng nói, và qua đó ông có "một lựa chọn sáng suốt" để cân bằng các xung đột chính trị, cũng như tìm ra lời giải hài hòa các khác biệt trong lợi ích và kỳ vọng giữa các khối dân cư phía Đông thiểu số và phía Tây, phần còn lại, của Ukraine.
"Tôi nghĩ trong mặt nào đó, ông ấy đã thiên hướng lệch về phía gắn bó với nước Nga và đi ngược lại trông đợi của đa số dân chúng Ukraine là gia nhập các nền dân chủ hay là nền kinh tế phát triển của Liên minh Châu Âu,
"Liên minh Châu Âu không phải là hoàn hảo, nhưng trong con mắt của người Ukraine, cũng như nhiều dân tộc khác, thì Liên minh Châu Âu dù sao cũng là đỉnh cao nhất hiện nay trong quá trình của các xã hội.
"Nếu được làm lại ở Ukraine, thì ông Yanukovych cũng cần tôn trọng xu thế chung của đa số dân chúng Ukraine là hướng về mô hình phát triển của Liên minh Châu Âu."
Dự đoán về số phận của ông Yanukovych và những người cộng sự trong chính quyền đã ra quyết định sử dụng bạo lực và chĩa súng bắn vào nhân dân, nhà quốc tế học cho rằng ông Yanukovych sớm muộn cũng sẽ phải đối mặt với pháp luật, cũng như những người khác có liên quan trong chính quyền của ông.
"Giữa Ukraine với Nga và Việt Nam với Trung Quốc
cũng có một sự tương đồng nhất định"
Ông Kế cũng cho rằng, nếu ông Yanukovych có thể đi thoát sang Nga, thì Nga khi đó có thể sẽ xem xét việc "bảo kê" hay "bảo trợ" cho một người đã có công lái Ukraine theo hướng "thân Nga", thế nhưng mọi động thái của ông Putin, theo ông Kế, đều dựa trên sự toan tính lấy Ukraine làm phương tiện cân bằng hay có thể hiểu là để mặc cả trong quan hệ với phương Tây mà thôi.
Ông Kế cũng khẳng định cả phương Tây và Nga sẽ tìm ra cách thức xử lý cuộc khủng hoảng của Ukraine dù sớm hay muộn và nước Nga sẽ khó có hành động quân sự hay can thiệp nào, trong khi phương Tây sẽ có thể có những nhượng bộ với Nga.
'Xử lý đi dây'
Về xử lý cân bằng mối quan hệ tay ba với các khối sức mạnh, hay cường quốc, mà trong trường hợp này là lực hấp dẫn từ Liên minh Châu Âu và vòng ảnh hưởng của nước Nga láng giềng, trong so sánh để rút ra kinh nghiệm cho trường hợp Việt Nam đang tìm đường đổi mới với Trung Quốc ở bên cạnh, Tiến sỹ Kế nêu quan điểm:
"Giữa Ukraine với Nga và Việt Nam với Trung Quốc cũng có một sự tương đồng nhất định,"
"Ví dụ Nga và Trung Quốc đều là những đại quốc, hay những cường quốc, và các nước nhỏ xung quanh một cách tự nhiên chịu ảnh hưởng của những khối sức mạnh như vậy."
Nhà nghiên cứu cho rằng cách thức địa chính trị cổ điển nhìn nhận vai trò nước lớn với các quốc gia nhỏ, yếu hơn ở xung quanh phải chịu ảnh hướng như một tất yếu nay đã trở nên lạc hậu.
Ông nói: "Lực hấp dẫn như thế thì Ukraine khó thoát khỏi vòng ảnh hưởng của Nga. Nhưng tôi nghĩ rằng ở mức độ nào đó có thể nói rằng Việt Nam không phụ thuộc vào Trung Quốc".
Nhà nghiên cứu nêu quan điểm về việc nên và không nên có vai trò, thái độ và xử thế ra sao trước Trung Quốc.
Người dân Kiev tưởng niệm các nạn nhân đợt bạo lực vừa qua
Ông nói: "Còn chuyện người ta muốn Việt Nam trở thành con đê ngăn sóng, hay muốn Việt Nam trở thành xung kích, đối trọng với Trung Quốc, tôi nghĩ rằng chuyện đó là ảo tưởng.
"Bởi vì Việt Nam không bao giờ muốn đối đầu với Trung Quốc, mà chỉ là muốn cân bằng để giữ chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, cũng như để đảm bảo môi trường an ninh trong khu vực Đông Nam Á, cũng như Biển Đông.
"Tôi nghĩ rằng với một chính sách đối ngoại khôn ngoan và thông minh, Việt Nam có thể giải quyết được vấn đề, những bước đi rất nguy hiểm của Trung Quốc và chúng ta có thể bẻ gẫy, có thể ngăn chặn được các toan tính rất là thâm hiểm của Trung Quốc."
'Bạo lực không lâu dài'
Cũng quan sát các diến biến đầu năm ở Ukraine, hôm 23/2 một cựu quan chức ngoại giao Việt Nam với nhiều năm làm việc ở châu Âu, ông Đặng Xương Hùng, nói với BBC, chính quyền Việt Nam có thể lựa chọn giữa hai cách nhìn hoặc tích cực, hoặc tiêu cực.
Ông nói: "Ukraine cũng là bài học để mà họ có thể nhìn, nếu học tích cực hơn, thì họ nhìn theo một quan điểm tích cực, tức là quan hệ nhân - quả,
"Tôi muốn nói tới quan hệ ai bắn vào nhân dân... chính người đó sẽ là những người có tội với nhân dân với đất nước,
"Còn nếu họ không nhìn theo hướng tích cực, họ sẽ rút ra ở đấy những bài học về đàn áp, bài học về làm sao ngăn chặn tất cả những sự bùng lên của nhân dân, rồi bài học về sự gọi là có những thay đổi nhất định để có thể mị dân, để có thể làm dịu đi tình hình của nhân dân," nguyên Phó Vụ trưởng, Bộ Ngoại giao đồng thời là cựu Lãnh sự Việt Nam tại Geneva, Thụy Sỹ, nói.
"Việt Nam phải có một mức độ chính trị thích ứng với sự chuyển đổi đó, tức là chuyển đổi từ trong nước, với chuyển đổi ở những nước ngoài mà mình muốn gia nhập với" - GS Nguyễn Mạnh Hùng
Trước đó, hôm 22/2, một chuyên gia về quan hệ quốc tế từ Đại học George Mason, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, cũng rút ra bài học của Ukraine với Việt Nam.
Ông nói với BBC: "Việt Nam đã chuyển đổi về kinh tế, mà lại gia nhập cái hội nhập thế giới nữa, thì hai điều kiện đó bắt buộc Việt Nam phải có một mức độ chính trị thích ứng với sự chuyển đổi đó, tức là chuyển đổi từ trong nước, quan niệm của người dân, nhu cầu của người dân, với chuyển đổi ở những nước ngoài mà mình muốn gia nhập với, đó là nhu cầu của sự chuyển đổi.
"Nhưng vấn đề chuyển đổi ra sao thì lại là một vấn đề không phải là dễ, không ai tự nhiên muốn mất chức cả, thành ra chuyển đổi làm sao để vừa có một chính quyền hữu hiệu, vừa thỏa mãn những đòi hỏi tự do hơn của dân chúng, tôi không nói là hoàn toàn dân chủ, và những quyền căn bản của họ phải được tôn trọng,
"Thì đó là những điều mà quốc gia nào cũng phải tìm cách giải quyết, chừng nào mà những vấn đề đó chưa được giải quyết, thì tình trạng gọi là ổn cố chính trị chỉ là cái ổn cố về bề mặt thôi luôn luôn phải hỗ trợ bằng bạo lực, mà bạo lực thì không bao giờ lâu dài được cả," Giáo sư Hùng nói.
Trước đó, hôm 22/2, một chuyên gia về quan hệ quốc tế từ Đại học George Mason, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, cũng rút ra bài học của Ukraine với Việt Nam.
Ông nói với BBC: "Việt Nam đã chuyển đổi về kinh tế, mà lại gia nhập cái hội nhập thế giới nữa, thì hai điều kiện đó bắt buộc Việt Nam phải có một mức độ chính trị thích ứng với sự chuyển đổi đó, tức là chuyển đổi từ trong nước, quan niệm của người dân, nhu cầu của người dân, với chuyển đổi ở những nước ngoài mà mình muốn gia nhập với, đó là nhu cầu của sự chuyển đổi.
"Nhưng vấn đề chuyển đổi ra sao thì lại là một vấn đề không phải là dễ, không ai tự nhiên muốn mất chức cả, thành ra chuyển đổi làm sao để vừa có một chính quyền hữu hiệu, vừa thỏa mãn những đòi hỏi tự do hơn của dân chúng, tôi không nói là hoàn toàn dân chủ, và những quyền căn bản của họ phải được tôn trọng,
"Thì đó là những điều mà quốc gia nào cũng phải tìm cách giải quyết, chừng nào mà những vấn đề đó chưa được giải quyết, thì tình trạng gọi là ổn cố chính trị chỉ là cái ổn cố về bề mặt thôi luôn luôn phải hỗ trợ bằng bạo lực, mà bạo lực thì không bao giờ lâu dài được cả," Giáo sư Hùng nói.
Đừng có lấy Ukraina ra mà doạ, Ông mày không có sợ đâu nha! Ông có cách làm cho nó ổn định dài dài.Đứa nào ngon thì thử xem.
Trả lờiXóaĐàn em VN chỉ ngán đàn anh Trung Quốc mà thôi, môi hở thì răng lạnh. Còn Ukraina có gì ghê ghớm đâu.
Trả lờiXóaUkraine đối với VN như là giấc mơ không có thật.
Trả lờiXóa